Occupational Therapy (OT): Hoạt động trị liệu can thiệp trẻ tự kỷ
Không giống với vật lý trị liệu, Occupational Therapy (OT) là hoạt động trị liệu tập mang tính toàn diện hơn, nó tập trung vào việc cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày để giúp người bệnh dần trở nên độc lập, tự chủ và hòa nhập tốt. Hoạt động này có thể áp dụng đa dạng với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Occupational Therapy (OT) là gì?
Occupational Therapy (OT) hay còn được gọi là hoạt động trị liệu, trị liệu nghề nghiệp đây là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một lĩnh vực trong y tế với chức năng hỗ trợ cho người bệnh cải thiện và phục hồi tốt các kỹ năng sống một cách toàn diện. Phương pháp can thiệp này hoàn toàn không cần phẫu thuật, đồng thời người bệnh cũng không phải quá phụ thuộc đến các loại thuốc điều trị chuyên khoa.
Nhiều người thường hình dung đây chính là một dạng của vật lý trị liệu (Physiotherapy) , tuy nhiên trong thực tế hình thức trị liệu này hoàn toàn khác, thậm chí nó còn mang tính tổng quát hơn. Xét về mặt cơ bản thì cả vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu đều có vai trò tốt trong việc giúp người bệnh nâng cao và phục hồi các chức năng sống, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, khi xét về mục tiêu chính của từng phương pháp thì chúng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, người bệnh khi áp dụng Physiotherapy sẽ dần hồi phục các chức năng, hoạt động liên quan đến thể chất. Họ sẽ được áp dụng các bài tập phù hợp để hỗ trợ giảm đau nhức, nâng cao khả năng di chuyển, vận động và ổn định tốt các sinh hoạt hàng ngày.
Mặt khác, Occupational Therapy mang tính toàn diện hơn, các biện pháp can thiệp của nó sẽ hướng đến việc giúp cho người bệnh dần trở nên độc lập, tự chủ và có khả năng tốt để hòa nhập với cộng đồng. Bệnh nhân không chỉ được cải thiện tốt các kỹ năng cơ bản phục vụ đời sống cá nhân mà còn có khả năng tham gia tốt vào các hoạt động cộng đồng, hòa nhập lành mạnh.
Một số mảng ứng dụng OT chính cho trẻ tự kỷ như:
- Vui chơi
- Nghỉ ngơi
- Giáo dục
- Hoạt động xã hội
- Nghề nghiệp
- Sinh hoạt đời sống
Occupational Therapy cần thiết cho các trường hợp như:
- Trẻ tự kỷ hay tự kỷ ám thị
- Người bệnh rối loạn xử lý cảm giác
- Trẻ em gặp phải các vấn đề khó khăn về học tập
- Các tình trạng thương tật, dị tật bẩm sinh
- Chấn thương ở não, tủy sống.
- Trẻ chậm phát triển
- Các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần
Lịch sử hình thành và phát triển của Occupational Therapy (OT)
Dựa vào các bằng chứng cụ thể về việc ứng dụng nghề nghiệp như một phương pháp trị liệu đã được tìm thấy vào thời cổ đại. Trong thời kỳ này, một bác sĩ người Hy Lạp đã hỗ trợ chăm sóc và cải thiện cho những người bệnh tâm thần bằng nhiều phương pháp như xoa bóp, âm nhạc, trị liệu bồn tắm, thể dục thể thao,…
Tuy nhiên, cho đến thời trung cổ thì phương pháp này không còn được sử dụng phổ biến, thậm chí là không xuất hiện. Mãi cho đến TK18 tại Châu Âu, Philippe Pinel và Johann Christian Reil là hai nhà cách mạng đi đầu trong việc cải tiến lại hệ thống của bệnh viện.
Lúc này họ không sử dụng đến các dây đai hay dây xích để trói và khống chống bệnh nhân tâm thần mà thay vào đó là lắp đặt hệ thống giải trí. Đây được xem là nơi gốc rễ và hình thành nên sự phát triển của liệu pháp vận động. Sau đó, cho đến những năm của đầu Tk20, liệu pháp này lại tái xuất thêm một lần nữa với tên gọi là liệu pháp nghề nghiệp.
Eleanor Clarke Slagle (1870-1942) thành viên sáng lập của Hiệp hội Quốc gia về Thúc đẩy Liệu pháp Nghề nghiệp (NSPOT) cũng được xem là “mẹ đẻ” của liệu pháp này. Slagle đã tiến hành đề xuất việc tạo dựng các thói quen lành mạnh giống như một mô hình trị liệu chính bởi các thói quen này có ý nghĩa lớn trong việc hình thành nên sức khỏe toàn diện cho con người.
Tuy rằng ban đầu mô hình này chỉ được áp dụng đối với những đối tượng mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần cần được cải thiện nhưng nó được thực hiện rộng rãi, đa dạng trên nhiều đối tượng khác nhau. Vào năm 1915, Trường Nghề nghiệp Henry B. Favill, tại Hull House ở Chicago cũng được thành lập và đây cũng chính là chương trình đào tạo trị liệu lao động đầu tiên do Slagle đứng đầu.
Sau đó, Slagle tiếp tục nắm giữ vị trí chủ tịch vừa là thư ký của AOTA. Đến năm 1954, AOTA hình thành nên Giải thưởng Giảng viên Eleanor Clarke Slagle để ghi nhớ và vinh danh Slagle. Sau nhiều năm phát triển và khẳng định tốt về hiệu quả trị liệu, hiện nay OT được xem là một nghề y tế độc lập chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Mục tiêu của Occupational Therapy (OT) đối với quá trình can thiệp trẻ tự kỷ
Occupational Therapy (OT) hướng đến đa dạng các đối tượng khác nhau, tất cả những ai có vấn đề về sức khỏe và cần được cải thiện toàn diện để hòa nhập, sinh hoạt độc lập hơn trong cuộc sống. Họ có thể là những người đang bị tổn thương về mặt thể chất, tinh thần hoặc gặp phải các di chứng, tác động nghiêm trọng sau sang chấn, tai nạn,….
OT có hiệu quả tốt trong việc can thiệp và hỗ trợ các đối tượng nâng cao các kỹ năng để dần quay lại và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống của mình. Đối với những trẻ tự kỷ khi được áp dụng hoạt động trị liệu sẽ dần cải thiện tốt các khiếm khuyết của bản thân, nâng cao chất lượng đời sống, năng lực học tập để ổn định hơn trong cuộc sống.
Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có các biểu hiện và đặc trưng riêng biệt, do đó các nhà trị liệu sẽ hỗ trợ đánh giá về năng lực của trẻ để có thể tìm ra các hoạt động trị liệu phù hợp. Cụ thể như, trẻ sẽ được tiến hành đánh giá về khả năng ăn, chơi, học tập, kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội,…
Mục tiêu chính của việc can thiệp Occupational Therapy cho trẻ tự kỷ cụ thể như:
- Dạy cho trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, quản lý sự sợ hãi, căng thẳng của bản thân.
- Hỗ trợ cho trẻ các biện pháp cá nhân để có thể xử lý và vượt qua được những khó khăn, tác động từ bên ngoài.
- Giúp trẻ cải thiện tốt các kỹ năng vận động, tạo điều kiện để kích thích khả năng sẵn sàng viết của trẻ nhỏ để trẻ có thể đến trường, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
- Giúp trẻ tự kỷ xử lý các rối loạn giác quan, đặc biệt là sự nhạy cảm quá mức đối với ánh sáng và âm thanh.
- Hỗ trợ cải thiện và cân bằng cơ lực.
- Loại bỏ tốt các khiếm khuyết, hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ.
- Nâng cao tính độc lập.
Ngoài ra, phương pháp này còn được tăng cường và hỗ trợ tốt tại các hoạt động của trường học, ví dụ như:
- Trang bị các công nghệ nhằm hỗ trợ tốt cho trẻ nhỏ.
- Thay đổi, nâng cao môi trường học tập để giúp trẻ khuyết tật, tự kỷ tiếp cận tốt hơn với những hoạt động thể chất.
- Lên kế hoạch và xây dựng cụ thể về các hoạt động giáo dục, giảng dạy trên lớp học.
- Tùy vào nhu cầu và những thách thức của mỗi trẻ mà đề ra phương pháp đánh giá, thay thế phù hợp.
- Hỗ trợ các em phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe để phát triển khả năng học tập.
Vai trò của trị liệu viên OT trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
Occupational Therapy được ứng dụng rộng rãi trong trường học, các trung tâm phục hồi chức năng,…Tuỳ vào tình trạng và sự đáp ứng của mỗi trẻ mà các chuyên viên trị liệu sẽ cân nhắc để lựa chọn liệu pháp, hình thức can thiệp phù hợp.
Hiện nay, có 2 cấp độ OT chính, đó là:
- Nhà trị liệu nghề nghiệp (OT): Là những người đã có bằng cử nhân về các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, khoa học sức khỏe. Hoặc những ai đã được đào tạo và theo học các chương trình trị liệu nghề nghiệp có giấy chứng nhận cụ thể.
- Trợ lý trị liệu nghề nghiệp (OTA): Hiện nay có rất nhiều các chương trình đào tạo OTA với bằng cấp cao đẳng. Trợ lý sẽ hỗ trợ và cùng OT thực hiện các kế hoạch, phương pháp điều trị nhưng không trực tiếp đánh giá bệnh.
Trị liệu viên OT đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình phục hồi cho trẻ tự kỷ. Cụ thể như:
- Thực hiện quá trình tìm hiểu, đánh giá mức độ nghiêm trọng và các khiếm khuyết cần hỗ trợ ở trẻ tự kỷ.
- Phân tích, nghiên cứu về môi trường sống, các tác động bên ngoài và những rào cản đối với quá trình giao tiếp, hình thành hành vi và hòa nhập của bệnh nhân.
- Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội phù hợp nhất để người bệnh than gia tích cực vào các quá trình trị liệu.
- Khuyến khích và thúc đẩy trẻ nhỏ hứng thú, tự tin tham gia các hoạt động xã hội.
- Hỗ trợ trẻ và gia đình trong quá trình phục hồi và xây dựng tốt các chức năng, thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Đồng hành và hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình cải thiện.
- Quan sát, đánh giá và kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp phù hợp cho trẻ.
Có thể thấy rằng, nhà trị liệu OT chính là những người trực tiếp hỗ trợ, định hướng, đồng hành xuyên suốt trong quá trình điều trị và cải thiện toàn diện cho trẻ tự kỷ. Chính vì thế mà họ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi của bệnh nhân, giúp trẻ tự kỷ dần hoà nhập tốt với cộng đồng, nâng cao kỹ năng sống.
Hoạt động trị liệu – Occupational Therapy (OT) có khả năng tốt trong việc nâng cao chất lượng đời sống, giúp trẻ tự kỷ tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về phương pháp can thiệp này để có thể hỗ trợ áp dụng tốt nhất cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!