6 cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc hiệu quả (kỹ năng quan trọng)

Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng quan trọng mà trẻ em cần được học từ sớm để trưởng thành hơn. Nhưng làm thế nào để dạy trẻ kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả? Việc này không chỉ giúp con tránh được phản ứng tiêu cực khi gặp khó khăn mà còn xây dựng khả năng giao tiếp tốt hơn.

Nguyên nhân trẻ không biết kiểm soát cảm xúc

Trẻ em gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc chủ yếu do não bộ chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, vùng não trước trán để điều chỉnh hành vi và cảm xúc còn đang hoàn thiện, khiến bé dễ bị cuốn theo cảm xúc mãnh liệt mà không thể kiềm chế.

dạy trẻ kiểm soát cảm xúc
Trẻ em thường gặp khó khăn khi đối diện với cảm xúc như giận dữ, buồn bã hay lo lắng

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường thiếu từ vựng để diễn tả chính xác cảm xúc của mình. Lúc này, con sẽ phản ứng bằng cách khóc lóc, cáu kỉnh, nổi giận. Cùng với đó việc kinh nghiệm sống hạn chế, chưa được hướng dẫn cách ứng phó làm bé dễ bị choáng ngợp và phản ứng tiêu cực.

Đặc biệt, nếu cha mẹ thường xuyên căng thẳng hoặc phản ứng cảm xúc một cách tiêu cực thì trẻ sẽ có xu hướng bắt chước những hành vi đó mà không nhận thức được hậu quả.

Tại sao kiểm soát cảm xúc là kỹ năng quan trọng nên dạy trẻ?

Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng nền tảng để bé xây dựng mối quan hệ tích cực trong cuộc sống. Khi đã biết điều chỉnh cảm xúc của mình, trẻ có thể bày tỏ suy nghĩ phù hợp, tránh xung đột không cần thiết với bạn bè và người thân.

Ngoài ra, khả năng kiểm soát cảm xúc giúp trẻ giữ được sự bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn. Thay vì để cảm xúc lấn át, con sẽ tập trung tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả, từ đó phát triển tư duy sáng suốt và sự tự tin vào bản thân.

cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc
Trẻ em cần học cách điều chỉnh cảm xúc để sống tích cực hơn

Việc làm chủ cảm xúc còn góp phần bảo vệ sức khỏe tinh thần cho các bé. Nếu không bị cảm xúc tiêu cực chi phối, con sẽ dễ tập trung vào học tập và duy trì tinh thần thoải mái để vượt qua các thử thách trong cuộc sống.

Gợi ý 6 cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng không tự nhiên mà trẻ cần được rèn luyện từng ngày. Cha mẹ có thể đồng hành cùng con làm chủ cảm xúc bằng những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây:

1. Tách rời cảm xúc khỏi hành vi

Cảm xúc – hành vi không phải lúc nào cũng đi liền với nhau và trẻ cần học cách nhận biết điều này. Con cảm thấy tức giận nhưng không có nghĩa được phép la hét, đánh bạn bè. Cha mẹ nên giải thích rằng cảm xúc là điều bình thường nhưng hành vi cần được kiểm soát.

Để dạy trẻ hiểu sự tách rời, hãy giúp con nhận diện cảm xúc trước. Khi trẻ cảm thấy tức giận, cha mẹ có thể gợi ý “Con đang giận nhưng chúng ta sẽ nói chuyện thay vì hét lớn nhé?”.  Điều này làm bé biết thực hành kiểm soát hành vi ngay từ nhỏ.

phương pháp dạy trẻ kiểm soát cảm xúc
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc là giúp con bày tỏ cảm xúc một cách phù hợp

Chẳng hạn, nếu trẻ không hài lòng khi bị từ chối một món đồ chơi thì phụ huynh có thể nói “Mẹ hiểu con buồn vì không mua được đồ chơi. Nhưng thay vì khóc, hãy nói cho mẹ nghe tại sao con muốn món đồ đó?”. Đây là cách để bé hiểu rằng cảm xúc nên bày tỏ mà không cần hành vi tiêu cực.

2. Hướng dẫn cách xử lý sự khó chịu

Sự khó chịu là nguyên nhân khiến trẻ bùng nổ cảm xúc giận dữ, khóc lóc. Những lúc này, con cần được hướng dẫn cách kiểm soát như hít thở sâu, ngồi yên để bình tĩnh lại. Điều này giúp bé không phản ứng thái quá khi gặp vấn đề.

Hãy dạy trẻ rằng sự khó chịu này có thể vượt qua được. Như khi con buồn vì bị thua trong trò chơi, mẹ có thể nói: “Con thất vọng vì thua, đúng không? Nhưng lần sau chúng ta sẽ thử lại và học cách chơi tốt hơn”.

Cha mẹ cũng có thể giúp trẻ xử lý sự khó chịu bằng hoạt động yêu thích như vẽ tranh, đọc sách, đi dạo. Những cách làm này không chỉ làm dịu cảm xúc mà còn xây dựng sự bình tĩnh tự nhiên cho con.

3. Hạn chế cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn bã xuất phát từ những tình huống không như ý muốn. Nếu không được kiểm soát, chúng gây ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ. Vì vậy, giúp con hạn chế được cảm xúc tiêu cực là cách để duy trì sự cân bằng cảm xúc.

dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Trẻ phát triển cảm xúc tích cực giúp ích cho việc xây dựng các mối quan hệ

Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thay thế cảm xúc tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Ví dụ, khi con cảm thấy ghen tị với bạn bè, hãy nhắc nhở rằng “Bạn có món đồ chơi đẹp, nhưng con cũng có món đồ khác thú vị mà con yêu thích”. Qua đó, bé sẽ chuyển hướng suy nghĩ thật nhẹ nhàng.

Hãy khuyến khích trẻ học cách đối diện với cảm xúc thay vì né tránh. Thay vì “Đừng buồn nữa”, mẹ có thể nói: “Con buồn là bình thường, nhưng hãy thử nghĩ xem điều gì sẽ làm con cảm thấy vui hơn?”. Có như vậy, bé mới học cách kiểm soát cảm xúc theo hướng tích cực.

4. Dạy trẻ quản lý cảm xúc

Quản lý cảm xúc nghĩa là giúp trẻ nhận biết cảm xúc của mình và biết cách phản ứng phù hợp. Con cần học rằng cảm xúc không thể biến mất ngay, nhưng chúng ta có thể chọn cách bày tỏ chúng sao cho đúng.

Một cách đơn giản để dạy trẻ là sử dụng bảng biểu cảm để gắn cảm xúc của mình vào mỗi ngày. Chẳng hạn, con có thể chọn biểu tượng mặt buồn, mặt vui để thể hiện cảm xúc rồi cùng cha mẹ thảo luận về lý do. Qua đó, các bé sẽ hiểu rõ hơn về cảm xúc của bản thân.

Người lớn cũng có thể tạo các hoạt động thực hành như đóng vai, chơi trò chơi điều chỉnh cảm xúc. Khi trẻ giả làm một người giận dữ, hãy hướng dẫn con cách bình tĩnh như hít thở sâu, đếm đến 10. Đây là cách thú vị để con học kỹ năng quản lý cảm xúc trong thực tế.

5. Cùng nhau tìm ra chiến lược đối phó

Những chiến lược như hít thở sâu, viết nhật ký, đi bộ thư giãn đều là cách giúp con đối phó với cảm xúc tiêu cực dễ áp dụng. Cha mẹ cần thử nghiệm cùng bé để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất cho từng tình huống.

Hãy đồng hành với con bằng cách đặt câu hỏi và lắng nghe. Như khi trẻ giận dữ, người lớn có thể hỏi: “Con muốn làm gì để cảm thấy tốt hơn? Chúng ta cùng thử thổi bong bóng để bình tĩnh lại nhé”. Sự tương tác này giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu nhiều hơn.

dạy con chiến lược kiểm soát cảm xúc
Con có thể cùng cha mẹ học điều chỉnh cảm xúc bằng hoạt động vui chơi

Việc phát triển chiến lược cần thực hiện lâu dài và liên tục. Cha mẹ nên nhắc nhở và khuyến khích con áp dụng các phương pháp đã học vào cuộc sống hàng ngày. Dần dần, trẻ sẽ xây dựng được thói quen kiểm soát cảm xúc một cách chủ động.

6. Luôn kết nối với con

Kết nối với con là nền tảng để dạy trẻ kiểm soát cảm xúc vì bé sẽ dễ dàng chia sẻ khi cảm thấy được yêu thương. Phụ huynh dành thời gian lắng nghe và đồng cảm, trẻ sẽ học cách bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở để qua đó xây dựng lòng tin giữa cha mẹ – con cái.

Người lớn nên giữ kết nối thông qua hoạt động chung như đọc sách, chơi trò chơi, trò chuyện trước giờ đi ngủ. Khi cùng trẻ kể về một ngày, hãy hỏi con hôm nay có điều gì khiến bản thân vui hay buồn. Để qua đó, trẻ nhận diện và diễn đạt cảm xúc dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hãy luôn hiện diện và sẵn sàng hỗ trợ khi con gặp khó khăn. Những lúc bé bùng nổ cảm xúc, hãy ôm con và nói “Mẹ ở đây với con. Hãy nói cho mẹ biết con đang cảm thấy thế nào?”. Sự gắn kết này giúp bé yên tâm học cách đối mặt với cảm xúc thật tích cực.

Lưu ý khi dạy trẻ học cách điều chỉnh cảm xúc

Trẻ em không tự nhiên biết cách điều chỉnh cảm xúc, mà cần được hướng dẫn từng bước để hiểu, nhận diện và xử lý cảm xúc của mình.

trẻ học cách kiểm soát cảm xúc
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc là hành trình đòi hỏi sự thấu hiểu từ cha mẹ
  • Nhận biết cảm xúc: Trẻ cần học cách nhận ra cảm xúc như vui, buồn, tức giận, lo lắng để khi con hiểu được sẽ dễ dàng bày tỏ và chia sẻ hơn.
  • Xây dựng từ vựng cảm xúc: Dạy trẻ cách gọi tên cảm xúc bằng từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để con diễn đạt cảm xúc rõ ràng thay vì thể hiện qua hành vi tiêu cực.
  • Tự nhận thức về cảm xúc: Khuyến khích con đặt câu hỏi “Tại sao mình cảm thấy như vậy?” để khám phá nguồn gốc cảm xúc. Nhờ đó, trẻ sẽ học cách đánh giá và điều chỉnh cảm xúc có ý thức.
  • Quản lý stress: Hướng dẫn trẻ kỹ thuật như hít thở sâu, tham gia các hoạt động vui chơi để giải tỏa áp lực, lấy lại bình tĩnh và kiểm soát tình hình tốt hơn.
  • Xây dựng kỹ năng giao tiếp: Trẻ cần học cách diễn đạt cảm xúc bằng lời nói, cử chỉ lịch sự thay vì hành động bốc đồng để tạo thiện cảm trong giao tiếp.
  • Thực hành tự kiểm soát: Dạy trẻ hiểu rằng cảm xúc không thể thay đổi ngay lập tức, mà cần thời gian để điều chỉnh nên hãy bình tĩnh suy nghĩ trước khi hành động.
  • Tạo môi trường an toàn: Một môi trường yêu thương và không phán xét giúp trẻ thoải mái bày tỏ cảm xúc. Khi cảm thấy được thấu hiểu, con sẽ tự tin xử lý cảm xúc.
  • Mô phỏng và hướng dẫn: Đặt trẻ vào tình huống giả định để thực hành kiểm soát cảm xúc và ứng xử phù hợp. Qua đó, con sẽ hiểu cách điều chỉnh hành vi khi cảm xúc mãnh liệt xuất hiện.
  • Gương mẫu từ người lớn: Trẻ học hỏi rất nhiều từ cách cha mẹ xử lý cảm xúc trong cuộc sống nên khi phụ huynh kiểm soát tốt cảm xúc của mình thì con sẽ học theo và hình thành thói quen tích cực.

Kiểm soát cảm xúc không phải là tài năng thiên bẩm mà là kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện. Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc ngay từ nhỏ chính là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các bé đối mặt với những thử thách trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:


Các nguồn tham khảo:

  • https://www.apa.org/topics/parenting/emotion-regulation
  • https://www.parents.com/emotional-regulation-skills-8692759

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em là gì
Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em do đâu? Cách khắc phục

Nhiều cha mẹ thường hoang mang khi chứng kiến cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em bởi lúc này bé tỉnh giấc trong trạng...

Kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non
Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 – 36 tháng trường mầm non

Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 - 36 tháng như tự ăn, tự lau tay dần trở nên cần thiết trong...

Trẻ nhút nhát
Trẻ nhút nhát ít nói: Dấu hiệu của nhiều vấn đề quan ngại

Trẻ rụt rè, nhút nhát ít nói, thiếu tự tin sẽ gặp phải rất nhiều cản trở khi giao tiếp, tương tác và kết nối...

Hội chứng sợ đám đông ở trẻ nhỏ: 6 Cách giúp con tự tin hơn

Việc nhận biết và đối phó với hội chứng sợ đám đông ở trẻ nhỏ là rất quan trọng để giúp trẻ vượt qua những...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort