4 Bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý đơn giản, dễ áp dụng

Việc áp dụng các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý không chỉ quan trọng trong quá trình điều trị mà còn là cách hiệu quả để giúp trẻ quản lý và kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của chứng bệnh này. Đồng thời, các bài tập cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hòa nhập của trẻ trong môi trường học tập và xã hội.

Trẻ tăng động giảm chú ý là gì?

Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi những biểu hiện như giảm chú ý và tăng động. Trẻ có thể khó tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài, thường bị xao nhãng bởi kích thích bên ngoài. Con cũng không thể ngồi yên một chỗ, thường xuyên nghịch ngợm và nói nhiều. Ngoài ra, trẻ ADHD thường có hành vi bốc đồng và dễ mắc sai lầm do thiếu cẩn trọng.

Trẻ tăng động giảm chú ý là gì
Trẻ tăng động giảm chú ý là rối loạn phát triển thần kinh cần được can thiệp sớm

Triệu chứng nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý

Các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ thường bắt đầu trước 12 tuổi và có thể được nhận biết từ khi trẻ 3 tuổi. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến:

Thiếu chú ý:

  • Trẻ không chú ý đến chi tiết hoặc gặp khó khăn trong việc nhận biết thông tin.
  • Thường xuyên gặp khó khăn trong việc tập trung
  • Trẻ dường như không lắng nghe ngay cả khi đang trò chuyện trực tiếp.
  • Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tuân thủ các hướng dẫn
  • Gặp khó khăn trong việc sắp xếp, lên kế hoạch và hoàn thành công việc

Tăng động:

  • Thường xuyên cảm thấy bồn chồn và không thể ngồi yên
  • Gặp khó khăn khi phải ngồi yên hoặc tham gia vào các hoạt động yên tĩnh
  • Trẻ di chuyển liên tục, thường xuyên chạy hoặc leo trèo, nghịch ngợm
  • Trẻ nói quá nhiều.
  • Có thái độ nóng nảy với mọi người

Hành vi bốc đồng:

  • Thường hành động mà không suy nghĩ hoặc xin phép người khác
  • Thường đoán mò thay vì dành thời gian để giải quyết vấn đề
  • Tự ý trả lời mà không đợi được gọi hoặc không lắng nghe toàn bộ câu hỏi
  • Tự ý tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc trò chơi của người khác
  • Thường hay ngắt lời người khác và nói sai không đúng lúc
  • Không thể kiểm soát được cảm xúc dẫn đến cảm giác giận dữ bộc phát

Nguyên nhân gây ra trẻ tăng động giảm chú ý

Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân chính thức của tăng động giảm chú ý ở trẻ, nhưng có một số yếu tố góp phần vào hình thành chứng bệnh này:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc tăng động giảm chú ý, thì có khả năng trẻ em cũng có nguy cơ cao hơn bị chứng bệnh này.
  • Mất cân bằng hóa học trong não: Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ tăng động giảm chú ý có thể liên quan đến sự mất cân bằng của các hóa chất trong não, đặc biệt là dopamine và norepinephrine, hai chất này liên quan đến sự chú ý và kiểm soát cảm xúc.
  • Yếu tố sinh học: Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của não, biểu hiện của hệ thống thần kinh và tổ chức chức năng của não góp phần gây ra tăng động giảm chú ý ở trẻ.
nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý
Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng động giảm chú ý ở trẻ với hệ quả tiêu cực

Tìm hiểu thêm: Phân biệt chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và giảm chú ý (ADD) ở trẻ

Bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý nên áp dụng

Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung và kiểm soát hành vi. Các bài tập sau có thể giúp trẻ cải thiện khả năng nói trên, tăng cường sự kiên nhẫn và rèn luyện kỹ năng vận động:

1. Bài tập về trí nhớ

Bài tập về trí nhớ là các hoạt động được thiết kế để tăng cường khả năng ghi nhớ và lưu giữ thông tin trong bộ não. Các bài tập này có thể bao gồm việc giải các câu đố, chơi trò chơi trí nhớ như trò chơi thẻ nhớ hoặc học thuộc,….

  • Trò chơi trí nhớ: Thẻ nhớ là một trong các hoạt động giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung. Trẻ cần phải tập trung để ghi nhớ vị trí của các hình ảnh, biểu tượng cụ thể và lựa chọn một cách cẩn thận, phù hợp để tìm ra các cặp thẻ nhớ giống nhau.
  • Đọc sách: Việc đọc sách không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn cải thiện khả năng tập trung. Trong quá trình đọc, trẻ phải tập trung để hiểu nội dung và ghi nhớ thông tin. Đồng thời, việc đọc sách cũng giúp bé mở rộng trí tưởng tượng và kiến thức.
  • Học thuộc: Học thuộc thơ, bài hát hoặc bảng chữ cái là một cách hiệu quả để rèn luyện trí nhớ. Trẻ cần phải lặp đi lặp lại thông tin và tập trung để ghi nhớ bài tập một cách chính xác. Chúng giúp cải thiện khả năng nhớ thông tin và làm tăng sự tự tin của trẻ khi bé.
bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ có thể học ghi nhớ từ vựng thông qua bài hát, bài đọc trong sách

2. Bài tập về vận động

Bài tập về vận động là được thiết kế ra nhằm cải thiện khả năng điều khiển cơ thể và phát triển các kỹ năng vận động cũng như cân bằng của trẻ.

  • Bơi lội: Bơi lội là một hoạt động vận động toàn diện, giúp trẻ rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh. Trong quá trình bơi, trẻ cần tập trung vào kỹ thuật bơi và hơi thở, từ đó cải thiện khả năng chú ý và kiên nhẫn.
  • Võ thuật: Học võ thuật không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng tự vệ mà còn rèn luyện sự kiểm soát cơ thể cũng như tinh thần. Trong các lớp học võ, bé sẽ được huấn luyện thông qua luyện tập kỹ thuật và các bài tập rèn sức với yêu cầu kiên nhẫn và quyết tâm cao. Điều này góp phần nâng cao khả năng tự kiểm soát và tính kiên nhẫn cho trẻ trong cuộc sống.
  • Khiêu vũ: Tham gia các lớp khiêu vũ vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động mà còn rèn luyện khả năng tập trung và kiên nhẫn. Khi học khiêu vũ, trẻ sẽ được điều chỉnh động tác và nhịp điệu, từ đó cải thiện sự chú ý, sự linh hoạt cũng như tính kiên nhẫn.
  • Đi bộ: Đi bộ là một hoạt động vận động đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện sự tập trung của trẻ. Lúc này bé có thể điều chỉnh bước chân và hơi thở, chú ý và kiên nhẫn hơn khi thực hiện bài tập này.
cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Khiêu vũ mang lại nhiều lợi ích tập trung cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

3. Bài tập về nhận thức

Bài tập về nhận thức là các hoạt động nhằm phát triển khả năng suy luận, giải quyết vấn đề và xử lý thông tin. Trẻ có thể thực hiện các bài tập trên thông qua hoạt động tô màu, ghép hình, thử thách trí tuệ,…..

  • Bài tập tô màu: Trẻ sẽ tập trung vào tô màu trong các đường viền được vẽ sẵn. Khi thực hiện, trẻ cần phải ghi nhớ, nhận biết để chọn màu và điền màu thích hợp vào các phần khác nhau của hình. Quá trình tô màu yêu cầu sự tập trung và kiên nhẫn từ trẻ, đồng thời cũng giúp cải thiện kỹ năng phối hợp tay – mắt.
  • Bài tập ghép hình: Trẻ sẽ nhận được một bức tranh được chia thành nhiều mảnh nhỏ. Nhiệm vụ của con là ghép các mảnh này lại với nhau để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Bài tập ghép hình này đòi hỏi tập trung vào chi tiết và kỹ năng giải quyết vấn đề từ trẻ.
  • Bài tập tìm điểm khác biệt: Nhiệm vụ của trẻ trong bài tập này là tìm và đánh dấu các điểm khác biệt trong 2 bức tranh được giao. Thông qua tìm điểm khác nhau, trẻ được rèn luyện về tính tập trung vào chi tiết và khả năng phân biệt thị giác.
phương pháp can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tập tô màu để rèn luyện tính kiên nhẫn và phát triển khả năng thẩm mỹ

4. Bài tập về kỹ năng xã hội

Chơi trò chơi đóng vai là một cách thú vị và hiệu quả để trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp và hợp tác của trẻ trong một tập thể. Trong trò chơi này, trẻ có thể đảm nhận vai trò của các nhân vật khác nhau trong các tình huống giả định. Thông qua đó trẻ sẽ hiểu và cảm thông với cảm xúc cũng như suy nghĩ của người khác, đồng thời học cách giải quyết vấn đề và mạnh dạn thể hiện ý kiến của mình.

Hình thức trò chơi này cũng tạo dựng môi trường an toàn để trẻ thể hiện và phát triển trí tưởng tượng của mình. Thông qua các nhân vật với vai trò, tính cách khác nhau, trẻ có thể tìm ra các giải pháp giải quyết tình huống khó khăn. Đồng thời, trò chơi cũng giúp trẻ học cách tôn trọng quan điểm của mọi người và học hỏi trải nghiệm từ người khác.

Ngoài ra, chơi trò chơi đóng vai nhân vật còn tạo ra cơ hội để trẻ tương tác với bạn bè và xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực. Trong quá trình chơi, các em có thể hợp tác với nhau để giải quyết tình huống đưa ra và chia sẻ niềm vui từ những trải nghiệm mới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ có thể cải thiện giảm chú ý bằng cách đóng tham gia trò chơi đóng vai nhân vật

Lưu ý khi vận dụng các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý

Việc áp dụng các bài tập phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý cải thiện khả năng tập trung, kỹ năng vận động và nhận thức. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ và giáo viên cần lưu ý một số điểm sau đây khi cho trẻ thực hiện chúng:

cách cải thiện trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý cần nhận được sự chăm sóc tốt từ gia đình và xã hội
  • Chọn bài tập phù hợp với độ tuổi và khả năng để tránh tình trạng trẻ nản lòng hoặc không thể hoàn thành
  • Lựa chọn các bài tập mà trẻ yêu thích để khuyến khích tham gia một cách tích cực
  • Hướng dẫn trẻ cách thực hiện bài tập một cách rõ ràng và dễ hiểu
  • Khuyến khích trẻ tự lập trong quá trình vận dụng bài tập để phát triển khả năng chủ động, độc lập
  • Kết hợp các bài tập với các hoạt động giải trí để trẻ không cảm thấy nhàm chán
  • Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên để tạo môi trường học tập phù hợp cho trẻ tại trường học.
  • Đảm bảo môi trường tập luyện được an toàn để trẻ không gặp nguy hiểm
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất để giải phóng năng lượng dưa thừa và cải thiện khả năng tập trung
  • Tạo không gian thoải mái và vui vẻ để trẻ không cảm thấy áp lực khi thực hiện các bài tập

Vận dụng các bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý phù hợp là chìa khóa để cải thiện các khả năng quan trọng như tập trung, kỹ năng vận động, nhận thức. Điều này đòi hỏi một quá trình hướng dẫn cẩn thận, kết hợp với môi trường lành mạnh và sự hỗ trợ đầy đủ từ cả gia đình và giáo viên. Chỉ khi có sự kết hợp này, các bài tập mới thực sự mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài tập thở chữa nói lắp
4 Bài tập thở chữa nói lắp: Cha mẹ có thể dạy bé ngay tại nhà

Áp dụng một số bài tập thở tại nhà cũng là phương pháp hỗ trợ chữa nói lắp hiệu quả cho bé. Các chuyên gia...

Einstein
Hội chứng Einstein: Trẻ chậm nói nhưng rất thông minh, sáng dạ

Hội chứng Einstein được xếp với nhóm trẻ chậm nói nhưng lại sở hữu một năng khiếu vượt trội về các lĩnh vực tư duy,...

cuốn tài liệu dạy trẻ chậm nói
4 Cuốn tài liệu dạy trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hay nhất

Phụ huynh nên tham khảo các cuốn tài liệu dạy trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ như "Bật âm những từ đầu tiên";...

Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM
Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM: 5 địa chỉ tốt nhất

Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM đang là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh có con có biểu hiện...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort