Nhận thức là gì? Các giai đoạn & vai trò trong tâm lý học
Nhận thức là cả một quá trình tiếp thu, học hỏi các kiến thức, thông tin về mọi lĩnh vực đời sống. Nhờ vào nhận thức mà con người có thể dễ dàng nắm bắt được bản chất của các sự việc, hiện tượng xoay quanh cuộc sống.
Nhận thức là gì?
Nhận thức hay còn được gọi với tên tiếng anh là Cognition. Đây là một khái niệm khá đa dạng bởi mỗi ngành học sẽ có những cách định nghĩa khác nhau về nhận thức.
Dựa theo quan điểm triết học của Mác – Lênin thì đây được xem là quá trình giúp phản ánh biện chứng về những hiện thực khách quan được tiếp thu vào não bộ. Hiểu theo cách đơn giản hơn thì đây chính là hành động hoặc quá trình nhằm bồi bổ những kiến thức, thông tin, kinh nghiệm thông qua các giác quan, suy nghĩ, sự tích lũy lâu dài.
Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam cho biết, nhận thức chính là quá trình biện chứng, phản ánh về thế giới khách quan đối với ý thức của mỗi người. Cũng chính vì thế mà con người có thể tư duy, phát triển vượt bậc, tiến gần hơn đối đến khách thể.
Trong khoa học nhận thức và tâm lý học thường nói đến Cognition như một chức năng tâm lý của con người nhằm để xử lý thông tin. Bên cạnh đó, trong một khía cạnh của tâm lý học xã hội – ý thức xã hội còn xem nhận thức như một lời giải thích về thái độ, động lực và phân loại của tập thể.
Nhận thức thường mang tính năng động, tích cực và sáng tạo với những đặc điểm riêng biệt đối với từng con người khác nhau. Đây là một hoạt động với rất nhiều các quá trình khác nhau được biểu hiện với nhiều cấp độ khác nhau để có thể phản ánh tốt hiện thực khách quan, nhờ đó tạo ra được những sản phẩm khác biệt về hiện thực.
Nhận thức của con người sẽ mang tính trực giác, nó vừa có sự vô thức, vừa có ý thức, vừa cụ thể nhưng lại vừa trừu tượng. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau (triết học, tâm lý học, tâm thần học, ngôn ngữ học, sinh học, toán học, giáo dục,…) nhận thức sẽ hoạt động theo những góc độ khác nhau.
Các giai đoạn của nhận thức
Dựa vào quan điểm tư duy biện chứng, Cognition của con người được hoạt động linh hoạt từ trực quan sinh động cho đến tư duy trừu tượng và cho đến thực tiễn. Quá trình hình thành nhận thức cũng sẽ đi từ những giai đoạn đơn giản cho đến những sự phức tạp, phát triển từ thấp đến cao, từ những sự cụ thể cho đến những điều trừu tượng, từ những hình thức bên ngoài cho đến các bản chất sâu thẳm bên trong.
Cũng chính nhờ vào các bản chất đó mà nhận thức cũng sẽ được chia thành 2 giai đoạn, đó là giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính. Cụ thể như sau:
1. Giai đoạn nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên và thấp nhất của quá trình nhận thức của mỗi con người. Nhiều người còn gọi là là giai đoạn trực quan sinh động, nghĩa là nó sẽ giúp phản ảnh các thuộc tính ở bên ngoài thông qua tri giác và các cảm giác.
Ở giai đoạn này, con người sử thường sử dụng những giác quan của mình như thính giác, khứu giác, thị giác, vị giác xúc giác để có thể tác động vào những sự việc, sự vật, từ đó có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt được nó. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn chưa thể hiện và khẳng định cụ thể về những mối quan hệ của bản chất, các sự việc tất yếu bên trong của hiện tượng và sự vật nên nó cần được phát triển hơn ở các giai đoạn sau.
Theo đó, giai đoạn này sẽ gồm có nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như:
- Cảm giác
Hình thức này thường được diễn ra để có thể phản ánh tốt về những sự riêng lẻ của các hiện tượng, sự vật khi chúng có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp đối với các giác quan của con người. Cảm giác được xem như nguồn gốc của sự hiểu biết, nó chính là kết quả của những sự chuyển hóa về năng lượng để biến chúng thành ý thức.
- Tri giác
Khi các sự vật, sự việc có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp đối với những giác quan của con người thì quá trình nhận thức cảm giác có thể phản ứng chân thực về những điều đó. Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, tri giác là một hình thức nhận thức khá trọn vẹn, đầy đủ và có sự đa dạng, phong phú, nó tổng hợp nhiều cảm giác khác nhau.
Được biết, nhận thức yêu cầu phải phân biệt cụ thể và rõ ràng về những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng. Sự đòi hỏi này diễn ra ngay cả khi các sự vật không còn tác động trực tiếp lên những giác quan của con người. Tuy nhiên, hình thức tri giác này có thể bao gồm cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trực mang tính trực quan về các sự việc, sự vật xung quanh. Vì thế mà nhận thức cần phải được phát triển với hình thức vượt trội hơn.
- Biểu tượng
Biểu tượng chính là một trong các hình thức nhận thức cảm tính nổi bật, nó vừa chứa đựng các yếu tố trực tiếp và cả gián tiếp. Chính vì thế mà biểu hiện có thể giúp phản ánh khả cụ thể về những sự vật, hiện tượng nhờ vào sự hình dung, ghi nhớ các sự vật khi chúng không còn tác động trực tiếp đến những giác quan.
Hình thức này có thể phản ảnh được cụ thể về những thuộc tính đặc trưng của những sự vật khác nhau. Cũng bởi nó được tạo thành nhờ vào sự kết hợp và tương tác, bổ sung giữa các giác quan cùng với sự tổng hợp, phân tích.
2. Giai đoạn nhận thức lý tính
Giai đoạn nhận thức lý tính hay còn được nhiều người gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng sẽ giúp phản ánh một cách gián tiếp về các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Nó cũng được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như:
- Khái niệm
Đây là hình thức cơ bản nhất của giai đoạn nhận thức lý tính. Nó giúp phản ánh về các đặc điểm bản chất của các sự vật, hiện tượng. Để có thể hình thành nên khái niệm về một sự vật nào đó thì cần phải trải qua quá trình tổng hợp khái quát biện chứng về thuộc tính, đặc điểm của các sự vật hoặc các lớp sự vật khác nhau.
Các chuyên gia cho biết rằng, khái niệm được đánh giá là một trong các hình thức quan trọng đối với quá trình nhận thức của mỗi con người. Nó chính là cơ sở để có thể hình thành nên những phán đoán, tư duy khoa học mang tính chủ quan và khách quan.
- Phán đoán
Hình thức phán đoán chính là sự liên kết giữa các khái niệm nhằm đưa ra sự phủ định hoặc khẳng định về các thuộc tính, đặc điểm của những đối tượng, sự vật. Theo đó, phán đoán sẽ được phân chia thành 3 loại cụ thể, đó là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến.
- Suy luận
Là hình thức nhận thức trừu tượng bao gồm sự liên kết giữa sự phán đoán để có thể đưa ra một phán đoán cụ thể mang tính kết luận nhằm rút ra được tri thức mới. Tùy thuộc vào sự kết hợp các phán đoán theo các trật tự khác nhau mà hình thức suy luận có được là diễn dịch hoặc quy nạp.
Tuy rằng nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính đều có sự khác và giống nhau nhất định. Nhưng nhìn chung thì hai giai đoạn này có sự tương tác và kết nối chặt chẽ không thể tách rời. Cụ thể, nếu không có sự xuất hiện của nhận thức cảm tính thì sẽ không có nhận thức lý tính, khi đó bản chất của sự vật sẽ không thể nhận thức được một cách rõ ràng.
Theo chia sẻ thì nhận thức cảm tính chính là cơ sở và là nguồn nguyên liệu quan trọng để hình thành nên nhận thức lý tính. Ngược lại, nhận thức lý tính cần phải dựa trên quá trình hình thành của nhận thức cảm tính. Hai giai đoạn này tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau.
Bản chất của nhận thức
Bản chất của Cognition sẽ được thể hiện cụ thể qua các nguyên nhân cơ bản như sau:
- Nguyên tắc 1: Nhận thức thừa nhận sự hiện diện và tồn tại của thế giới vật chất bên ngoài, đồng thời nó cũng độc lập so với ý thức. Đây chính là sự phản ánh về thế giới khách quan đi vào bộ não của con người theo cách chủ động và sáng tạo.
- Nguyên tắc 2: Nó giúp công nhận về thế giới của con người, dựa theo nguyên tắc trên thế giới, cái gì cũng có thể biết được, chỉ có những thứ chưa được biết đến chứ không phải vì không biết.
- Nguyên tắc 3: Tuy rằng nhận thức có nguồn gốc cốt lõi từ thế giới vật chất nhưng cơ sở trực tiếp và cơ bản nhất của nó chính là thực tế. Chủ thể chính của nhận thức đó là con người bởi con người chính là chủ thể trong tất cả các hoạt động của mình.
- Nguyên tắc 4: Nhận thức là một quá trình phát triển cụ thể chứ không phải là một hành động diễn ra nhất thời. Nó xuất phát từ những cái chưa biết cho đến đã biết, biết nhiều hơn, từ những mức độ thấp đến cao, từ sự đơn giản đến phức tạp,….
Từ đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn”.
Vai trò của nhận thức trong tâm lý học
Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Nhờ có nhận thức mà con người có thể hiểu và phân biệt về những cái riêng, cái chung, biết được bản chất, tính chất của các sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Bên cạnh đó, nhận thức còn giúp cho chúng ta tiếp thu tốt một khối lượng lớn về mặt tri thức, nhờ đó có thể tích lũy được những bài học, kinh nghiệm quý báu. Hơn thế, con người sau quá trình hình thành nhận thức cũng sẽ dần thấu hiểu và hoàn thiện hơn về các khái niệm, định nghĩa đối với thế giới quan của riêng bản thân mình.
Trong lĩnh vực tâm lý học, nhận thức cũng mang đến nhiều lợi ích và đóng góp một vai trò to lớn. Bất kỳ ai trong chúng ta khi trải qua hầu hết các hoạt động đời sống đều cần thực hiện quá trình nhận thức.
Khi nhận thức được thực hiện một cách đúng đắn, nó sẽ giúp cho con người thu thập được nguồn thông tin tích cực, đánh giá và làm sáng tỏ được sự việc, sự vật, tính huống. Nhờ đó mà hình thành nên những hành vi, thái độ cùng với các biện pháp phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.
Làm sao để phát triển nhận thức?
Nhận thức là một hoạt động cần thiết đối với mỗi con người và để nó có thể hoạt động một cách hoàn thiện nhất thì mỗi chúng ta phải rèn luyện từng ngày. Để có thể phát triển và nâng cao kỹ năng nhận thức, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
1. Tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Để giúp kỹ năng nhận thức được hoàn thiện và phát triển tốt thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là xác định được cụ thể về những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Các nhược điểm của bản thân sẽ giúp bạn biết được đâu là những kiến thức và kỹ năng mà mình cần phải tập trung nhiều hơn, từ đó dành nhiều thời gian và sự nỗ lực để cải thiện và nâng cao nó.
Ngược lại, khi biết được ưu điểm của chính mình, bạn sẽ dễ dàng phát huy các tiềm năng của bản thân, biết đâu là những mặt là mình có thể hoàn thành tốt để lựa chọn công việc, nghề nghiệp phù hợp. Do đó, đừng ngại tìm ra những ưu và nhược điểm của chính mình, chỉ có như thể bạn phải dần hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.
2. Tự tạo động lực cho bản thân
Bạn không thể làm tốt bất cứ điều gì khi ngay chính bản thân bạn cũng không có động lực về nó. Động lực chính là một trong các yếu tố cần thiết để bạn có thể dần phát triển và cải thiện bản thân của mình hơn trong tất cả các lĩnh vực đời sống.
Không nhất thiết phải là những động lực to lớn, cao siêu mà đơn giản chỉ là những điều mà bạn mong muốn đạt được thì dù đó chỉ là những việc nhỏ nhoi cũng mang đến những ý nghĩa tuyệt vời. Vì thế, mỗi chúng ta cần tìm ra ít nhất một động lực cho bản thân để có thể tiến xa hơn trong tương lai.
3. Học cách lắng nghe
Lắng nghe là một trong những điều quan trọng và vô cùng cần thiết để một người có thể phát triển kỹ năng nhận thức của mình. Vì chỉ khi bạn biết cách lắng nghe những người xung quanh thì bản thân bạn mới có thể dễ dàng tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích.
Bạn sẽ không thể gặt hái được những sự thành công nếu bản thân bạn không biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ mọi người xung quanh để đúc kết các kinh nghiệm quý báu cho chính mình. Đồng thời, sự lắng nghe còn giúp bạn có thể thấu hiểu và nắm bắt được nội dung mà người khác muốn truyền đạt, từ đó dễ dàng lập luận, phản biện và nêu lên ý kiến của cá nhân.
4. Rèn luyện thói quen viết nhật ký
Bạn sẽ rất khó nhận ra sự phát triển của bản thân cũng như sự tiến triển về kỹ năng nhận thức của chính mình. Vì thế, hãy tập thói quen viết nhật ký, ghi chép lại những gì xảy ra trong ngày để có thể dễ dàng nắm bắt được những sư thay đổi của chính mình.
Đây được xem như một cách giúp bạn lưu trữ các hoạt động mà mình đã thực hiện. Nó cũng chính là bằng chứng cụ thể và rõ ràng nhất để chứng minh cho sự trưởng thành của bạn theo thời gian.
5. Thiền định
Thiền định là một trong các phương pháp thư giãn hiệu quả, an toàn mang đến nhiều lợi ích đối với con người. Trong lúc ngồi thiền, cơ thể sẽ hoàn toàn được thả lỏng và chìm vào sự tĩnh lặng để có thể thư giãn một cách triệt để. Nhờ vào biện pháp này mà bạn có thể gia tăng sự tập trung, cải thiện tinh thần, tỉnh táo trong mọi quyết định.
Vì thế, nếu muốn nâng cao kỹ năng nhận thức của bản thân, bạn hãy dành thời gian để thư giãn, ngồi thiền 15 đến 30 phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu sắp xếp lại thời gian biểu của bạn, dành ra một ít thời giờ cho bản thân để tái tạo lại các nguồn năng lượng tích cực, giúp hoàn thành tốt các công việc, hoạt động trong ngày.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về nhận thức, các giai đoạn và vai trò của nó. Đồng thời cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn có thể nâng cao kỹ năng nhận thức của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!