Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm: Mẹo khắc phục cực hay cho bố mẹ

Trẻ nghịch ngợm, thích phá phách là điều thường gặp của nhiều đứa trẻ, nhất là trong giai đoạn đang phát triển, thích khám phá và tò mò về mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, nếu trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm và không biết nghe lời, đôi lúc có những hành vi chống đối, phản kháng dữ dội thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý quan tâm và có cách khắc phục, điều chỉnh hiệu quả cho trẻ ngay trong giai đoạn sớm. 

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Trẻ hiếu động quá mức chính là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy mệt mỏi và đau đầu.

Vì sao trẻ quá hiếu động và nghịch ngợm?

Trong thực tế, không có bất kỳ đứa trẻ nào vừa mới sinh ra đã có sự ngoan ngoan hay hư hỏng. Phần lớn các hành vi, cảm xúc, tính cách của trẻ nhỏ thường sẽ liên quan đến quá trình chăm sóc, giảng dạy của ba mẹ cùng với sự quan sát, học hỏi, thích nghi của trẻ trong từng môi trường khác nhau.

Sự nghịch ngợm, hiếu động của trẻ đôi khi chỉ là các biểu hiện bình thường do trẻ muốn tìm tòi và khám phá những điều thú vị, mới lạ xoay quanh cuộc sông hàng ngày. Những đứa trẻ này thường có nhiều cơ hội để được trải nghiệm những hoạt động hấp dẫn và trẻ cũng có nhiều khả năng để phát triển bản thân hơn so với những trẻ khác.

Tuy nhiên, sự nghịch ngợm quá mức của trẻ cũng có thể là biểu hiện của các dấu hiệu bất thường về cảm xúc, hành vi. Một số trẻ hiếu động thái quá, thường xuyên có những hành động chống đối, không nghe lời ba mẹ, thiếu sự tập trung, khả năng ghi nhớ kém sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và làm suy giảm chất lượng đời sống, khiến trẻ không thể đảm bảo tốt năng lực học tập, thậm chí còn có nguy cơ đối diện với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên vội vàng đưa ra phán xét về các hành vi hiếu động hay nghịch ngợm quá mức của trẻ. Trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về nguyên nhân khiến trẻ có những biểu hiện này và dần đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp cho mỗi tình trạng khác nhau.

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Trẻ nghịch ngợm, phá phách liên tục có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Cụ thể, một số lý do thường được nhắc đến đối với trẻ có sự phá phách, hiếu động quá mức như:

  • Do sự phát triển chưa hoàn chỉnh của trí não có thể khiến cho trẻ nhỏ vẫn chưa có đủ khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi của chính mình. Điều này khiến trẻ dễ bộc phát các cơn tức giận của bản thân, mong muốn được hoạt động để giải tỏa nguồn năng lượng dư thừa bên trong cơ thể.
  • Trẻ hiếu động, nghịch ngợm quá mức đôi khi xuất phát từ tâm lý muốn được quan tâm và chú ý. Một số trẻ nhỏ do thiếu vắng tình yêu thương của ba mẹ hoặc sự bận rộn của phụ huynh khiến trẻ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Điều này có thể thôi thúc trẻ trở nên nghịch ngợm, phá phách liên tục để gây sự chú ý của những người xung quanh, mong muốn nhận được sự quan tâm từ người khác.
  • Các tác động vật lý như đói khát, thiếu ngủ, đau ốm, mệt mỏi cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ trở nên cáu gắt, nghịch ngợm quá mức.
  • Sự hiếu động và phá phách quá mức của trẻ nhỏ đôi khi là do học tập, bắt chước theo ba mẹ hoặc những người thân thường xuyên tiếp xúc. Trẻ nhỏ thường hay quan sát và có xu hướng học hỏi những hành vi, lời nói, cảm xúc của mọi người xung quanh. Vì thế, nếu người chăm sóc trẻ là người có sự năng động thái quá thì trẻ cũng có nhiều xu hướng bị ảnh hưởng.
  • Dư thừa năng lượng cũng chính là lý do thường gặp khiến cho nhiều trẻ có xu hướng quá hiếu động. Để có thể giải phóng nguồn năng lượng bên trong cơ thể, trẻ sẽ có xu hướng chạy nhảy, hoạt động và nghịch phá khắp mọi nơi, thậm chí trẻ còn không có nhu cầu nghỉ ngơi.
  • Tính cách của mỗi trẻ nhỏ cũng có phần khác nhau, có những trẻ chỉ thích ngồi yên một chỗ, thích chơi những trò chơi nhẹ nhàng nhưng cũng có những trẻ năng động, thích chạy nhảy và khám phá mọi nơi. Đây được xem là một trong các biểu hiện bình thường và hay gặp phải của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 2-5 tuổi luôn muốn khám phá mọi thứ bên ngoài thế giới.
  • Trẻ quá hiếu động và nghịch ngợm cũng có thể là biểu hiện cảnh báo về chứng tăng động giảm chú ý. Nếu ba mẹ nhận thấy trẻ có kèm theo các triệu chứng chống đối, sự bốc đồng, suy giảm về trí nhớ và khả năng tập trung thì nên cân nhắc cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ kỹ lưỡng hơn.

Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian chăm sóc và quan tâm trẻ nhỏ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện chưa đúng đắn và phù hợp của trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp và hỗ trợ khắc phục phù hợp.

Mẹo giúp khắc phục cho trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm

Trẻ quá hiếu động và nghịch ngợm thường là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu. Sự phá phách quá mức của trẻ thường sẽ gây ra những cản trở trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, trẻ đôi khi không nghe lời hoặc thậm chí có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu các cách giúp khắc phục tốt các hành vi , biểu hiện hiếu động của trẻ nhỏ, giúp trẻ điều chỉnh hiệu quả để hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển toàn diện trong tương lai. Dưới đây chính là một trong các cách hiệu quả được chuyên gia khuyến khích áp dụng cho trẻ có biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm quá mức.

1. Ba mẹ cần giữ sự bình tĩnh khi con nghịch ngợm

Trước sự phá phách, nghịch ngợm của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần học cách giữ bình tĩnh để tránh việc la mắng hoặc khiến cho trạng thái tâm lý của trẻ trở nên kích động hơn. Một số trường hợp các bậc phụ huynh trở nên mất kiểm soát, thường xuyên la hét, mắng chửi khi con cái không nghe lời. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và tạm dừng hành vi của mình lại nhưng về sau trẻ vẫn sẽ có xu hướng phá phách, thậm chí trở nên dữ dội hơn.

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Ba mẹ cần giữ sự bình tĩnh trước các hành vi nghịch ngợm, phá phách của trẻ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ nhỏ luôn quan sát các hành vi, cảm xúc, cử chỉ và cách phản ứng của ba mẹ cùng những người xung quanh. Chính vì thế, nếu ba mẹ thường xuyên mất bình tĩnh, không giữ được trạng thái tích cực đối với trẻ thì trẻ nhỏ cũng sẽ có xu hướng học hỏi theo và thể hiện những điều đó trong các tình huống khác nhau của đời sống.

Cách tốt nhất để giữ bình tĩnh trước những hành vi chưa đúng mực của con đó chính là hãy hít thở thật sâu và đều hoặc tạm thời tránh mặt đi một lát. Đừng vội vàng đưa ra sự phán xét tiêu cực dành cho con, thay vào đó bạn hãy nhẹ nhàng tìm hiểu về nguyên nhân, quan sát các biểu hiện của trẻ để biết rõ vì sao trẻ lại có những hành vi như thế.

2. Luôn nhất quán trong cách nuôi dạy con cái

Để giúp trẻ xây dựng tốt các hành vi tích cực và lành mạnh, ba mẹ và các thành viên trong gia đình nên nhất quán trong cách nuôi dạy trẻ, tuyệt đối đừng đối xử với trẻ theo những cách khác nhau hoặc có sự thay đổi liên tục trong mỗi ngày. Nếu ba mẹ không thống nhất với nhau trong cách giáo dục con nhỏ, trẻ sẽ không thể coi trọng và tuân thủ đúng theo những gì mà ba mẹ đã giảng dạy.

Do đó, các thành viên trong gia đình cần chia sẻ và thống nhất với nhau về phương pháp nuôi dạy trẻ. Đối với những tình huống cần cứng rắn thì tuyệt đối không được nuông chiều hay mềm lòng quá mức. Khi mẹ dạy dỗ con cái, các thành viên khác cũng không nên chen vào hoặc có xu hướng bênh vực trẻ sẽ khiến trẻ có tâm lý ỷ lại và chống đối mạnh mẽ.

3. Tuyệt đối không dùng đòn roi để giáo dục trẻ

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng hiếu động và nghịch ngợm quá mức, ba mẹ cũng không nên sử dụng đòn roi hoặc các biện pháp răng đe nặng đối với trẻ. Cũng bởi việc đánh đập, sử dụng bạo lực sẽ khiến trẻ bị tổn thương cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến con càng có xu hướng phản kháng và muốn chống đối dữ dội hơn.

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Tuyệt đối không được sử dụng đòn roi hay chửi mắng khi trẻ quá hiếu động.

Đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn phát triển và có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, tư duy nếu liên tục gánh chịu những đòn roi hoặc sự mắng chửi của ba mẹ, người thân sẽ dễ trở nên kích động, bốc đồng và có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực hơn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa việc sử dụng đòn roi với trẻ nhỏ, cần tránh việc sử dụng các hành vi tiêu cực để khắc phục lỗi sai do trẻ gây ra.

4. Thưởng phạt đúng lúc

Bên cạnh việc tìm hiểu cách khắc phục tình trạng trẻ quá hiếu động và nghịch ngợm thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến việc khen thưởng, dành cho trẻ những lời động viên để khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng, nỗ lực thay đổi bản thân. Khi trẻ làm được một việc gì tốt, các bậc phụ huynh cũng đừng quên dành tặng cho trẻ những lời khen ngợi, khích lệ tinh thần để trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và cố gắng nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó, những lúc trẻ nghịch ngợm, phá phách hoặc có những hành vi tiêu cực, ba mẹ cũng cần có các hình thức trách phạt, răng đe phù hợp để con hiểu rõ về những điều sai trái của bản thân, từ đó có biện pháp khắc phục và hạn chế sự tái phạm cho lần sau. Nhờ thế mà trẻ sẽ có ý thức tốt hơn và biết cách suy nghĩ thấu đáo trước những hành động của bản thân, từ đó hạn chế được sự nghịch ngợm, hiếu động không phù hợp.

5. Tôn trọng sở thích và sự riêng tư nhất định của trẻ

Nhiều bậc phụ huynh hay cho rằng, trẻ nhỏ vẫn chưa có đủ sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong cuộc sống nên họ thường có xu hướng không xem trọng hoặc hay chen vào đời sống riêng tư của trẻ. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia cho biết rằng, mỗi đứa trẻ đều có những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân và trẻ luôn cần có sự tôn trọng, công nhận từ những người xung quanh, đặc biêt là ba mẹ.

Đôi khi sự thiếu tôn trọng và luôn xem thường những sự cố gắng của trẻ cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hiếu động và nghịch ngợm quá mức. Do đó, để khắc phục tốt tình trạng này, các bậc phụ huynh cũng cần học cách lắng nghe và tôn trọng những ý kiến, đóng góp của trẻ nhỏ.

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Trẻ luôn cần được lắng nghe và tôn trọng những sở thích, cảm nhận riêng của bản thân.

Hãy dành cho trẻ những không gian riêng để được thỏa thích làm những điều mà bản thân mong muốn. Đôi khi hãy chấp nhận sự nghịch ngợm của trẻ vì đây có thể chỉ là sự tò mò, ham khám phá bình thường của hầu hết mọi đứa trẻ. Trong các tình huống vui chơi hàng ngày, phụ huynh cũng có thể tạo cho trẻ một không gian thoải mái để trẻ được chạy nhảy, khám phá, tìm tòi nhiều thứ thú vị, từ đó giúp trẻ học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ và phát triển lành mạnh hơn.

6. Học cách lắng nghe và thấu hiểu trẻ nhiều hơn

Điều quan trọng và luôn cần thiết thực hiện đối với trẻ nhỏ đó chính là dành cho trẻ nhiều thời gian để chia sẻ, tâm sự về những cảm xúc, những điều trẻ đang mong muốn. Ba mẹ chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho mỗi đứa trẻ và bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được sự quan tâm, muốn có được nhiều thời gian ở bên ba mẹ.

Vì thế, các bậc phụ huynh cần sắp xếp thời gian để có thể trở thành một người bạn đồng hành, cùng lắng nghe những chia sẻ, những tâm sự của trẻ. Bằng cách này, ba mẹ cũng sẽ dễ dàng thấu hiểu được lý do vì sao trẻ trở nên nghịch ngợm và không nghe lời. Đồng thời, đây cũng là cách tạo dựng tốt mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái, hỗ trợ gia tăng tình cảm và gắn kết gia đình nhiều hơn.

7. Giải thích cho con về hậu quả của hành động sai lệch

Việc giải thích cho con về những hậu quả có thể xảy ra nếu con liên tục nghịch ngợm, trèo phá khắp mọi nơi là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh nên thực hiện. Đôi khi trẻ nhỏ vẫn chưa có đủ hiểu biết và nhận thức sâu rộng để dự đoán được trước những hệ lụy nghiêm trọng trước các hành vi của bản thân.

Do đó, các bậc phụ huynh hãy giúp trẻ hình dung cụ thể về những hậu quả trước mắt để trẻ nâng cao nhận thức và biết kiểm soát hành động của mình hơn. Cụ thể, hãy nói với việc trẻ có thể té ngã rất đau nếu trẻ liên tục leo trèo hoặc trẻ có thể bị cô lập nếu thường xuyên sử dụng bạo lực với bạn bè.

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Hãy giải thích và phân tích cho trẻ hiểu về các hậu quả có thể xảy ra khi nghịch ngợm.

Đồng thời, ba mẹ cũng cần dạy con cách suy nghĩ trước khi đưa ra một quyết định hoặc thực hiện một hành động nào đó. Sau mỗi lần con mắc phải sai lầm, các bậc phụ huynh cũng nên nhẹ nhàng phân tích và giải thích rõ nguyên nhân cho con để giúp con có thể hiểu và rút kinh nghiệm cho lần sau.

8. Quản lý và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thông tin tiêu cực

Việc tiếp xúc với quá nhiều các thông tin, hình ảnh tiêu cực, đặc biệt là thói quen thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ có thể là nguyên nhân làm khởi phát các hành vi nghịch ngợm, hiếu động quá mức ở nhiều trẻ nhỏ. Trong thực tế, sự phát triển của công nghệ mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người, nó giúp chúng ta học hỏi và cập nhật nhiều thông tin từ thế giới rộng lớn bên ngoài.

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội quá mức lại có thể là con dao hai lưỡi đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ em vẫn chưa thể có đủ nhận thức và kinh nghiệm để chắt lọc tất cả những thông tin hữu ích, lành mạnh phù hợp cho bản thân. Trẻ có thể dễ dàng tiếp xúc với những hình ảnh tiêu cực, những video hoặc các trò chơi mang tính bạo lực khiến trẻ học hỏi và bắt chước theo.

Vì thế, để giúp kiểm soát tốt tình trạng trẻ hiếu động và quá nghịch ngợm, các bậc phụ huynh cũng nên quản lý và hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng mạng xã hội, chắt lọc thông tin một cách phù hợp. Hãy giúp trẻ nâng cao nhận thức và phân biệt rõ những hành vi đúng đắn – sai lệch để trẻ hiểu, ngăn chặn những sự phá phách quá mức của bản thân.

9. Tìm kiếm hoạt động lành mạnh cho trẻ

Sự tăng động và nghịch phá của trẻ nhỏ có thể đến từ việc trẻ quá dư thừa năng lượng. Trẻ cần phải chạy nhảy, hoạt động liên tục để giải phóng nguồn năng lượng bên trong cơ thể. Vì thế, để khắc phục hiệu quả, các bậc phụ huynh cũng nên tạo điều kiện và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, thư giãn lành mạnh để trẻ vừa có cơ hội được giải tỏa nguồn năng lượng, vừa hạn chế được các hành vi tiêu cực, phá phách của bản thân.

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Ba mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ được vui chơi, thư giãn lành mạnh để giải tỏa năng lượng phù hợp.

Ba mẹ có thể khuyến khích con ra ngoài vận động, tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời cùng bạn bè đồng trang lứa để gia tăng các trải nghiệm và tạo dựng thêm các mối quan hệ lành mạnh. Hoặc nếu có điều kiện, gia đình cũng có thể đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học ngoại khóa dựa trên sở thích và mong muốn của trẻ. Những tiết học hát, học vẽ, học nấu ăn, sáng tác hoặc các buổi dã ngoại vào cuối tuần cũng là lựa chọn phù hợp cho những trẻ hiếu động.

10. Đặt ra các giới hạn, quy tắc dành cho trẻ

Để kiểm soát và khắc phục tốt các hành vi nghịch ngợm, hiếu động quá mức của trẻ nhỏ, phụ huynh cũng cần trao đổi và đặt ra các quy tắc, giới hạn dành riêng cho trẻ. Đối với những không gian, thời gian và hoạt động khác nhau, các bậc phụ huynh nên chia sẻ và cùng con thống nhất về những hành vi mà bản thân trẻ có thể được thực hiện và đưa ra những hình thức thưởng phạt rõ ràng để trẻ có thể tuân thủ một cách phù hợp.

Ví dụ, khi ba mẹ đang làm việc, con cần giữ yên lặng và không được làm ồn. Nếu con có thể thực hiện được tốt thì ba mẹ hãy dành cho con những lời khen hoặc thưởng cho con bằng những món ăn mà con yêu thích. Hoặc khi con chơi cùng bạn bè, hãy luôn biết cách chia sẻ và tuyệt đối không sử dụng bạo lực với bạn. Nếu con có hành vi đánh bạn thì con sẽ bị phạt không được chơi món đồ chơi mà con yêu thích.

Bằng cách này, ba mẹ có thể dễ dàng quản lý tốt các hành vi của con, đồng thời trẻ cũng có ý thức và trách nhiệm nhiều hơn đối với những phản ứng của chính mình, từ đó giảm thiểu sự nghịch ngợm, chống đối. Tuy nhiên, việc đặt ra các nguyên tắc cũng cần dựa trên khả năng và nhu cầu của mỗi đứa trẻ, ba mẹ cũng đừng nên quá cứng nhắc trong việc bắt buộc con phải tuân thủ nghiêm ngặt mà hãy linh hoạt hơn trong các tình huống cụ thể.

Thông tin bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc những cách hiệu quả để khắc phục tốt tình trạng trẻ quá hiếu động và nghịch ngợm. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ trẻ nhỏ để giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm và phát triển toàn diện hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

rối loạn hoảng sợ ở trẻ em là gì
Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào?

Rối loạn hoảng sợ ở trẻ em là một dạng rối loạn lo âu phổ biến, có thể ảnh hưởng đến các bé ở mọi...

trẻ biết người lạ người quen
Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen? Điều cần biết

Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen là mối quan tâm của không ít cha mẹ, đặc biệt là lúc thấy bé có những...

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung
10 Phương pháp dạy trẻ kém tập trung khoa học và hiệu quả nhất

Lơ là, xao nhãng, dễ mất tập trung trong việc học tập và hầu hết các sinh hoạt đời sống hàng ngày là vấn đề...

Nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học và cách cải thiện
Nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học và cách cải thiện

Mất tập trung trong giờ học là vấn đề mà nhiều phụ huynh và giáo viên lưu tâm khi theo dõi quá trình học tập...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort