Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ: Tầm quan trọng và cách xây dựng

Hiện nay, trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ được xem là một trong các yếu tố quan trọng cần được phát huy để góp phần thúc đẩy tốt sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp trẻ có được một sức khỏe toàn diện và dễ dàng đạt được những thành công trong cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của EQ đối với trẻ và gợi ý chi tiết về cách xây dựng trí tuệ cảm xúc hiệu quả. 

Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ
Trí tuệ cảm xúc EQ được xem là yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ.

Trí tuệ cảm xúc EQ là gì?

EQ – Emotional Quotient là tên viết tắt của chỉ số cảm xúc hay còn được gọi là trí tuệ cảm xúc thường được sử dụng để thể hiện khả năng nhận biết cảm xúc của mỗi con người. EQ được biết đến là khả năng nhận thức, đánh giá và kiểm soát cảm xúc của cá nhân theo chiều hướng tích cực, lành mạnh với mục đích giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng, ngột ngạt.

Người có chỉ số cảm xúc cao sẽ dễ dàng hiểu rõ về cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau. Đồng thời họ cũng sẽ hiểu được những gì người khác nói, biểu đạt và biết rõ được sự ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân đối với những người xung quanh. Ngoài ra, trí tuệ cảm xúc còn giúp con người có thể thấu hiểu tốt về cảm xúc của người khác, nhờ đó dễ dàng hơn trong việc kết nối, duy trì các mối quan hệ bền chặt, lâu dài.

EQ hiện đang được sử dụng như một chỉ số đo lường về cảm xúc của con người, nó chính là yếu tố quyết định đến hành vi của chính người đó. Mặc dù khái niệm về trí tuệ cảm xúc chỉ mới xuất hiện và phát triển phổ biến trong thời gian gần đây nhưng hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là giới nghiên cứu.

Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về trí tuệ cảm xúc. Một số nhà nghiên cứu chia sẻ rằng, trí tuệ cảm xúc có thể được học hỏi, rèn luyện và phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng đây chính là yếu tố bẩm sinh không thể thay đổi được.

Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ

Trong thực tế, nhiều người vẫn luôn biết đến và xem trọng về chỉ số thông minh (IQ) của trẻ hơn so với trí tuệ cảm xúc (EQ). Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà tâm lý học cho biết rằng, không phải những người có chỉ số thông minh cao nhất mới thực sự đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ.

Họ cho biết rằng, có những trường hợp sở hữu IQ cực cao nhưng chỉ số EQ thấp hơn mức bình thường thì cũng khó có thể đạt được những thành công nhất định trong xã hội. Những người này gặp phải nhiều yếu kém về lĩnh vực giao tiếp, không thể xây dựng tốt các mối quan hệ xã hội và khó có thể đạt được những mục tiêu, định hướng đã đề ra.

Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ
Trí tuệ cảm xúc có sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần, thể chất, các mối quan hệ, khả năng học tập của trẻ.

Mặc dù không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chỉ số thông minh bởi nó giúp bạn tư duy, ghi nhớ tuyệt vời, khả năng phản xạ, giải quyết vấn đề tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ có duy nhất chỉ số IQ thì vẫn chưa thực sự đủ. Bởi chỉ số IQ giúp bạn học tập tốt, nhưng chỉ số EQ sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc, giảm căng thẳng và trở nên bình tĩnh trước mọi khó khăn, thử thách.

Vì thế, chỉ số IQ và EQ luôn cần tồn tại song song với nhau và chúng đều có tầm quan trọng như nhau. Đặc biệt là trẻ nhỏ, trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển, các mối quan hệ, sức khỏe tinh thần, thể chất và chính là tiền đề thúc đẩy sự thành công trong cuộc sống.

Cụ thể, chỉ số EQ có thể ảnh hưởng đến các yếu tố sau đây:

  • Sức khỏe tinh thần: Trí tuệ cảm xúc giúp bạn có thể kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình, dễ dàng quản lý tâm trạng, giảm căng thẳng, lo âu và phòng tránh tốt các rối loạn tâm thần phát triển, đặc biệt là chứng trầm cảm. Một người có chỉ số EQ cao sẽ có đời sống tinh thần thoải mái, lạc quan và tích cực bởi họ biết cách quản lý cảm xúc của bản thân, không để hành vi, suy nghĩ bị chi phối quá nhiều. Họ cũng sẽ gặp thuận lợi trong việc kết bạn, duy trì các mối quan hệ xã hội hơn so với bình thường.
  • Sức khỏe thể chất: Chỉ số cảm xúc của con người cũng phần nào tác động đến hoạt động của thể chất, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và sức khỏe tổng thể của họ. Cũng bởi, nếu cảm xúc không được ổn định, thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho các cơ quan bên trong cơ thể không thể duy trì tốt các hoạt động hàng ngày, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, căng thẳng, lo lắng còn có khả năng làm gia tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thống miễn dịch và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
  • Các mối quan hệ: EQ giúp bạn có thể hiểu và quản lý tốt cảm xúc của bản thân, đồng thời dễ dàng đồng cảm với cảm xúc của những người xung quanh. Nhờ thế mà người có chỉ số EQ sẽ dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ xã hội, biết cách duy trì và phát triển quan hệ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, tình yêu. Hiểu được cảm xúc của chính mình và người khác giúp họ dễ dàng giao tiếp, biết cách lắng nghe, chia sẻ và kiểm soát hành vi, lời nói hiệu quả.
  • Hiệu suất học tập, làm việc: Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập và phát triển tư duy, trí thông minh. Trẻ nhỏ có được chỉ số EQ cao sẽ dễ dàng kiểm soát cảm xúc, nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, lành mạnh và giảm thiểu tối đa các xung đột, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, khi giữ được sự bình tĩnh, trẻ cũng sẽ biết cách giải quyết vấn đề, tiếp thu ý kiến hiệu quả hơn, từ đó nâng cao kỹ năng và phát triển khả năng học tập, làm việc.
  • Trí tuệ xã hội: Nhờ vào trí tuệ cảm xúc mà con người có thể phân tích, phán đoán được cảm xúc của những người xung quanh, từ đó họ có thể nhận biết được đâu là “bạn”, đâu là “thù”. Nhờ vào chỉ số EQ mà con người có thể hiểu rõ hơn về sự chân thành của người khác đối với mình, họ biết cách dung hòa các mối quan hệ và dễ dàng nhận được sự yêu thương, quý mến của người khác.

Trí tuệ cảm xúc EQ mang đến rất nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời, ba mẹ cần phải quan tâm và tìm cách phát huy chỉ số EQ của trẻ nhỏ, nhằm giúp trẻ có cơ hội phát triển bản thân và đạt được thành công trong tương lai.

Trí tuệ cảm xúc bao gồm những thành phần nào?

Để có thể rèn luyện và nâng cao trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ nhỏ, đầu tiên các bậc phụ huynh cần nắm rõ các thành phần chính của chỉ số này để có thể thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển hiệu quả cho trẻ. Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc được tác giả Daniel Goleman xuất bản vào năm 1995 cho biết rằng, chỉ số EQ của con người sẽ bao gồm các thành phần chủ đạo sau đây:

Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ
Trí tuệ cảm xúc của trẻ bao gồm 5 yếu tố: nhận thức, tự điều chỉnh cảm xúc, kỹ năng xã hội, động lực, đồng cảm.

1. Nhận thức về bản thân

Nhận thức về bản thân hoặc được hiểu đơn giản là khả năng quản lý và hiểu rõ về trạng thái cảm xúc của chính mình trong các trường hợp khác nhau được xem là yếu tố quan trọng và rất cần thiết đối với sự phát triển của trí tuệ cảm xúc. Ngoài ra, chỉ số EQ không chỉ giúp con người tự nhận biết rõ về cảm xúc của chính mình mà còn có thể nhận thức, thấu hiểu được sự ảnh hưởng của cảm xúc, hành vi, tâm trạng, suy nghĩ của bản thân đối với những người xung quanh.

Bản thân họ cũng có khả năng tự hiểu rõ về sự ảnh hưởng của cảm xúc tác động đến suy nghĩ, hành động của chính mình. Chính vì thế, họ có thể dễ dàng nhận biết rõ về ưu và nhược điểm của bản thân, từ đó có thêm nhiều cơ hội để phát huy điểm mạnh và khắc phục, hạn chế các mặt còn hạn chế.

Người có chỉ số EQ cao cũng sẽ sở hữu được sự bình tĩnh, họ biết cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của chính mình, biết cách lắng nghe, cởi mở với các thông tin và luôn tiếp thu, học hỏi từ người khác. Do đó, họ có sự tự tin nhất định về bản thân, có khiếu hài hước và có khả năng pha trò, tính hài hước.

2. Tự điều chỉnh

Bên cạnh khả năng kiểm soát, quản lý cảm xúc của chính mình và hiểu rõ tác động của bản thân đối với những người xung quanh thì trí tuệ cảm xúc cùng yêu cầu bạn phải nắm giữ năng lực điều tiết cảm xúc cá nhân. Có nghĩa là bạn cần phải biết các tiết chế các cảm xúc quá khích của chính mình và bộc lộ nó một cách phù hợp ở từng thời điểm khác nhau.

EQ không bắt buộc bạn phải che đậy hay giấu kín cảm xúc thực của mình nhưng bạn cần phải biết cách giữ bình tĩnh tùy vào từng tình huống, từng thời điểm khác nhau. Mỗi người điều sẽ có những lúc cảm thấy vui, buồn, giận dữ, hạnh phúc nhưng người có chỉ số EQ sẽ biết cách chờ đợi thời điểm thích hợp để bộc lộ, tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và người khác.

Những người đáp ứng được thành phần này của trí tuệ cảm xúc sẽ có sự linh hoạt, nhạy bén hơn trong việc xử lý các tình huống khó khăn, thử thách. Đồng thời, họ cũng sẽ biết cách thay đổi bản thân để thích ứng tốt với những môi trường khác nhau.

3. Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là một trong các khía cạnh chủ đạo và quan trọng của trí tuệ cảm xúc. EQ đòi hỏi bạn phải có khả năng tương tác xã hội, kết nối với những người xung quanh để tạo dựng được các mối quan hệ lành mạnh, bền chặt và lâu dài. Điều này sẽ giúp cho bản thân bạn thấu hiểu hơn về chính mình, bên cạnh đó cũng giúp bạn đồng cảm sâu sắc hơn với những người bên cạnh.

Trong bất kỳ môi trường sống nào cũng cần sự kết nối giữa người và người. Trong gia đình luôn cần có sự yêu thương, gắn kết giữa ông bà, ba mẹ và con cái. Trong lớp học cần có sự thấu hiểu, liên kết giữa bạn bè, thầy cô và học trò. Ở môi trường làm việc cần có sự xây dựng bền chặt giữa đồng nghiệp, nhân viên và sếp để giúp cho công ty càng phát triển vững mạnh.

4. Đồng cảm

Trí tuệ cảm xúc luôn cần có sự đồng cảm, thấu hiểu và san sẻ cảm xúc cho nhau. Đây được xem là yếu tố tuyệt đối không thể thiếu trong quá trình rèn luyện và hình thành chỉ số EQ ở trẻ nhỏ.

Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, khi bản thân có thể đồng cảm và nhận biết rõ về cảm xúc của người khác thì họ sẽ dễ dàng tìm cách ứng xử, trao đổi và kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh. Chẳng hạn như khi bạn biết rằng ai đó đang đau buồn, mệt mỏi thì bạn sẽ dần đưa ra cách phản ứng phù hợp, dành cho họ sự quan tâm, an ủi, chia sẻ và động viên tinh thần cho họ.

Ngoài ra, yếu tố đồng cảm còn hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng các mối quan hệ. Bạn sẽ biết cách không làm ảnh hưởng đến cảm xúc của đối phương, không gây ra các mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có và tạo được môi trường kết nối lành mạnh, tích cực.

5. Động lực

Động lực có trong trí tuệ cảm xúc giúp cho con người tránh xa được các tham vọng để đạt được thành công hơn trong cuộc sống. Những người có sự thông minh về cảm xúc sẽ tập trung vào việc thực hiện các đam mê, mục đích, nhu cầu bên trong của chính mình, ít khi bị ảnh hưởng của những sự hào nhoáng bên ngoài.

Những người có nhiều động lực thì họ sẽ càng hành động nhiều hơn. Khi có bất kỳ một mục tiêu, định hướng nào cho bản thân, họ sẽ có nhiều xu hướng để hành động và chính phục. Họ luôn biết cách tìm kiếm giải pháp để hoàn thành mục tiêu đó, thậm chí có khả năng đạt được kết quả cao hơn so với mong đợi. Đây là những người đáng tin tưởng và luôn chủ động trong mọi vấn đề của đời sống.

Bí quyết giúp trẻ xây dựng trí tuệ cảm xúc hiệu quả

Mỗi người sẽ có khả năng kiểm soát cảm xúc khác nhau, chỉ số EQ của mỗi trẻ nhỏ cũng sẽ có sự chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu biết cách rèn luyện, học hỏi và phát triển hiệu quả thì bạn hoàn toàn có khả năng giúp trẻ nâng cao chỉ số này.

Các chuyên gia cho biết rằng, trong 1000 ngày đầu đời của trẻ chính là giai đoạn vàng đối với sự phát triển trí tuệ và cảm xúc. Theo đó, trẻ nhỏ khoảng 3 tuổi sẽ phát triển não bộ đạt 85% so với người trưởng thành. Tuy nhiên, cho đến khi 4-5 tuổi thì quá trình synap hóa và myelin hóa vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện để kết nối tốt giữa các tế bào thần kinh, từ đó hỗ trợ kích thích phát triển trí thông minh và cảm xúc của trẻ.

Trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ
Những năm tháng đầu đời chính là giai đoạn vàng để ba mẹ phát triển trí tuệ cảm xúc ở trẻ.

Trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ nhận thấy rằng, tỷ lệ phát triển cảm xúc của trẻ sẽ được đỉnh trước năm 6 tuổi. Đây chính là nền tảng vững chắc để giúp trẻ có thể đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, dễ dàng định hướng, phát triển bản thân theo các mục tiêu đã định sẵn.

Cụ thể một số cách giúp xây dựng trí tuệ cảm xúc EQ cho trẻ như sau:

1. Nâng cao nhận thức về bản thân

Như đã chia sẻ, đây là một trong 5 yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với trí tuệ cảm xúc. Chính vì thế, để có thể phát triển và rèn luyện tốt chỉ số EQ cho trẻ, đầu tiên bạn cần học tập và áp dụng hiệu quả các biện pháp nâng cao nhận thức về bản thân, hiểu rõ cảm xúc của chính mình.

Một số cách thường được khuyến khích áp dụng như:

  • Thiền định, mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút để ngồi thiền sẽ giúp bạn thư giãn và có được thời gian cân bằng cảm xúc.
  • Học cách tiếp thu và ghi nhận sự đóng góp của người khác dựa trên tinh thần xây dựng, phát triển.
  • Dành thời gian để học tập các kỹ năng mới.
  • Quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân.
  • Hình thành thói quen viết nhật ký sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân trong các tình huống khác nhau.
  • Tự phê bình bản thân sau những sự việc đã xảy ra, ngẫm nghĩ về những trải nghiệm.
  • Rèn luyện lối suy nghĩ tích cực, lạc quan.
  • Luôn đặt ra các mục tiêu cho công việc, học tập, hoạt động hàng ngày.
  • Kiên trì theo đuổi sở thích, đam mê, ước mơ.

2. Cân bằng và điều chỉnh cảm xúc cá nhân

Song song với việc nhận biết rõ về cảm xúc của bản thân, bạn cũng cần biết cách quản lý và điều chỉnh chúng cho phù hợp cho nhiều tình huống khác nhau. Để rèn luyện yếu tố này, bạn cần áp dụng các phương pháp sau:

  • Học cách giao tiếp, tương tác xã hội nhiều hơn.
  • Luôn luôn suy nghĩ thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hay hành động nào.
  • Khi nhận biết cảm xúc tiêu cực hoặc vượt qua mức kiểm soát, hãy tìm kiếm một biện pháp khác để ngăn chặn chúng.
  • Suy nghĩ lạc quan, tích cực và luôn xem các thách thức, khó khăn là cơ hội để phát triển chính mình.
  • Luôn quan tâm và chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân.
  • Xây dựng và rèn luyện khả năng chịu đựng, đối mặt với khó khăn.

3. Phát triển kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội chính là một trong các yếu tố quan trọng và cần được rèn luyện ngay từ nhỏ, đặc biệt đối với trí tuệ cảm xúc. Nếu không có các kỹ năng xã hội cơ bản, con người khó có thể kết nối và đạt được những thành công, chinh phục các đỉnh cao. Vì thế, trẻ nhỏ cần rèn luyện và phát triển tốt kỹ năng ngay từ khi còn bé thông qua những cách sau đây:

  • Học cách giao tiếp, chủ động kết nối và duy trì tốt các cuộc trò chuyện.
  • Rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, chẳng hạn như ánh mắt, biểu cảm gương mặt, cử chỉ tay chân,…
  • Quan sát và học tập các kỹ năng xã hội thông qua bạn bè, người thân, thầy cô, đồng nghiệp,…
  • Cởi mở, học cách quan tâm, chủ động chia sẻ với những người xung quan.
  • Học cách lắng nghe, thấu hiểu.
  • Khi giao tiếp cần phải chú ý nhiều hơn đến các cử chỉ cơ thể.

4. Đồng cảm hơn

Sự đồng cảm giúp chúng ta gắn kết và xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, bền chặt hơn. Trong cuộc sống luôn cần có sự đồng cảm giữa người và người để tất cả có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ nhau trong những lúc khó khăn, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Để rèn luyện sự đồng cảm và phát triển trí tuệ cảm xúc EQ hiệu quả ở trẻ, các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp như sau:

  • Tích cực tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào những hoạt động thiện nguyện mang tính cộng đồng.
  • Dạy cho trẻ cách lắng nghe, chia sẻ với những người xung quanh.
  • Khuyến khích trẻ nói về các cảm xúc của chính mình, bày tỏ những mong muốn, suy nghĩ cá nhân.
  • Cho trẻ được gặp gỡ, làm quen với những người bạn mới.
  • Dạy trẻ cách cảm nhận cảm xúc của người khác, luôn đặt mình ở vị trí của đối phương để hiểu rõ được hành vi, lời nói của họ.

5. Tự tạo động lực cho bản thân

Để có thể đạt được những thành công, xây dựng ước mơ và hoài bão to lớn thì bạn cần phải có niềm động lực mạnh mẽ. Một người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao luôn phải có nhiều động lực để thôi thúc bản thân hành động, chinh phục đam mê. Cách tốt nhất để phát triển động lực cho chính mình đó là:

  • Luôn ăn mừng và ghi nhận những thành tựu, chiến thắng của bản thân.
  • Hạn chế tối đa việc lạm dụng các phần thưởng bên ngoài.
  • Cần phải đưa ra mục tiêu cụ thể để xây dựng tốt các động lực bên trong, thúc đẩy hành động.
  • Nâng cao tính trách nhiệm, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin hữu ích để giúp bạn đọc hiểu hơn về trí tuệ cảm xúc EQ ở trẻ và tầm quan trọng của nó đối với con người. Để xây dựng và rèn luyện chỉ số EQ bạn cần phải có quá trình kiên trì và sự nỗ lực cao của bản thân để từng bước hoàn thiện chính mình, tạo cơ hội để thành công.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tham vấn tâm lý học đường
Tham vấn tâm lý học đường và tầm quan trọng đối với học sinh

Tham vấn tâm lý học đường sẽ giúp các em học sinh có nơi để bày tỏ những suy tư, vướng mắc và những nỗi...

Phương pháp dạy chữ cho trẻ 5 tuổi
9 Phương pháp dạy chữ cho trẻ 5 tuổi giúp trẻ tiếp thu hiệu quả

5 tuổi được xem là giai đoạn vàng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng tiếp...

trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho bé 0 - 3 tuổi
10 trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho bé 0 – 3 tuổi tốt nhất

Áp dụng các trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi có thể giúp kích thích khả năng ngôn...

Các cột mốc phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ
Các cột mốc phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ cần biết

Năm năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng để mỗi trẻ nhỏ hình thành và phát triển tốt khả năng sử dụng ngôn...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort