Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác: Dấu hiệu và cách khắc phục

Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm với những yếu tố ảnh hưởng đến giác quan như âm thanh, va chạm, ánh sáng,….Đây là tình trạng mà não bộ gặp phải các vấn đề về tiếp nhận, phản ứng thông quan bằng nhiều giác quan khác nhau. 

Rối loạn xử lý các cảm giác là gì?

Rối loạn xử lý các cảm giác là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ tự kỷ khi não bộ gặp phải vấn đề trong quá trình tiếp nhận và phản ứng lại với thông tin bằng cách giác quan. Chứng rối loạn này gây nên những sự xáo trộn phức tạp đối với hoạt động của các giác quan, trong đó bao gồm xúc giác, thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác,…

Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác
Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác sẽ bị hạn chế và ảnh hưởng bởi một hoặc một vài giác quan.

Khi mới được phát hiện và tìm hiểu, căn bệnh này được gọi là rối loạn chức năng tích hợp cảm giác, về sau đổi thành rối loạn xử lý cảm giác và hiện không được xem là một chẩn đoán riêng biệt. Đối với những trẻ nhỏ mắc phải chứng rối loạn này thường sẽ có sự chênh lệch quá mức về một hoặc nhiều giác quan khác nhau. Trẻ có thể bị thừa hoặc thiếu về khả năng xử lý của các giác quan cơ bản.

Theo đó, những trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác sẽ thường rất nhạy cảm với các yếu tố xuất hiện xung quanh môi trường, đặc biệt là những thứ có liên quan đến giác quan. Chẳng hạn như trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau nhức khi nghe phải âm thanh quá lớn hoặc có ai vô tình chạm vào cơ thể, va chạm, chà xát trên da thịt.

Đối với mỗi tình trạng rối loạn khác nhau mà trẻ nhỏ sẽ có những biểu hiện và phản ứng riêng biệt. Theo đó, trẻ nhỏ và cả người lớn đều sẽ có những ngưỡng cảm giác khác nhau. Dựa vào các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, rối loạn xử lý cảm giác thường sẽ được chia thành 2 dạng cơ bản.

  • Trẻ có ngưỡng cảm giác quá cao: Việc tồn tại mức ngưỡng cảm giác quá cao so với mức trung bình sẽ khiến cho trẻ khó có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng giác quan. Hiểu một cách cụ thể hơn là các tác động từ bên ngoài không đủ để làm thỏa mãn và kích thích các giác quan của trẻ, điều này khiến trẻ có sự tách biệt với môi trường, lâu dần mất kết nối.
  • Trẻ có ngưỡng cảm giác quá thấp: Đối với những trường hợp này, trẻ nhỏ dường như trở nên quá nhạy cảm với hầu hết các yếu tố tác động đến giác quan. Chỉ cần xuất hiện một âm thanh nhỏ cũng có thể khiến trẻ cảm thấy hoảng sợ, kích động, sợ hãi tột độ. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể chi phối hành vi của trẻ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với bản thân và cả những người bên cạnh.

Tình trạng rối loạn xử lý các cảm giác thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có nhiều khả năng khởi phát và ảnh hưởng đến người trưởng thành. Theo đó, các số liệu thống kê cho biết rằng, trẻ tự kỷ chính là đối tượng có nhiều nguy cơ khởi phát bệnh nhiều nhất. Thực tế nhận thấy có đến hơn 70% các trường hợp trẻ tự kỷ đang phải đối với mặt các rối loạn xử lý cảm giác ở nhiều mức độ khác nhau.

Các loại rối loạn xử lý các cảm giác và dấu hiệu thường gặp ở trẻ

Rối loạn xử lý các cảm giác sẽ ảnh hưởng đến một hoặc một vài giác quan của trẻ nhỏ, cụ thể như vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác,…Tình trạng này gây nên nhiều khó khăn và cản trở đối với quá trình sinh hoạt, kết nối của người bệnh nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp, khắc phục hiệu quả.

Chính vì thế, việc hỗ trợ quan sát và nhận biết tốt các dấu hiệu của rối loạn xử lý các cảm giác là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh nên thực hiện, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Trẻ nhỏ có khả năng sẽ gặp phải các dạng rối loạn sau đây:

1. Rối loạn xử lý xúc giác

Xúc giác là một trong các loại cảm giác vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Nhờ có xúc giác mà chúng ta dễ dàng cảm nhận về những thứ xung quanh thông qua quá trình tiếp xúc, va chạm trên cơ thể, da thịt.

Tuy nhiên, đối với những trẻ bị rối loạn xử lý xúc giác thì việc để cảm nhận thông qua hành vi sờ nắm, ôm ấp là điều vô cùng khó khăn. Trẻ thường có xu hướng muốn tránh né tiếp xúc với những người xung quanh hoặc những đồ vật có thể chạm vào cơ thể.

Điều này gây nên những hạn chế trong việc kết nối, duy trì sự tương tác giữa trẻ với xã hội. Một số trường hợp nặng, trẻ có thể cảm thấy hoảng sợ, lo lắng, ngất xỉu khi liên tục tiếp xúc da thịt với những người xung quanh.

Hoặc một vài trường hợp do ngưỡng xúc giác ở mức độ quá cao khiến cho trẻ không thể cảm nhận sự an toàn thông qua việc tiếp xúc đơn thuần. Những đứa trẻ này sẽ có xu hướng bám víu, luôn có nhu cầu được ôm ấp, gần gũi, va chạm da thịt để cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

2. Rối loạn xử lý thính giác

Đây được xem là một trong các dạng rối loạn xử lý cảm giác thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là trẻ tự kỷ. Tình trạng này khiến cho nhiều trẻ trở nên nhạy cảm quá mức đối với các tiếng động, âm thanh xuất hiện từ bên ngoài.

Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác
Rối loạn xử lý thính giác khiến trẻ trở nên nhạy cảm quá mức đối với âm thanh, tiếng động bên ngoài.

Trẻ có thể cảm thấy hồi hộp, sợ hãi, căng thẳng khi nghe thấy âm thanh lạ nào đó dù là rất nhỏ. Hoặc một số trường hợp không cảm nhận được âm thanh, các âm thanh với mức độ bình thường không đủ kích thích thính giác của trẻ.

3. Rối loạn xử lý thị giác

Phần lớn những trẻ mắc phải dạng rối loạn xử lý này sẽ vô cùng nhạy cảm đối với các tác động liên quan đến mắt, chủ yếu là ánh sáng. Điều này khiến cho trẻ có xu hướng thường xuyên sinh hoạt trong các không gian tối, né tránh việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Khi đối mặt với những tác động về mắt, trẻ thường có những hành động để tự bảo vệ như dùng tay che mắt, nhắm mắt lại, nheo mắt liên tục hoặc có thể kích động, chạy trốn, lo sợ tột độ. Một số khác sẽ có nhu cầu về tiếp xúc ánh sáng cao hơn, trẻ liên tục tìm kiếm ánh sáng qua các thiết bị chiếu sáng hàng ngày hoặc trực tiếp tiếp xúc với ánh mặt trời.

4. Rối loạn xử lý vị giác

Nếu trẻ nhỏ mắc phải dạng rối loạn này thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ăn uống. Một số trẻ sẽ có sự khắt khe trong việc lựa chọn đồ ăn, các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày và trẻ sẽ có xu hướng không ăn nếu không chắc chắn về hương vị, thành phần có trong món ăn.

Một số trẻ có thể không cảm nhận được hương vị thông qua vị giác, trẻ không phân biệt rõ về vị mặn, ngọt, chua, cay và có xu hướng từ chối việc ăn uống. Điều này gây nên rất nhiều cản trở đối với chế độ dinh dưỡng, nhiều trẻ biếng ăn, ăn quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng.

Nhìn chung, những trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác đều gặp phải các trở ngại trong quá trình sinh hoạt, tiếp xúc với đời sống. Trẻ có thể nhạy cảm quá mức hoặc khôn có phản ứng với những yếu tố xung quanh gây nên những cản trở về kết nối, lâu dần có thể gây ra tình trạng mất liên kết với thế giới thực.

Những đứa trẻ này thường khôn thể thích nghi tốt với môi trường xung quanh và những sự thay đổi cơ bản của cuộc sống. Trẻ hay thường trực cảm giác lo lắng, sợ hãi nên khó duy trì các sinh hoạt lành mạnh, tạo nên những hành vi tiêu cực, nguy hiểm.

Vì sao trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác?

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn xử lý cảm giác ở nhiều trẻ. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2006 dựa trên một cặp trẻ song sinh cho thấy rằng, tình trạng trẻ bị mẫn cảm quá mức đối với âm thanh, ánh sáng, sự va chạm da thịt,…có nhiều khả năng liên quan đến yếu tố di truyền.

Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác
Có hơn 70% các trường hợp trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng bởi rối loạn xử lý các cảm giác.

Rối loạn xử lý các cảm giác có thể khởi phát và ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em và trẻ tự kỷ. Những đứa trẻ sinh non, không được đảm bảo dưỡng chất trước khi sinh hoặc trẻ mồ côi, không được chăm sóc cẩn thận cũng là đối tượng có nguy cơ cao phát triển chứng rối loạn này.

Theo số liệu thống kê và các khảo sát thực tế cho thấy rằng, những đứa trẻ mất mẹ, được nuôi dưỡng trong trung tâm bảo trợ xã hội, trại mồ côi hoặc trẻ bị nhiễm trùng liên tục trước năm 2 tuổi sẽ có khả năng chịu ảnh hưởng lớn bởi chứng rối loạn xử lý các cảm giác. Tình trạng này gây nên nhiều cản trở đối với đời sống và sự phát triển trong tương lai của trẻ nhỏ nên cần được hỗ trợ phát hiện, can thiệp trong giai đoạn sớm.

Cách điều trị trẻ bị rối loạn xử lý các giác quan

Quá trình điều trị và lựa chọn các biện pháp can thiệp cho trẻ bị rối loạn xử lý các giác quan sẽ tùy thuộc vào mức độ và nhu cầu của mỗi đứa trẻ. Mục đích chung của các phương pháp can thiệp đó chính là giúp trẻ nhỏ kiểm soát và cân bằng lại ngưỡng cảm giác để có thể đáp ứng tốt các sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Theo đó, việc hỗ trợ điều trị cho các vấn đề liên quan đến rối loạn xử lý giác quan thường được gọi là tích hợp cảm giác. Đây là quá trình hỗ trợ can thiệp và cải thiện cho trẻ thông qua các thử thách mang tích vui nhộn, hài hước để giúp trẻ dần học tập, rèn luyện lại các phản ứng cảm giác phù hợp hơn.

Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác
Rối loạn xử lý cảm giác cần được hỗ trợ can thiệp trong giai đoạn sớm, đặc biệt là những năm đầu đời.

Mô hình DIR hiện đang là liệu pháp thường xuyên được áp dụng nhất đối với những trường hợp trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác. Hiểu theo cách đơn giản hơn thì đây là mô hình dựa trên sự phát triển khác biệt của mỗi cá nhân để đánh giá và khắc phục hiệu quả.

“Thời gian sàn” chính là yếu tố chủ chốt trong quá trình áp dụng liệu pháp này. Trẻ nhỏ sẽ được tham gia nhiều buổi sinh hoạt, vui chơi cùng với phụ huynh, giáo viên, mỗi buổi sẽ kéo dài trong khoảng 20 phút. Để mang đến hiệu quả cho buổi chơi, phụ huynh sẽ được yêu cầu để thực hiện theo các hành động, cử chỉ và chỉ dẫn của trẻ để có thể hiểu rõ hơn về thế giới riêng của trẻ nhỏ.

Sau khi đã tương tác tốt với trẻ thì bước tiếp theo cần phải thực hiện đó chính là đưa ra những yêu cầu, thử thách phù hợp với khả năng của mỗi trẻ nhỏ. Những thử thách vui nhộn này sẽ giúp trẻ gia tăng sự kết nối, cải thiện khả năng giao tiếp, tư duy và linh hoạt hơn trong các hoạt động giác quan.

Việc tổ chức các buổi sinh hoạt cần dựa trên nhu cầu và đáp ứng tốt về khả năng của mỗi trẻ nhỏ. Đối với những trẻ có mức cảm giác cao thì phụ huynh cần phải tiết chế lại các hoạt động và ngược lại.

Các bậc phụ huynh cần phải kiên trì và đồng hành xuyên suốt trong quá trình can thiệp rối loạn cho trẻ nhỏ để giúp trẻ cải thiện tốt các vấn đề liên quan đến cảm giác. Khi có thể phát hiện, áp dụng các biện pháp trong giai đoạn sớm thì trẻ hoàn toàn có khả năng phục hồi các chức năng liên quan đến giác quan, cân bằng tốt các sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác gây nên nhiều cản trở đối với chất lượng cuộc sống và sự kết nối tốt với môi trường. Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về chứng rối loạn thường gặp ở trẻ và có biện pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Các mức độ, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn phổ tự kỷ khiến người mắc phải đều có biểu hiện riêng nhưng điểm chung là gặp khó khăn trong giao tiếp và...

Phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ
Tìm hiểu Phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ tăng khả năng giao tiếp

Phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ được đánh giá có thể mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong việc cải thiện khả năng...

Phương pháp PECS
Phương pháp PECS trong can thiệp trẻ tự kỷ và rối loạn ngôn ngữ

Phương pháp PECS là hình thức dạy trẻ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ bằng hình ảnh với mục đích giúp trẻ nhỏ dần nâng...

Trẻ tự kỷ có chữa được không?
Trẻ tự kỷ có chữa được không? Có trở lại bình thường được không?

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tự kỷ không phải là bệnh mà là tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort