Trẻ tăng động có thông minh không? Nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ
Các biểu hiện tăng động của trẻ nhỏ đôi khi xuất hiện từ rất sớm, kể từ khi trẻ bập bẹ biết nói, biết đi đã có những triệu chứng thể hiện quá mức. Trong thực tế, có nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng sự tăng động, năng nổ, nghịch ngợm của trẻ chính là sự thông minh vượt trội của con. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cảm thấy vô cùng băn khoăn và tự đặt ra câu hỏi “Liệu trẻ tăng động có thông minh không, trẻ có trí số IQ cao không?”. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.
Trẻ tăng động có thực sự thông minh không?
Tăng động là một vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, trẻ sẽ có các biểu hiện tăng động quá mức, thường xuyên nghịch ngợm, phá phách, chạy nhảy hoặc leo trèo khắp mọi nơi, ngay cả những tình huống, địa điểm không phù hợp. Sự tăng động của trẻ nhỏ đôi khi có kèm theo sự suy giảm về khả năng tập trung, chú ý hay còn gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý – một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ.
Các biểu hiện của tăng động, tăng động giảm chú ý sẽ xuất hiện ngay từ sớm, từ lúc 2 đến 3 tuổi, thời gian mà trẻ bắt đầu tập đi và khám phá thế giới nhiều điều thú vị xoay quanh cuộc sống. Sự tăng động, hoạt bát, náo nhiệt của trẻ đôi khi khiến cho nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng con đang rất thông minh và họ có xu hướng khuyến khích con phát huy các biểu hiện đó.
Tuy nhiên, khó có thể khẳng định được việc trẻ tăng động có thông minh hay không bởi đây là hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt, không có sự liên kết hay tương tác lẫn nhau. Do đó, không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về chỉ số thông minh của trẻ dựa trên các biểu hiện tăng động bởi chứng tăng động hay tăng động giảm chú ý hoàn toàn không có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của người bệnh.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ tăng động giảm chú ý có các biểu hiện đặc trưng về sự tăng động, hiếu động quá mức kèm theo sự suy giảm về khả năng tập trung, chú ý nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận có một số trường hợp trẻ tăng động nhưng vẫn sở hữu được chỉ số thông minh cao hơn với mức bình thường, trẻ có trí tuệ vượt trội hơn so với độ tuổi.
Việc trẻ có thông minh không cần phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không phải bất kỳ trẻ nhỏ nào tăng động cũng có sự thông minh vượt bậc và ngược lại, không phải tất cả những trẻ tăng động đều kém thông minh. Do đó, các bậc phụ huynh đừng nên quá đặt nặng vấn đề này đối với trẻ nhỏ, tốt nhất hãy tạo cơ hội để trẻ phát triển tự nhiên, lựa chọn các biện pháp giáo dục phù hợp để giúp trẻ trở nên tốt hơn.
Trẻ tăng động gây nên những ảnh hưởng nào?
Như đã chia sẻ, trẻ tăng động và chỉ số thông minh không có sự liên quan với nhau. Các biểu hiện tăng động của trẻ hoàn toàn không gây ảnh hưởng hay tác động đến chỉ số IQ của mỗi đứa trẻ.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, sự tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ tuy không gây biến đổi về trí thông minh nhưng nó lại có khả năng hình thành những sự cản trở về đời sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Bởi những biểu hiện tăng động quá mức của trẻ nhỏ khiến trẻ khó có thể hoàn thành tốt các công việc trong ngày, thậm chí nhiều trẻ còn khó có thể kiểm soát hành vi của mình và gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống.
Những trẻ tăng động giảm chú ý còn có kèm theo sự suy giảm nghiêm trọng về khả năng tập trung, trẻ thường hay xao nhãng, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài, dù là một tiếng động nhỏ. Một số trẻ còn bị ảnh hưởng về trí nhớ, trẻ khó có thể hiểu và tiếp thu thông tin một cách trọn vẹn nên việc học tập cũng gặp không ít cản trở.
Cụ thể một số ảnh hưởng nhất định đối với trẻ tăng động, tăng động giảm chú ý như:
- Trẻ khó có thể tự kiểm soát hành vi, cảm xúc của chính mình, tay chân thường xuyên ngọ quậy, thích nghịch phá, leo trèo, chạy nhảy khắp mọi nơi gây mất trật tự, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Trẻ tăng động thường có các hành vi bốc đồng dễ gây tổn thương cho bản thân hoặc những người bên cạnh.
- Khả năng giao tiếp, duy trì cuộc hội thoại kém dẫn đến việc khó kết bạn và có được các mối quan hệ lành mạnh, bền chặt.
- Trẻ không ý thức hoặc không kiểm soát được hành vi nguy hiểm của bản thân nên dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
- Trẻ tăng động, tăng động giảm chú ý có nhiều nguy cơ lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện hoặc lâm vào các tệ nạn xã hội khi trưởng thành.
Bên cạnh những mặt ảnh hưởng, trẻ tăng động vẫn sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội mà các bậc phụ huynh, thầy cô cần phải tìm hiểu để tạo thêm nhiều điều kiện giúp trẻ phát huy tốt hơn. Trẻ tăng động có nhiều cơ hội được khám phá và trải nghiệm các hoạt động mới mẻ, thú vị xoay quanh cuộc sống, từ đó trẻ cũng có tư duy và đầu óc sáng tạo tốt hơn so với bình thường.
Ngoài ra, trẻ có được nguồn năng lượng vô cùng dồi dào nên có thể tham gia rất nhiều các hoạt động giải trí, học tập ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với những trẻ tăng động thông thường, trẻ vẫn có trí nhớ và sự tập trung tốt nên dễ dàng thích ứng, xử lý vấn đề hiệu quả, giúp cho quá trình học tập đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ.
Tìm hiểu thêm: 4 Bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý đơn giản, dễ áp dụng
Cha mẹ nên làm gì để giúp con tăng động trở nên thông minh?
Không thể xác định cụ thể về việc trẻ tăng động có thông minh không. Bởi sự thông minh của trẻ nhỏ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự tăng động hoặc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Do đó, các bậc phụ huynh đừng quá quan tâm và đặt nặng về vấn đề này. Việc cần phải thực hiện vào giai đoạn này đó chính là tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng tốt các biện pháp giáo dục hiệu quả để giúp trẻ phát huy tốt các tiềm năng của bản thân, hạn chế những biểu hiện tiêu cực và chưa phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Cụ thể một số điều cha mẹ cần phải tìm hiểu và áp dụng cho trẻ tăng động để giúp nâng cao chỉ số thông minh của trẻ như:
- Dành cho con nhiều thời gian để có thể thấu hiểu và chia sẻ với con hơn.
- Bằng cách trò chuyện thường xuyên, các bậc phụ huynh cũng có thể dễ dàng tìm ra những ưu và nhược điểm của trẻ. Thông qua đó, hãy bắt đầu đưa ra các biện pháp hỗ trợ nâng cao các thế mạnh và hạn chế những khuyết điểm mà trẻ đang gặp phải để giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội học tập, phát triển hơn.
- Cùng trẻ vui chơi, thư giãn ở nhiều lĩnh vực khác nhau để trẻ được tự do khám phá và tìm kiếm những sở thích, những thế mạnh của bản thân.
- Cha mẹ không nên bắt ép trẻ làm theo ý mình hoặc bắt buộc trẻ phải làm những điều mà trẻ cảm thấy không yêu thích. Thay vào đó hãy lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của trẻ và đưa ra hướng đi phù hợp để trẻ tiếp xúc, phát triển hiệu quả hơn.
- Học cách lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn, đặc biệt là những trẻ tăng động đang ở độ tuổi chuyển cấp cần phải được yêu thương, quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.
- Luôn tôn trọng những sở thích, ước mơ, hoài bão của con. Trẻ nhỏ luôn có những mơ ước cho riêng mình, thay vì nhanh chóng dập tắt, các bậc phụ huynh hãy thể hiện sự tôn trọng và dần điều chỉnh, phân tích để con đi đúng hướng hơn.
- Tuyệt đối không được so sánh trẻ với bất kỳ ai. Mỗi đứa trẻ đều có những khả năng riêng biệt, do đó đừng nên đem con lên bàn cân để so sánh về các điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
- Dành cho con những lời khen ngợi, động viên, khuyến khích mỗi khi con hoàn thành tốt một công việc, nhiệm vụ nào đó. Bằng cách này bạn sẽ giúp con có thêm nhiều động lực để cố gắng, phấn đấu nhiều hơn.
- Thay vì nhìn vào kết quả, các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn về quá trình mà con đã nỗ lực . Hãy luôn công nhận sự cố gắng của con trong hầu hết mọi vấn đề xoay quanh cuộc sống và luôn khích lệ con tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa.
- Phụ huynh nên trao đổi và giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên giảng dạy trực tiếp cho trẻ để theo dõi và đề ra phương pháp can thiệp, giáo dục phù hợp cho trẻ tăng động. Đồng thời, bằng cách này sẽ giúp hạn chế được tối đa các ảnh hưởng đối với những bạn cùng lớp, tránh gây phiền nhiễu đến quá trình học tập của những trẻ xung quanh.
- Trẻ tăng động cần có không gian học tập yên tĩnh, thoải mái. Ở lớp học trẻ cần được ngồi bàn đầu để gia tăng sự tập trung và thuận tiện cho giáo viên quan sát, theo dõi. Khi ở nhà, cha mẹ nên tạo cho trẻ không gian tránh tiếng ồn với ánh sáng thiên nhiên dịu nhẹ, thoải mái và mát mẻ.
- Để giảm bớt các hành vi tăng động quá mức của trẻ, cha mẹ cũng nên phân tích cho trẻ hiểu rõ về những hậu quả và sự nguy hiểm trong các hành vi tiêu cực, sai trái mà trẻ đã thực hiện. Hoặc cha mẹ có thể đưa ra những hậu quả thiết thực để trẻ có thể gia tăng nhận thức về những hành vi của mình, từ đó dần kiểm soát tốt hơn.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Trẻ tăng động có thông minh không?”. Sự tăng động của trẻ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến trí thông minh nên để gia tăng chỉ số IQ cho trẻ, các bậc phụ huynh cần phải dành nhiều thời gian và áp dụng tốt các biện pháp giáo dục cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời để giúp trẻ phát triển vượt trội và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi: Biểu hiện & can thiệp
- Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi: Cách nhận biết & Can thiệp
- 6 Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý được chuyên gia áp dụng
- Bé 1 tuổi rất nghịch, không chịu ngồi yên có phải bị Tăng động?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!