Những biểu hiện của trẻ có EQ thấp & Cách rèn luyện EQ cho bé

Thiếu sự tự tin, ngại giao tiếp, khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý cảm xúc là những biểu hiện thường gặp nhất của trẻ có chỉ số EQ thấp. Điều này gây nên các cản trở lớn trong quá trình sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc kết nối và xây dựng các mối quan hệ. 

 trẻ có EQ thấp
Trẻ có chỉ số EQ thấp thường rất khó đạt được những thành công trong cuộc sống.

Những biểu hiện của trẻ có EQ thấp ba mẹ cần chú ý

EQ hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là chỉ số cảm xúc, trí tuệ cảm xúc (tên tiếng anh là emotional quotient). Thuật ngữ này hiện không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta và nó cũng được xem là yếu tố vô cùng quan trọng luôn được đánh giá song song với chỉ số IQ.

EQ là chỉ số dùng để đánh giá về năng lực xác định, kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Đây chính là chỉ số dùng để xác định trí tuệ cảm xúc của con người và nó cũng có sự ảnh hưởng lớn đối với các quyết định, hành vi của người đó.

Dựa vào nghiên cứu nhận thấy rằng, sự thành công của một con người cần phải hội tụ đủ cả hai yếu tố EQ và IQ, trong đó, chỉ số EQ chiếm đến 80%. Do đó, có thể thấy được tầm quan trọng của chỉ số EQ đối với sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ.

Một đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ dễ dàng bộc lộ những năng lực, tài năng của bản thân. Trẻ sẽ có đủ sự tự tin trong các lĩnh vực đời sống, dễ dàng kiểm soát cảm xúc của bản thân và sở hữu khả năng giao tiếp, xử lý các mối quan hệ một cách dễ dàng, thuần thục.

Ngược lại, những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp thường khó thành công bởi trẻ luôn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và khó khăn trong việc ứng xử, đối mặt với các vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Chính vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi EQ của trẻ, kịp thời phát hiện các bất thường trong quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc để có biện pháp hỗ trợ, cải thiện hiệu quả hơn.

Cụ thể, một đứa trẻ có chỉ số EQ thấp thường sẽ xuất hiện các biểu hiện như:

1. Dễ mất bình tĩnh, khó kiểm soát cảm xúc

Dễ mất kiểm soát cảm xúc là một trong các biểu hiện đặc trưng và thường gặp nhất ở những trẻ có chỉ số EQ thấp. Trẻ thường hay khóc lóc, la hét, chống đối hoặc thậm chí là có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực, đập phá đồ đạc, đánh đập mọi người xung quanh, nhất là khi không được đáp ứng một điều gì đó.

 trẻ có EQ thấp
Chỉ số EQ thấp khiến trẻ khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì do chỉ số EQ thấp nên trẻ thường khó có thể kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình, không thể kiềm chế những cơn nóng giận nên dễ ảnh hưởng và gây ra các hành vi sai lệch, không phù hợp. Những đứa trẻ này rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chỉ cần một tình huống tiêu cực hoặc một điều gì đó xảy ra không như mong đợi cũng có thể khiến trẻ trở nên kích động, mất bình tĩnh.

2. Nhạy cảm với những lời nhận xét, chỉ trích

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả những người trưởng thành cũng luôn mong muốn nhận được những lời khen, những sự công nhận từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ chối bỏ hoàn toàn những lời nhận xét, góp ý chân thành từ người khác.

Tuy nhiên, đối với những trẻ nhỏ có chỉ số EQ thấp thường chỉ thích được khen ngợi và vô cùng nhạy cảm với những lời chê bai hoặc chỉ trích, phàn nàn. Khi bị nhận xét tiêu cực hoặc đối mặt với những lời phê bình thì trẻ sẽ có xu hướng thể hiện sự bực tức dữ dội của mình.

Trẻ thường có xu hướng cáu gắt, nóng giận, la hét, kích động hoặc thể hiện bằng hành động như dậm chân, cau mày, liếc mắt,…Lúc này trẻ sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và không thể chấp nhận được những lời chỉ trình sau khi phạm phải các sai lầm. Trẻ có thể khóc lóc, ăn vạ, gây ồn ào hoặc giận dỗi bỏ đi.

3. Có xu hướng hay đổ lỗi cho người khác

Những đứa trẻ có chỉ số EQ thường có xu hướng liên tục tìm cách đổ lỗi cho người khác, trẻ không bao giờ chịu nhìn nhận lỗi sai của bản thân và không chấp nhận sự phán xét từ bất kỳ ai. Trẻ thường rất hay phàn nàn về mọi thứ xảy ra xung quanh và hầu hết những điều đó không bao giờ khiến trẻ cảm thấy hài lòng.

Do sự hạn chế về trí tuệ cảm xúc khiến cho trẻ nhỏ không đủ tự tin và bản lĩnh để nhìn nhận những lỗi sai của bản thân. Chính vì thế trẻ sẽ liên tục đổ lỗi, tìm cách quy trách nhiệm cho mọi người xung quanh. Điều này dần khiến trẻ không thể đánh giá và tự nhìn nhận về giá trị của bản thân, trẻ dễ mất đi các mối quan hệ tốt đẹp và khó đạt được thành công trong cuộc sống.

4. Thường xuyên nói xấu người khác

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường mong muốn nhận được sự chú ý của người khác, trẻ muốn trở thành trung tâm của mọi ánh nhìn. Đồng thời, những đứa trẻ này lại không có sự tôn trọng đối với những người xung quanh, trẻ luôn muốn chà đạp, hạ thấp người khác với mục đích nâng cao giá trị của chính mình.

 trẻ có EQ thấp
Trẻ có EQ thấp thường có xu hướng nói xấu sau lưng người khác.

Do đó, trẻ sẽ có xu hướng tìm cách để phàn nàn, chê bai, nói xấu người khác, đặc biệt là nói xấu sau lưng họ. Thậm chí, có một số trường hợp trẻ còn bịa chuyện, đặt điều để vu oan, để phá hoại danh dự và nhân phẩm của những người xung quanh, luôn tìm kiếm các khuyết điểm và điểm xấu của người khác để bêu rếu.

5. Hay chen ngang hoặc ngắt lời người khác

Giao tiếp, tương tác là một trong các kỹ năng cần thiết đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Việc trẻ có thể trò chuyện với những người xung quanh sẽ giúp xây dựng tốt các mối quan hệ lành mạnh và tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ vượt trội hơn.

Tuy nhiên, việc trẻ thường xuyên chen ngang và hay ngắt lời khiến khác chứng tỏ trẻ đang có sự thiếu tôn trọng đối với những người xung quanh. Đây cũng được xem là một biểu hiện thường gặp ở những trẻ có chỉ số EQ thấp bởi trẻ không thể kiểm soát tốt các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân.

6. Không chấp nhận và nghe theo lời khuyên của người khác

Chỉ số EQ thấp khiến cho trẻ nhỏ không biết cách tự quản lý cảm xúc cá nhân và khó khăn trong việc thấu hiểu suy nghĩ, hành vi của người khác. Những đứa trẻ này thường thiếu tính tự chủ và dễ gặp phải các vấn đề trong việc lắng nghe, chấp nhận lời khuyên từ mọi người xung quanh.

Trẻ thường có xu hướng chống đối và không tuân thủ các luật lệ hoặc thực hiện theo các yêu cầu, lời khuyên của bất kỳ ai. Nói một cách dễ hiểu hơn thì những đứa trẻ này sẽ nhạy cảm với những mệnh lệnh, những câu nói mang tính chỉ đạo, bắt ép.

7. Thích chọc giận mọi người xung quanh

Để thỏa mãn sự hiếu thắng và những cảm xúc của bản thân, trẻ có chỉ số EQ thấp thường thích chọc tức những người bên cạnh. Trẻ có thể bày đủ mọi trò để làm người khác cảm thấy khó chịu, bực bội và trở nên cáu gắt, mất bình tĩnh.

Cụ thể, trẻ có thể tự đặt ra biệt danh cho bạn bè dựa trên những điểm yếu của họ, lấy những điều mà họ cảm thấy tự ti nhất về bản thân ra để trêu đùa, cười cợt. Biểu hiện này còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng ganh tỵ, đố kỵ với những người xung quanh.

8. Ích kỷ, chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân

Ích kỷ được xem là biểu hiện dễ thấy nhất của những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp. Trẻ thường không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của mọi người xung quanh. Dù trong bất kỳ tình huống hoặc hoàn cảnh nào, trẻ luôn muốn bản thân được ưu tiên và là trung tâm của mọi sự chú ý.

 trẻ có EQ thấp
Ích kỷ, hãy tranh giành là biểu hiện thường gặp của trẻ có EQ thấp.

Khi chơi đùa cùng bạn bè, trẻ cũng sẽ luôn tranh giành những món đồ chơi mà bản thân yêu thích. Khi thấy một món ăn ngon, trẻ không thể chờ đợi và có xu hướng muốn ăn ngay lập tức.

Cũng chính vì tính ích kỷ của mình nên trẻ hoàn toàn không hiểu và không để ý đến những cảm xúc của mọi người bên cạnh. Thậm chí trẻ còn có xu hướng thực hiện các hành vi hoặc sử dụng những lời nói làm tổn thương đến người thân.

Cách rèn luyện và phát triển EQ hiệu quả cho trẻ

Chỉ số EQ thấp không chỉ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ mà còn gây nên nhiều sự cản trở đối với giao tiếp, cuộc sống và sự thành công trong tương lai của mỗi trẻ nhỏ. Chính vì thế, việc hỗ trợ phát triển và rèn luyện EQ cho trẻ cần được thực hiện ngay từ sớm, thậm chí là khi trẻ còn trong bụng mẹ.

Để giúp trẻ rèn luyện và phát triển tốt chỉ số EQ, các bậc phụ huynh nên chú ý áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Giúp trẻ hiểu và đối phó tốt với cảm xúc của mình

Như đã chia sẻ, những trẻ sở hữu chỉ số EQ thấp thường gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình. Vì thế, việc đầu tiên cần phải thực hiện để giúp trẻ nâng cao trí tuệ cảm xúc đó chính là hỗ trợ trẻ cách đối với những cảm xúc xảy ra trong đời sống.

Theo chia sẻ của một nhà tâm lý học người Mỹ thì có 3 hành vi gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển cảm xúc của một đứa trẻ, đó là:

  • Bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ
  • Không hài lòng và chấp nhận những cảm xúc tiêu cực
  • Chấp nhận cảm xúc tiêu cực nhưng không dạy trẻ cách đối phó và vượt qua chúng.

Nhiều bậc phụ huynh thường xuyên phớt lờ hoặc thậm chí có xu hướng chỉ trích, trừng phạt những cảm xúc tiêu cực của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng, ai trong chúng ta cũng có những lúc vui buồn, hạnh phúc, tức giận, cáu gắt. Do đó, hãy chấp nhận và dạy cho trẻ hiểu rõ những cảm xúc đó, giúp trẻ xử lý một cách phù hợp.

Cụ thể, khi trẻ khóc, hãy thể hiện sự quan tâm và đồng cảm với trẻ, hãy nói với trẻ rằng ba mẹ biết con rất buồn và muốn san sẻ nỗi buồn cùng con. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách trân trọng những cảm xúc cá nhân và dễ dàng thấu hiểu hơn với những suy nghĩ, cảm xúc của mọi người xung quanh.

2. Thường xuyên trò chuyện với trẻ

Trò chuyện chính là cách tốt nhất để giúp trẻ nhỏ dần gia tăng được chỉ số cảm xúc. Các chuyên gia cho biết rằng, ba mẹ có thể phát triển EQ cho trẻ nhỏ ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thói quen cho trẻ nghe nhạc mỗi ngày hoặc thường xuyên trò chuyện, kể cho trẻ nghe những điều thú vị đang diễn ra xung quanh cuộc sống chính là cách kết nối hiệu quả giúp trẻ có được chỉ số EQ tốt ngay từ khi chưa chào đời.

 trẻ có EQ thấp
Trò chuyện là cách hiệu quả nhất để giúp phát triển EQ cho mỗi trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, trong những năm tháng đầu đời, ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ với trẻ nhiều hơn. Trẻ sẽ dần học được cách chia sẻ, biết lắng nghe và thấu hiểu thông qua lời nói của mọi người xung quanh. Điều này cũng giúp cho ba mẹ và con cái có sự gắn kết với nhau nhiều hơn, giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ nhỏ.

3. Khuyến khích và tạo cơ hội để trẻ giao tiếp nhiều hơn

Bất kỳ bậc làm ba mẹ nào cũng đều dành tình yêu lớn lao cho con cái và mong muốn con được phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Chính vì thế có nhiều gia đình thường xuyên bảo bộ, luôn lo sợ con bị tổn thương hoặc ảnh hưởng từ môi trường nên rất hạn chế cho con được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế.

Tuy nhiên, điều này lại làm ảnh hưởng đến sự phát triển EQ ở nhiều trẻ nhỏ. Những năm tháng đầu đời chính là giai đoạn vàng có thể giúp trẻ học hỏi tốt những khía cạnh xoay quanh cuộc sống.

Vì thế, hãy tạo điều kiện để trẻ có thêm nhiều cơ hội được tìm hiểu thế giới xung quanh, được gặp gỡ nhiều bạn bè và được giao tiếp nhiều hơn. Bằng cách này sẽ trẻ tạo dựng được nhiều mối quan hệ tích cực, dần trở nên tự tin và thoải mái bộc lộ cá tính, cảm xúc của chính mình.

4. Tuyệt đối không được nói dối trẻ 

Nhiều bậc phụ huynh thường hay có thói quen nói dối con cái vì nghĩ rằng trẻ còn nhỏ vẫn chưa thể hiểu và nhận biết rõ về mọi thứ diễn ra xung quanh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và có thể dần bào mòn chỉ số EQ của mỗi đứa trẻ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì để giúp một trẻ nhỏ có khả năng phát triển EQ tốt nhất thì ba mẹ hoặc những người thân bên cạnh tuyệt đối không được nói dối trẻ, đặc biệt là về những điều trẻ đã tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cụ thể nếu vô tình để trẻ nhìn thấy những cảnh cãi vã, lớn tiếng của ba mẹ thì cách tốt nhất là thừa nhận mâu thuẫn và nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, đồng thời cũng đưa ra biện pháp giải quyết để con hiểu rõ vấn đề hơn.

 trẻ có EQ thấp
Ba mẹ hãy luôn chia sẻ thẳng thắn và thành thật với trẻ.

Ba mẹ chính là tấm gương sáng để giáo dục trẻ về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và cách cư xử trong các tình huống khác nhau. Trẻ nhỏ sẽ luôn quan sát và học hỏi theo người lớn, đặc biệt là những người mà trẻ yêu mến. Do đó, hãy cố gắng tạo một môi trường giáo dục lành mạnh để trẻ có thể học hỏi và dễ dàng phát triển bản thân.

5. Trau đổi thái độ lạc quan, tích cực cho trẻ

Lạc quan, tích cực chính là yếu tố góp phần quyết định lớn đối với sự phát triển chỉ số EQ ở mỗi trẻ nhỏ. Khi có lối suy nghĩ lạc quan, luôn nhìn nhận vào những điều tích cực xảy ra trong cuộc sống sẽ giúp trẻ dễ dàng chấp nhận và đối mặt với những khó khăn, thất bại hơn.

Đồng thời, điều này cũng tạo cho trẻ một thái độ tốt để có thể đón nhận những lời nhận xét, góp ý chân thành từ mọi người xung quanh. Trẻ dần xây dựng được tính tự chủ để không bị tác động hay chi phối bởi các yếu tố từ bên ngoài.

Ngoài ra, ba mẹ hãy luôn dạy trẻ về những đức tính tốt cần thiết trong cuộc sống. Hãy giúp cho trẻ hiểu được sự vị tha, bao dung và lòng nhân ái cần có trong cách ứng xử và tạo dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Bằng những điều tốt đẹp xoay quanh cuộc sống sẽ giúp cho trẻ rèn luyện và nâng cao tốt chỉ số cảm xúc của mình, từ đó xây dựng đời sống lành mạnh, thành công hơn.

6. Giúp trẻ phát triển EQ thông qua các câu chuyện

Để giúp trẻ phát triển tốt chỉ số EQ, mỗi ngày các bậc phụ huynh nên dành ra thời gian để cùng trẻ kể chuyện và đọc sách. Trẻ nhỏ sẽ dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu tốt hơn với những câu chuyện, tình huống thực tế với những nhân vật sinh động và hấp dẫn.

 trẻ có EQ thấp
Rèn luyện EQ cho trẻ bằng câu chuyện là cách hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên áp dụng.

Thông qua những mẩu chuyện nhỏ, trẻ có thể hiểu và chủ động hơn trong việc bày tỏ cảm xúc và xử lý các tình huống khó khăn. Đối với những câu chuyện cảm động, trẻ cũng sẽ có sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc hơn về hoàn cảnh, cảm xúc của từng nhân vật, từ đó dễ dàng ứng dụng vào đời sống.

Ngoài ra, thói quen kể chuyện và đọc sách mỗi ngày còn tạo ra thế giới quan vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Trẻ sẽ học được nhiều điều tuyệt vời từ những trang sách, biết thêm về những hành động tốt đẹp, đồng thời có khả năng tránh né, loại bỏ những hành vi, cảm xúc tiêu cực.

7. Kèm cặp cảm xúc của trẻ

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có biểu hiện không đúng mực, các hành vi không phù hợp là do trẻ không biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của chính mình. Do đó, để hỗ trợ cải thiện EQ tốt hơn, ba mẹ nên chỉ dạy và kèm cặp cảm xúc của trẻ ngay từ nhỏ.

Có nghĩa là, hãy dạy cho trẻ biết cách thể hiện cảm xúc thông qua những tình huống xảy ra trong thực tế. Ví dụ, khi một chú mèo bị té ngã, thay vì cười cợt, hãy dạy cho con biết cách cảm thông và chia sẻ nỗi đau mà chú mèo đang gánh chịu.

Trong cuộc sống hàng ngày sẽ xảy ra muôn vàn câu chuyện và tình huống đòi hỏi chúng ta phải thể hiện cảm xúc với nó. Trẻ nhỏ vẫn chưa có đủ nhận thức và cái nhìn thấu đáo để hiểu hết ý nghĩa của cuộc sống nên luôn cần ba mẹ dìu dắt, chỉ bảo để có cách cư xử đúng mực, phù hợp.

Đồng thời, hãy hướng dẫn cho trẻ cách quản lý các cảm xúc tiêu cực của chính mình để tránh làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi tức giận, mất bình tĩnh, hãy chỉ cho trẻ cách hít thở sâu trong vòng 10 tiếng đếm, sau đó hãy giúp trẻ tìm kiếm một hoạt động thư giãn nào đó để trẻ ổn định tâm trạng tốt hơn.

Những biểu hiện của trẻ có chỉ số EQ thấp có thể dễ dàng nhận biết trong những năm tháng đầu đời. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy dành cho trẻ nhiều thời gian hơn để nhanh chóng phát hiện các mặt yếu kém của trẻ, từ đó giúp trẻ rèn luyện và phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dạy bé tập nói bằng hình ảnh
Dạy bé tập nói bằng hình ảnh: Bí kíp hay cha mẹ nên bỏ túi

Dạy bé tập nói bằng hình ảnh  là một trong các phương pháp được khuyến khích áp dụng và đạt được nhiều hiệu quả tích...

Áp lực đồng trang lứa
Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và cách vượt qua

Peer Pressure - Áp lực đồng trang lứa là cụm từ quen thuộc thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây. Những hình...

giáo dục chuyên biệt
Giáo dục chuyên biệt là gì? Ưu điểm và hạn chế của mô hình

Giáo dục đặc biệt là chương trình học tập được thiết kế dành riêng cho những trẻ em có khiếm khuyết về thể chất hoặc...

Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ
Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ: Tầm quan trọng và cách xây dựng

Hiện nay, trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ được xem là một trong các yếu tố quan trọng cần được phát huy để góp...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort