Trẻ cáu gắt tự đánh mình: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiều bậc phụ huynh thường hay la mắng, trách phạt con cái nếu trẻ có các những biểu hiện cáu gắt tự đánh mình hoặc đánh cả ba mẹ. Tuy nhiên, đây có thể là những cách để giúp con giải tỏa nguồn năng lượng và cảm xúc tiêu cực của bản thân. Ba mẹ cần phải bình tĩnh để tìm hiểu về nguyên nhân và đưa ra biện pháp giúp con kiểm soát tốt cơn tức giận, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, lành mạnh hơn. 

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Trẻ cáu gắt tự đánh mình là phản ứng thường gặp của trẻ từ 1 đến 4 tuổi.

Vì sao trẻ hay cáu gắt tự đánh mình?

Chắc hẳn các ông bố bà mẹ đã từng chứng kiến cảnh con trở nên cáu gắt, ăn vạ, khóc lóc, kích động hoặc thậm chí là tự đánh bản thân hoặc đánh những người xung quanh. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây là biểu hiện của sự hư hỏng và liên tục la mắng, trừng phạt để con có thể trở nên ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc một đứa trẻ cáu gắt và tự đánh chính mình thường không xuất phát từ vì trẻ hư hoặc do trẻ được nuông chiều quá mức. Dựa vào các thông tin nghiên cứu nhận thấy rằng, ở những đứa trẻ đang độ tuổi tập đi, tập nói, cụ thể là từ 1 đến 3 tuổi thường sẽ chưa biết cách thể hiện và bộc lộ chính xác về cảm xúc của chính mình.

Đồng thời, trong giai đoạn này trẻ vẫn chưa biết cách tự kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân mỗi lúc nóng giận hoặc xuất hiện những điều tiêu cực. Chính vì thế, trẻ sẽ có xu hướng kích động, thể hiện sự nóng giận của mình thông qua hành động ném đồ vật, tự làm tổn thương bản thân hoặc những người bên cạnh.

Khi gặp một vấn đề nào đó khó thực hiện hoặc không đúng theo mong muốn, trẻ nhỏ cũng sẽ phải đấu tranh dữ dội về mặt tâm lý nhưng do thiếu kinh nghiệm nên trẻ thường có xu hướng bộc lộ cảm xúc và hành vi một cách chưa phù hợp. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng có thể quan sát và học hỏi theo cách thể hiện của ba mẹ hoặc những người thân bên cạnh.

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Trẻ hay giận dữ, bạo lực thường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nếu những người xung quanh trẻ thường xuyên thể hiện cảm xúc thông qua sự cáu gắt và các hành vi tự làm tổn thương bản thân, dùng bạo lực với người khác thì trẻ cũng có thể nhận định đó là cách làm đúng đắn và dần bắt chước theo. Ngoài ra, yếu tố di truyền cùng với một vài yếu tố sinh học có liên quan cũng có khả năng góp phần hình thành sự cáu gắt, nóng giận ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, sự cáu gắt của trẻ nếu cứ kéo dài liên tục, trẻ thường xuyên có những hành vi tự đánh đập, làm tổn thương bản thân và mất kiểm soát mỗi khi tức giận thì có nhiều khả năng liên quan đến các rối loạn tâm thần. Những rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, tình trạng tự kỷ, tăng động giảm chú ý cũng có thể tồn tại các triệu chứng đặc trưng này.

Vì thế, các bậc phụ huynh đừng vội đưa ra phán xét hoặc trách mắng khi trẻ có những hành vi, cảm xúc này. Cũng bởi đôi lúc trẻ không thể kiểm soát và khống chế được hành động của mình. Lúc này trẻ rất cần sự đồng cảm, an ủi và thấu hiểu của những người thân bên cạnh.

Cách để khắc phục cơn cáu gắt tự đánh mình của trẻ

Dựa vào kết quả của các cuộc nghiên cứu chuyên khoa tại Mỹ nhận thấy rằng, tình trạng cáu gắt, nóng giận thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ 1 đến 2 tuổi và bùng phát dữ dội khi trẻ lên 3. Những cơn thịnh nộ và các hành vi tiêu cực này sẽ dần giảm bớt khi trẻ càng phát triển ở những giai đoạn sau.

Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp trẻ vẫn hay cáu gắt và tự đánh chính mình gây nên nhiều cản trở đối với sức khỏe, đời sống cùng những mối quan hệ xung quanh. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ kiểm soát kịp thời, giúp trẻ điều chỉnh tốt các cảm xúc, hành động tiêu cực để trẻ có thể phát triển, hòa nhập tốt hơn.

Dưới đây là một số cách xử lý hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên áp dụng để kiểm soát cơn cáu gắt tự đánh mình của mỗi trẻ nhỏ.

1. Lắng nghe, chia sẻ cùng trẻ

Cách tốt nhất để có thể thấu hiểu và biết rõ nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tức giận và liên tục hành hạ bản thân đó chính là lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn. Bất kỳ cơn thịnh nộ nào của trẻ nhỏ cũng xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể. Nó có thể là do trẻ bị bắt ép làm điều mình không muốn, không thể hoàn thành được những mục tiêu của bản thân hoặc đang cảm thấy mệt mỏi, đói khát, buồn ngủ,…

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Ba mẹ cần lắng nghe, chia sẻ để hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ tức giận, cáu gắt.

Để nhanh chóng khắc phục và kiểm soát tốt các cảm xúc tiêu cực này, ba mẹ cần phải dành ra thời gian để tâm sự, lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của trẻ để cùng trẻ đưa ra cách giải quyết, gỡ rối những khúc mắc, trở ngại. Bằng cách này, các bậc phụ huynh sẽ hiểu con hơn, đồng thời gian tăng được sự kết nối, tạo dựng niềm tin và trở thành người bạn đồng hành cùng con trong suốt quá trình trưởng thành.

2. Tuyệt đối không la mắng hoặc dùng đòn roi với trẻ

Đòn roi, bạo lực không phải là cách tốt nhất để giúp kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của trẻ nhỏ. Thậm chí, nếu ba mẹ liên tục la mắng, sử dụng những lời chửi bới hoặc thậm chí là trách phạt, đánh đập con cái trong khi con đang cáu gắt, tức giận thì càng làm cho cảm xúc tiêu cực của con trở nên bùng nổ và thúc đẩy các hành vi tiêu cực ở trẻ nhỏ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi thấy trẻ tức giận, kích động quá mức và có kèm các hành vi tiêu cực, tự đánh mình thì các bậc phụ huynh tuyệt đối không được la mắng hoặc sử dụng lời lẽ khó nghe với trẻ. Thay vào đó, hãy dành cho trẻ những lời khuyên chân thành, nhẹ nhàng phân tích và thể hiện tình yêu thương để trẻ dần trở nên ổn định hơn, từ đó trẻ sẽ mở lòng và chia sẻ vấn đề một cách chi tiết, thấu đáo hơn.

3. Chấp nhận sự cáu gắt, tức giận của trẻ

Đôi lúc, ba mẹ cũng cần học cách chấp nhận sự cáu gắt, nóng giận của trẻ nhỏ. Cũng bởi, trẻ ở giai đoạn phát triển, đặc biệt là từ 2 đến 4 tuổi vẫn chưa đủ nhận thức và kinh nghiệm để xử lý tất cả các vấn đề khó khăn, thử thách xảy ra trong cuộc sống. Lúc này trẻ thường có những cảm xúc và hành động dựa theo bản năng hoặc những gì đã được quan sát, học tập từ bên ngoài.

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Đôi khi phụ huynh cũng nên chấp nhận sự cáu gắt của trẻ ở những tình huống cụ thể.

Chính vì thế, ngay cả bản thân trẻ cũng khó có thể kiểm soát và quản lý tốt những cơn tức giận, cáu gắt của chính mình. Đây có thể là một trong các cách để giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, những nguồn năng lượng dư thừa khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên thấu hiểu hơn về những sự kích động quá mức của trẻ nhỏ. Trong một số tình huống nhất định, hãy để cho trẻ tự do thể hiện nó nhưng vẫn theo dõi, quan sát để ngăn chặn tốt các hành vi tồi tệ, gây nguy hiểm.

4. Giữ bình tĩnh trước sự cáu gắt của trẻ

Khi con trở nên cáu gắt, phần lớn các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bất lực hoặc thậm chí có thể gia tăng các cảm xúc tiêu cực, trở nên giận dữ và la mắng con nhiều hơn. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt để giúp giảm bớt sự cáu gắt của trẻ nhỏ mà thậm chí nó còn có thể khiến cho không khí trở nên căng thẳng, ngột ngạt hơn.

Vì thế, ba mẹ cần phải học cách giữ bình tĩnh trước cơn giận dữ, cáu gắt của trẻ nhỏ. Thay vì tỏ thái độ căng thẳng với con, các bậc phụ huynh có thể giữ im lặng, lặng lẽ quan sát hoặc thậm chí là tạm phớt lờ đi sự chú ý dành cho trẻ cho đến khi trẻ bắt đầu bình tĩnh lại.

Cũng bởi, theo chia sẻ của các chuyên gia, đôi lúc trẻ thể hiện sự bực tức là muốn gây chú ý đối với những người xung quanh. Khi càng được quan tâm, dỗ dành trẻ sẽ càng lấn tới và biến cơn cáu gắt lên đỉnh điểm. Do đó, hãy thử lờ đi những hành vi của trẻ để trẻ có thể hiểu rằng đây không phải là cách hay để thu hút sự quan tâm từ những người xung quanh.

5. Tôn trọng và nói chuyện ngang tầm nhìn với trẻ

Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng, trẻ con phải luôn ngoan ngoãn và biết nghe lời người lớn. Thậm chí có nhiều bậc ba mẹ còn luôn cho mình là đúng và nhận định mọi ý kiến, sở thích của con là “trẻ con”, điều này khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng tủi thân và dần mất đi sự tự tin vào năng lực của chính mình.

Trong thực tế, mỗi đứa trẻ đều cần sự tôn trọng của tất cả mọi người xung quanh. Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ, cảm xúc, nhận định riêng của chính mình và chúng ta hoàn toàn không nên phủ định những điều mà trẻ đang hướng đến.

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Ba mẹ nên tôn trọng và giữ bình tĩnh trước sự nóng giận của trẻ nhỏ.

Do đó, hãy luôn thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi trẻ nhỏ, kể cả những cảm xúc và hành vi chưa phù hợp của trẻ. Mỗi khi trẻ trở nên cáu gắt và hay tự đánh mình, ba mẹ cũng đừng vội đưa ra phán xét tiêu cực đối với trẻ. Thay vào đó hãy thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu để giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương từ những người bên cạnh. Kèm theo đó, hãy luôn trò chuyện ngang tầm mắt của trẻ để trẻ có thể hiểu và quan sát rõ những điều mà bạn muốn truyền đạt.

6. Thể hiện sự quan tâm, yêu thương dành cho trẻ

Sự cáu gắt và tự làm tổn thương bản thân của trẻ nhỏ đôi khi có thể xuất phát từ việc trẻ thiếu vắng tình yêu thương và muốn được mọi người xung quanh, chú ý nhiều hơn. Do đó, ba mẹ và những người thân bên cạnh hãy luôn thể hiện sự quan tâm, dành cho trẻ nhiều lời thương yêu và an ủi trẻ để giúp trẻ mau chóng lấy lại sự bình tĩnh.

Cơn cáu gắt của trẻ có thể được xoa dịu tốt nhờ vào một cách ôm ấp áp hoặc một lời nói tình cảm nào đó mà ba mẹ dành cho trẻ. Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng này, các bậc phụ huynh cũng nên dành ra nhiều thời gian để vui chơi, học tập, thư giãn cùng trẻ để gia tăng tình cảm gia đình, kết nối tốt hơn với trẻ nhỏ. Điều này giúp trẻ cảm thấy yên tâm và trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn rất nhiều.

7. Chỉ ra hậu quả của sự tức giận và lời khuyên dành cho trẻ

Cơn cáu gắt, nóng giận của trẻ nhỏ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và chúng ta không thể dự đoán hay ngăn cản được những cảm xúc đó. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các hành vi tiêu cực, đặc biệt là thói quen tự đánh mình hoặc sử dụng bạo lực với những người xung quanh thì các bậc phụ huynh cũng cần phân tích và chỉ ra các hậu quả thiết thực sau những lần tức giận để con có thể nhận thức rõ hơn về hành động của mình.

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Cần chỉ ra các hậu quả cụ thể nếu trẻ liên tục tức giận, tự làm tổn thương bản thân.

Để giúp con có thể thấu hiểu rõ hơn về những hệ lụy sau cơn tức giận thì các bậc phụ huynh hãy đặt ra những tình huống, giả thuyết cụ thể để giúp con hình dung chính xác về vấn đề. Cụ thể, nếu con cáu gắt và đánh đập ba mẹ thì ba mẹ sẽ rất buồn và cảm thấy con không thương ba mẹ nữa. Hoặc nếu con cáu gắt và giận dữ với bạn bè cùng lớp sẽ khiến cho các bạn tránh né, không muốn gần gũi và vui chơi cùng con.

8. Giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Như đã chia sẻ, những sự giận dữ, cáu gắt và các hành vi tự đánh chính mình của trẻ thường sẽ xuất phát từ các cảm xúc tiêu cực chưa được giải tỏa. Chính vì thế, để có thể giúp trẻ kiểm soát và giảm bớt các hành động này thì ba mẹ hãy tìm cách để trẻ thư giãn, thả lỏng cơ thể và tâm trí hiệu quả hơn.

Khi trẻ tức giận về một vấn đề nào đó đang xảy ra, hãy tìm cách đánh lạc hướng và làm phân tâm sự chú ý của trẻ bằng một hoạt động khác hấp dẫn, thú vị hơn. Hoặc các bậc phụ huynh có thể mở cho trẻ nghe một bản nhạc mà trẻ yêu thích, cho trẻ chơi cùng thú cưng, ngắm cảnh sắc thiên nhiên, đi dạo vài vòng hoặc uống một ly nước ấm để giúp trẻ trấn tĩnh tâm trạng tốt hơn.

9. Ba mẹ cần làm gương cho trẻ

Cách cư xử và các hành vi của trẻ nhỏ thường “sao chép” từ việc quan sát và học tập từ ba mẹ hoặc những người thân bên cạnh. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc và được chăm sóc bởi những người có xu hướng sử dụng bạo lực, thường xuyên bộc lộ sự tức giận, cáu gắt của mình ra bên ngoài thì trẻ có thể bị ảnh hưởng và hình thành tính cách này ngay từ bé.

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Ba mẹ cần làm gương và hướng dẫn cho trẻ cách cư xử, phản ứng phù hợp với các tình huống căng thẳng, khó khăn.

Vì thế, để kiểm soát sự cáu gắt tự đánh mình của trẻ nhỏ, ba mẹ cần phải tự điều chỉnh tốt các hành vi, cảm xúc của mình mỗi khi nóng giận. Bạn cần biết cách giữ bình tĩnh trước những tình huống khó khăn, cản trở hoặc ngay cả khi con cái nghịch ngợm, phá phách. Hãy bắt đầu dạy cho con cách cư xử đúng mực và biết kiềm chế những sự nóng giận của bản thân để không gây ảnh hưởng đến những người bên cạnh.

10. Nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia

Nếu đã áp dụng hầu hết các biện pháp cải thiện và hỗ trợ trên nhưng tình trạng cáu gắt tự đánh chính mình của trẻ vẫn liên tục xảy ra thì các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc cho trẻ đến gặp và tư vấn cùng chuyên gia tâm lý. Đây cũng có nhiều khả năng là biểu hiện cảnh báo về một vấn đề sức khỏe thần kinh nào đó cần được can thiệp bằng các biện pháp chuyên khoa để giúp trẻ khắc phục tốt hơn.

Vì thế, nếu cảm thấy quá lo lắng về tình trạng của trẻ, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở hoặc bệnh viên chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ tốt hơn. Đối với các tình trạng trẻ hay cáu gắt và tự đánh chính mình có liên quan đến những bệnh tâm lý thì sẽ được kết hợp các biện pháp can thiệp khác nhau, phổ biến như trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc để giúp trẻ phục hồi hiệu quả.

Trẻ cáu gắt tự đánh chính mình là tình trạng thường gặp của rất nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát và khắc phục tốt sẽ khiến trẻ hình thành những cảm xúc, hành vi tiêu cực kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục, kiểm soát để trẻ ổn định tâm trạng, cân bằng cuộc sống tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Vai trò của tâm lý học trong giáo dục và phát triển con người

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đang ngày càng được đề cao, đặc biệt là trong thời điểm mà học sinh, sinh...

trầm cảm cười
Trầm cảm cười: Hội chứng tâm lý thường gặp nhưng ít người biết

Trầm cảm cười là một vấn đề còn khá mới mẻ với nhiều người. Người mắc trầm cảm cười thường che giấu những biểu hiện...

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để dạy tốt nhất

Việc có thể nắm bắt được đặc điểm tâm lý của học sinh giai đoạn tiểu học là một trong những điều cần thiết mà...

Phương pháp dạy chữ cho trẻ 5 tuổi
9 Phương pháp dạy chữ cho trẻ 5 tuổi giúp trẻ tiếp thu hiệu quả

5 tuổi được xem là giai đoạn vàng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng tiếp...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort