Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non: Những điều cần biết
Sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non sẽ có những sự thay đổi và chuyển biến khác nhau tùy vào từng giai đoạn riêng biệt. Việc hiểu và nắm rõ các đặc điểm tâm lý của trẻ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc giao tiếp, chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi để giúp trẻ phát triển, hòa nhập hiệu quả hơn.
Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ tuổi mầm non
Tâm lý trẻ nhỏ có những sự thay đổi nhanh chóng và ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có những sự phát triển tâm lý hoàn toàn riêng biệt. Theo đó, dựa vào quy định hiện tại theo cấp bậc học tập của trẻ nhỏ thì trẻ tuổi mầm non sẽ được xác định là những đứa trẻ từ 3 đến 6 tuổi, không bao gồm những trẻ dưới 3 tuổi.
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu tiếp xúc và làm quen với môi trường học tập nên sẽ có nhiều sự chuyển biến và phát triển tâm lý mạnh mẽ. Thông qua việc gặp gỡ, giao tiếp và tương tác cùng với thầy cô, bạn bè đồng trang lứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ nâng cao tốt các kỹ năng vận động và hình thành các đặc điểm tâm lý khác nhau.
Ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn rất nhiều sự ngây thơ và khờ dại, vẫn chưa thể đủ nhận thức và kinh nghiệm để có thể đối mặt, xử lý với hầu hết các vấn đề khó khăn xảy ra xung quanh cuộc sống. Bên cạnh đó, suy nghĩ của trẻ vẫn còn non nớt, khá chủ quan và nhạy cảm nên cần được quan tâm, chăm sóc cẩn thận.
Các bậc phụ huynh cần phải hiểu và nắm rõ các đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non để có thể dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ, chăm sóc và tạo cho trẻ môi trường phù hợp để phát triển toàn diện hơn. Dựa vào các nghiên cứu khoa học và những thông tin khảo sát thực tế thì trẻ lứa tuổi mầm non sẽ có một số đặc điểm phát triển tâm lý nổi bậc như:
1. Trẻ mầm non có tâm lý hay tò mò, thích khám phá
Tâm lý chung của hầu hết những đứa trẻ đang ở lứa tuổi mầm non đó chính là luôn thích khám phá và hay tò mò về mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Bạn sẽ dễ bắt gặp và thường xuyên lắng nghe các câu hỏi vì sao, tại sao, cái gì thế của trẻ nhỏ khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng mới lạ nào đó đang xảy ra.
Trẻ nhỏ trong giai đoạn này luôn cảm thấy hứng thú và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới mẻ xuất hiện xung quanh cuộc sống hoặc những hình ảnh, video mới lạ mà trẻ vô tình nhìn thấy trên sách vở, điện thoại. Điều này có thể khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy phần nào khó chịu bởi việc con đặt ra quá nhiều câu hỏi và hỏi liên tục.
Tuy nhiên, ba mẹ nên hiểu rằng, đây là thời điểm mà trẻ muốn được biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài, muốn tìm hiểu về những thứ mà trẻ chưa từng được trải nghiệm. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy kiên trì và nhẫn nại để giúp con tháo gỡ tốt các thắc mắc và giúp trẻ có thể cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích, từ đó phát triển trí thông minh và não bộ hiệu quả hơn.
Trong thực tế, sự tò mò của trẻ mầm non là một trong các đặc điểm tâm lý thông thường, ngược lại nếu trẻ không có biểu hiện này thì mới thực sự đáng lo ngại. Các chuyên gia cũng chia sẻ rằng, việc trẻ liên tục đặt ra các câu hỏi chứng tỏ trẻ có sự hứng thú với cuộc sống xung quanh và có tính ham học hỏi, muốn tìm tòi nên đây được xem là một trong các biểu hiện phát triển tâm lý cần được phát huy ở trẻ.
2. Trẻ luôn muốn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý
Thích trở thành trung tâm, luôn muốn nhận được sự chú ý của mọi người xung quanh chính là đặc điểm phát triển tâm lý thường gặp ở những trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non. Trẻ luôn muốn làm mọi thứ để thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, luôn muốn mình chính là nhân vật quan trọng nhất của mỗi câu chuyện, mỗi cuộc gặp gỡ.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ muốn nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ ba mẹ, ông bà và những người bên cạnh. Trẻ muốn khẳng định giá trị của bản thân và muốn có được cái “tôi” riêng của mình. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho nhiều người nghĩ rằng trẻ ích kỷ, luôn muốn giành phần hơn cho chính mình.
Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh có thể thường xuyên bắt gặp tình trạng trẻ nghịch ngợm, phá phách và đôi khi có những biểu hiện bốc đồng, nhạy cảm, khóc lóc dữ dội. Hoặc một số trường hợp trẻ không biết nhường nhịn, thường xuyên bắt nạt bạn bè, giành giật đồ đạc của người khác khiến nhiều bậc ba mẹ cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, đây không hẳn là biểu hiện của sự hư hỏng hay ích kỷ mà đó có thể là những cách mà trẻ dùng để thu hút sự quan tâm của người khác.
3. Trẻ mong muốn có được nhiều sự yêu thương
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được nhiều sự yêu thương từ ba mẹ và những người thân thiết xung quanh. Đặc biệt là những trẻ vừa bước vào lứa tuổi mầm non, khi bỡ ngỡ tiếp xúc với môi trường học tập mới, gặp gỡ với nhiều người bạn mới sẽ khiến cho trẻ dễ hình thành tâm lý sợ sệt, lo lắng việc bị bỏ rơi và không còn được yêu thương, nuông chiều.
Do đó, nhiều trẻ khi đến tuổi đi học sẽ có xu hướng khóc lóc, chống đối và không muốn đến trường vì trẻ vẫn thích được ở trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Lúc này trẻ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và lắng nghe, che chở từ gia đình, rất cần sự động viên, thân thiết bởi thầy cô và các bạn học.
Lúc này trẻ nhỏ sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là với những lời la mắng, phê bình và trách phạt của ba mẹ, thầy cô. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên hiểu và cố gắng giữ bình tĩnh, sử dụng những lời lẽ khuyên bảo, dạy dỗ nhẹ nhàng để giúp con có thể lắng nghe, thấu hiểu và điều chỉnh tốt những lỗi sai, những hành vi, biểu hiện chưa phù hợp của bản thân.
4. Trẻ có nhiều xu hướng thích sự tự lập
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi sẽ bắt đầu có xu hướng muốn trở nên tự lập, trẻ muốn tự hoàn thành các công việc của bản thân, chứng tỏ bản lĩnh và giá trị của chính mình. Tâm lý chung của trẻ giai đoạn mầm nôn đó chính là muốn trở thành người trưởng thành, muốn được tự quyết định và lựa chọn mọi thứ dựa theo sở thích, ý muốn của bản thân.
Nếu như giai đoạn trước, trẻ thường xuyên phải nhờ đến sự giúp đỡ của ba mẹ và người thân thì sau khi đến trường, được gặp gỡ nhiều bạn bè, được giáo dục các kỹ năng sống thì trẻ sẽ có xu hướng muốn tự lập hơn. Ba mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của trẻ thông qua việc trẻ muốn tự ăn, tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần áo, tự đi ngủ,…
Trẻ bắt đầu có sự quan sát đối với những hoạt động xảy ra xung quanh cuộc sống và có xu hướng bắt chước, học theo những hành động của người lớn. Tuy nhiên, đôi khi trẻ cũng có thể trở nên ương bướng, luôn thích làm mọi thứ dựa trên mong muốn của bản thân và thiếu sự lắng nghe, tiếp thu từ mọi người.
Ba mẹ cũng không nên quá bảo bọc hoặc cố gắng chen vào những công việc mà trẻ đang thực hiện. Thay vào đó, hãy luôn động viên và khuyến khích con trải nghiệm nhiều hơn nữa, đồng thời cũng sẽ luôn bên cạnh, quan sát và chỉ bảo cho con một cách tốt nhất.
5. Trẻ mầm non bắt đầu phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp
Mầm non là giai đoạn phát triển vượt bậc về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế, ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ nhỏ đã có những phản ứng với âm thanh, ngôn ngữ bên ngoài. Trong quá trình lớn lên trẻ cũng đã có được sự hình thành về nhận thức và có thể giao tiếp cơ bản.
Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn mầm non, trẻ sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ, kích thích nhu cầu được tương tác, giao tiếp xã hội. Việc phải học tập trong môi trường mới, gặp gỡ nhiều bạn bè, thầy cô đòi hỏi trẻ phải dần gia tăng ngôn ngữ, phát triển tốt về khả năng giao tiếp, kết nối cộng đồng.
Lúc này trẻ nhỏ cũng sẽ dần biết cách quan sát và học hỏi tốt từ bên ngoài, trẻ có thể ghi nhớ và bắt chước ngôn ngữ, cách ứng xử của mọi người xung quanh hoặc thông qua những bộ phim, nhưng tình huống có trong sách vở. Việc phát triển ngôn ngữ giúp trẻ nhỏ nâng cao khả năng giao tiếp, dễ dàng tạo dựng được các mối quan hệ lành mạnh, thân thiết bên ngoài.
6. Trẻ dần phát triển ý thức và tính cách cá nhân
Một trong những đặc điểm phát triển tâm lý ở trẻ lứa tuổi mầm non mà chúng ta không nên bỏ qua đó chính là sự hình thức ý thức và tính cách cá nhân ở mỗi đứa trẻ. Lúc này trẻ sẽ dần xuất hiện những sở thích, những chính kiến riêng của mình về các hoạt động đời sống.
Trẻ có thể dần học hỏi và bắt chước theo những cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc của những người mà trẻ yêu thích. Đồng thời, trẻ cũng sẽ biết cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình, biết lựa chọn theo sở thích và mong muốn có được sự tôn trọng của mọi người.
Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ mầm non phát triển tâm lý?
Sự phát triển tâm lý của trẻ em lứa tuổi mầm non thường diễn biến khác phức tạp và có sự thay đổi nhanh chóng qua từng giai đoạn khác nhau. Lúc này trẻ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ của gia đình, thầy cô để có định hướng và phát triển bản thân theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh cùng với những giáo viên dạy trẻ mầm non nên có sự hiểu biết rõ về đặc điểm tâm lý của trẻ trong lứa tuổi nhạy cảm này để có thể kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai, tạo điều kiện vững chắc để trẻ trưởng thành.
Để có thể hỗ trợ tốt cho trẻ trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo và thực hiện các điều sau:
- Giúp con biết cách sắp xếp và lên kế hoạch cho bản thân: Việc thiết lập bảng kế hoạch cụ thể cho những hoạt động, công việc cần phải thực hiện trong ngày, trong tuần sẽ giúp mang lại hiệu quả làm việc vượt trội cho trẻ nhỏ. Điều này cũng giúp trẻ hiểu rõ những mục tiêu và trách nhiệm của bản thân trong từng công việc cụ thể, học cách sắp xếp, quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn.
- Lắng nghe, dành thời gian cho trẻ: Như đã chia sẻ, trẻ ở độ tuổi mầm non rất cần sự quan tâm, yêu thương từ ba mẹ, gia đình và những người xung quanh. Do đó, các bậc phụ huynh cũng hãy sắp xếp thời gian để ở bên cạnh con nhiều hơn, cùng con khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con nhỏ để có thể hiểu rõ suy nghĩ, mong muốn của con để giúp con phát triển toàn diện hơn.
- Tạo điều kiện để trẻ vui chơi, tham gia các hoạt động tích cực: Trẻ ở độ tuổi mầm non luôn thích khám phá và hào hứng với rất nhiều các hoạt động thú vị xung quanh cuộc sống. Vì thế, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tham gia vào nhiều hoạt động giải trí, vui chơi tập thể để trẻ có thể nhiều cơ hội để trải nghiệm, phát triển bản thân.
- Không nên la mắng hoặc sử dụng đòn roi với trẻ: Tâm lý trẻ mầm non vô cùng nhạy cảm nên việc chửi mắng hoặc dùng bạo lực với trẻ sẽ càng khiến cho trẻ trở nên tồi tệ hơn. Một số trẻ còn có xu hướng chống đối, phản kháng dữ dội nếu thường xuyên bị la mắng, phê bình, trách phạt. Do đó, cách tốt nhất để giáo dục tâm lý cho trẻ mầm non đó chính là sử dụng những lời lẽ nhẹ nhàng, bình tĩnh phân tích cho trẻ hiểu về những sai lầm của mình và giúp trẻ tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ tốt cho trẻ trong giai đoạn vàng này để giúp trẻ phát triển, hình thành tính cách, tâm lý tích cực.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!