Các dấu hiệu tự kỷ ở học sinh thường gặp cần chú ý để nhận biết

Dấu hiệu tự kỷ ở học sinh có thể dễ dàng phát hiện nếu cha mẹ và thầy cô dành cho trẻ đủ tình thương và sự quan tâm chăm sóc. Trẻ tự kỷ rất khó hòa nhập cộng đồng nếu không có những biện pháp can thiệp sớm. Vì thế cha mẹ và thầy cô nên chú ý những dấu hiệu dưới đây để sớm có phương pháp giáo dục trẻ tốt hơn.

học sinh tự kỷ
Học sinh tự kỷ có những dấu hiệu rất rõ ràng nên phụ huynh và thầy cô cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm.

Đôi điều về tự kỷ ở học sinh

Ngày nay khái niệm bệnh tự kỷ đang dần trở nên phổ biến, vì số lượng người mắc bệnh đang có xu hướng tăng lên. Tự kỷ là một căn bệnh rối loạn phát triển thần kinh. Bệnh gây ra những trở ngại trong vấn đề giao tiếp, khiến người mắc tách biệt bản thân khỏi xã hội, từ chối tương tác với mọi người và có những hành vi bất thường lặp đi lặp lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ chưa được làm rõ. Nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tự kỷ ở trẻ bao gồm gen di truyền, tổn thương não trong quá trình mang thai, thai phụ tiếp xúc với chất độc hay dùng thuốc không đúng chỉ định trong thai kỳ và những yếu tố tự nhiên như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, virus gây bệnh,…

Tự kỷ khởi phát sớm, thường là trước khi trẻ 3 tuổi và diễn biến suốt đời. Một số trẻ tự kỷ không có biểu hiện rõ ràng trong thời thơ ấu có thể bộc lộ những dấu hiệu tự kỷ rõ hơn khi bắt đầu đến trường. Những khiếm khuyết trong việc giao tiếp, cũng như sự tự tách biệt bản thân của trẻ trở nên rất rõ ràng trong quá trình học tập.

Ngày nay số lượng trẻ tự kỷ đang ngày càng gia tăng, kéo theo việc nhiều phụ huynh và giáo viên cần trang bị những kiến thức cơ bản để nhanh chóng nhận ra những bất thường nơi trẻ. Tự kỷ nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt về sau của trẻ.

Dấu hiệu tự kỷ ở học sinh

Một số trẻ không bộc lộ những dấu hiệu tự kỷ quá rõ ràng khi còn nhỏ tuổi. Nhưng khi đi học, trẻ bắt đầu tiếp xúc với bạn bè và có những mối quan hệ xã hội. Đây cũng là lúc những biểu hiện tự kỷ sẽ trở nên rõ rệt và dễ nhận biết hơn.

Cha mẹ và thầy cô cần chú ý quan tâm trẻ để nhận ra những dấu hiệu tự kỷ sớm, và áp dụng những biện pháp đặc biệt để giúp trẻ cải thiện tình hình. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới dây, trẻ có khả năng đã mắc bệnh tự kỷ

1. Không thích giao tiếp

Dấu hiệu tự kỷ ở học sinh đầu tiên là trẻ không muốn giao tiếp với mọi người. Trong những năm đầu tiên đi học, trẻ sẽ rất thích tương tác, thích làm quen và chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ tự kỷ thì ngược lại. Trẻ có thể học tốt, ngoan ngoãn nhưng rất hiếm khi nói chuyện hay tham gia các hoạt động cùng các bạn.

trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ nhốt mình vào thế giới riêng, không giao tiếp với mọi người.

Trẻ cũng không phát biểu ý kiến cá nhân, không phản bác hay chú ý đến lời nói của người khác. Trẻ không mở miệng bày tỏ với giáo viên những ước muốn hay vấn đề của bản thân. Điều này có thể dẫn đến một số tình huống như trẻ không biết đi vệ sinh đúng chỗ, bị bắt nạt, xa lánh vì không hòa đồng, tự ý rời khỏi chỗ ngồi mà chưa xin phép,…

Hành vi không thích giao tiếp của trẻ không chỉ biểu hiện ở lời nói mà còn ở ánh mắt. Trẻ sẽ thường tránh đi tầm mắt của người đối diện, không nhìn thẳng vào mắt đối phương khi giao tiếp. Trẻ cũng thờ ơ, không nhìn theo hướng chỉ tay của một người, không tự động chỉ tay vào một thứ gì đó.

2. Không thích chơi cùng bạn bè

Trẻ tự kỷ tự cô lập bản thân trong một không gian riêng và không muốn chia sẻ cùng ai. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trẻ có xu hướng chơi một mình, thích thú với một số món đồ chơi nhất định như gấu bông, búp bê.

Trong giờ ra chơi hoặc những lúc nghỉ ngơi, trẻ có thể ngồi yên một góc và ôm những món đồ chơi hàng giờ liền. Nếu có ai muốn lấy món đồ chơi khỏi tay trẻ, trẻ sẽ phản ứng rất dữ dội.

Trẻ tự kỷ không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh và không có nhu cầu kết bạn. Trẻ thích làm theo ý mình, không tham gia những hoạt động tập thể, tự tách mình ra khỏi mọi người. Dấu hiệu tự kỷ ở học sinh này rất phổ biến ở các trẻ mắc bệnh và khiến trẻ bị xá lánh, tẩy chay vì thiếu hòa đồng.

3. Hành vi lặp đi lặp lại

Trẻ tự kỷ thường lặp đi lặp lại một hành động, ví dụ như đung đưa cơ thể, lắc đầu, vỗ tay,…  mà không có mục đích cụ thể. Những hành động ấy không phải để đáp lại lời người lớn hay thể hiện sự vui vẻ. Những thói quen của trẻ hoàn toàn máy móc, có xu hướng rập khuôn chứ không hề sáng tạo hay tìm tòi những điều mới lạ.

Trẻ có thể ngồi hàng giờ liền chỉ để sắp xếp đồ vật theo thứ tự, xếp chồng các khối lên nhau tạo hình tháp, hoặc quăng, ném, xoay tròn một vật. Trẻ cũng có thể liên tục tắt mở TV, quạt máy hay công tắc đèn trong nhà mà không có lý do.

Trẻ cũng thường lặp đi lặp lại một số cụm từ nhất định hay lời người khác nói. Một số cụm từ trẻ dùng là do trẻ tự nghĩ ra chứ không có ý nghĩa. Trẻ chỉ lặp lại lời người khác chứ không biết trả lời. Việc thường xuyên lặp lại một hành động, một cụm từ hay thích lẩm bẩm một mình khi học tập hay chơi đùa là một dấu hiệu tự kỷ ở học sinh.

4. Không thể hiện tình cảm hay cảm xúc

Trẻ không thể hiện tình cảm, không thích đụng chạm hay tiếp xúc thân thể với những người thân hay với thầy cô, bạn bè. Trẻ cũng không có sự đồng cảm, chia sẻ hay cảm thông với người khác. Điều này đến từ việc trẻ từ chối giao lưu với mọi người. Nếu không có sự giao lưu qua lại, trẻ sẽ không học được cách thể hiện cảm xúc hay đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận vấn đề.

Việc tự tách mình ra khỏi mọi người cũng trẻ ngày càng trở nên lầm lì, không có khả năng biểu lộ cảm xúc. Dần dần trẻ sẽ trở nên vô cảm, không còn phản ứng với mọi thứ xung quanh. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm mà thầy cô không thể bỏ qua vì trẻ có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm như bị đe dọa, bị quấy rối hay lạm dụng.

dấu hiệu tự kỷ ở học sinh
Trẻ tự kỷ có thể trở nên vô cảm nếu cứ để tình trạng bệnh tiếp diễn.

Ngoài ra, trẻ cũng không phản ứng như khóc lóc, la hét khi cảm thấy đau hay khó chịu. Chướng ngại về giao tiếp khiến trẻ không biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân. Trẻ phản ứng rất chậm với những nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày như bỏng lửa cháy, bỏng nước sôi, bỏng pô xe, té ngã khi leo cầu thang, đụng trúng vật nhọn,…

5. Phản ứng mạnh với sự thay đổi

Trẻ rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự nhất định hay xếp chồng đồ vật lên nhau. Trẻ tự kỷ sẽ phản ứng rất dữ dội nếu cha mẹ, bạn bè hay thầy cô thay đổi vị trí những vật dụng riêng của mình. Trẻ có thể trở nên cáu gắt, cào cấu hay đánh bất cứ ai gây ra sự thay đổi.

Trẻ tự kỷ không có sáng tạo trong quá trình chơi, trẻ chỉ thích những thứ có cấu trúc cụ thể và những hành động lặp đi lặp lại. Với trẻ thay đổi là một điều rất đáng sợ và trẻ sẵn sàng phản ứng với mọi thứ nếu có sự thay đổi nào diễn ra xung quanh.

Đây cũng là nguyên nhân khiến sinh hoạt của trẻ luôn tuân theo một thời khóa biểu nhất định. Trẻ sẽ đúng giờ ăn, ngủ, học tập và sẽ khó chịu nếu có một điều gì đó khiến lịch sinh hoạt này bị gián đoạn.

6. Chú ý vào một môn học/hoạt động nhất định

Một số trường hợp trẻ bị tự kỷ có hứng thú với một môn học hoặc một hoạt động nhất định. Ví dụ trẻ chỉ thích học toán, học vẽ, học cắt dán thủ công hay chỉ thích những hoạt động như đá bóng. Trẻ luôn chú tâm vào những hoạt động này đến mức bỏ qua hoàn toàn những môn khác.

Một số trẻ tự kỷ có tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực như toán học, hội họa, thể dục thể thao hoặc các môn thủ công nghệ thuật. Chính vì những biểu hiện trên mà nhiều bậc phụ huynh đã nhầm lẫn trẻ tự kỷ với thiên tài.

Ví dụ trẻ có thể tính nhẩm đúng và nhanh hơn bạn cùng lứa, có tư duy về hình khối và màu sắc tốt, nhớ số điện thoại dài hay vị trí của đồ vật xung quanh (trẻ sẽ lập tức nhận ra nếu có ai thay đổi vị trí đồ vật).

7. Tự làm đau bản thân

Một trong những dấu hiệu tự kỷ ở học sinh dễ nhận thấy nhất là trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Trẻ đột nhiên trở nên giận dữ, cào cấu, giật tóc, cắn vào tay chân, đập đầu vào tường, tự đập vào đầu mình hoặc đánh người khác.

Lý do cho những hành động trên là do trẻ tự kỷ bị rối loạn ngôn ngữ, khó để bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời nói. Thay vào đó, trẻ dùng cách tổn thương bản thân hay người khác để bày tỏ sự sợ hãi, khó chịu hay tức giận về một điều gì đó.

Ví dụ trẻ có thể trở nên hung hăng khi bị lấy mất món đồ chơi ưa thích, bị ngăn cách ở một nơi xa lạ quá lâu, bị người khác đụng chạm hay phải học bài, làm bài khi trẻ không muốn. Trẻ cũng dùng cách này để thu hút sự chú ý của mọi người.

8. Phản ứng mạnh mẽ với âm thanh, màu sắc,…

Trẻ tự kỷ có những phản ứng rất mạnh với âm thanh, màu sắc hay hoa văn. Ví dụ:

  • Âm thanh: tiếng đàn, tiếng hát, tiếng quạt máy quay, tiếng xe chạy, tiếng nước chảy, tiếng tắt mở đèn, tiếng mở cửa,….
  • Màu sắc: đỏ, cam, vàng, xanh dương, xanh lá, đen, trắng,… Có trường hợp trẻ chỉ ăn hoặc từ chối ăn những món ăn có màu sắc nhất định.
  • Hoa văn: họa tiết hình học, họa tiết hoa lá, họa tiết dạng sọc,…
trẻ tự kỷ hòa nhập
Trẻ tự kỷ có sự quan tâm đặc biệt đến một số hình dáng, màu sắc, âm thanh hay chuyển động của một vật.

Trẻ có thể vô cùng thích thú, ngồi hàng giờ liền chỉ để nghe hay ngắm nhìn những âm thanh, vật thể kể trên. Nhưng nếu không thích, trẻ có những phản ứng vô cùng dữ dội như la hét, bịt tai, chui vào những nơi tối để tránh né.

9. Không thể tự chăm sóc bản thân

Trẻ trong độ tuổi đến trường đã có thể tự mặc quần áo, mang giày, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân nếu được cha mẹ dạy dỗ từ bé. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ lại gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân. Khi ở trường trẻ có thể mặc quần áo ngược, mang giày dép nhầm bên trái phải, cầm nắm muỗng đĩa không chắc chắn, thường làm rơi rớt thức ăn, không biết dọn dẹp đồ chơi,…

Biện pháp hỗ trợ học sinh bị tự kỷ

Vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng để giúp trẻ tự kỷ nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Trẻ tự kỷ chịu rất nhiều thiệt thòi so với những đứa trẻ khác. Vì thế cha mẹ và thầy cô cần phối hợp một cách chặt chẽ để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Hỗ trợ từ gia đình

  • Thường xuyên chơi và học cùng trẻ
  • Cố gắng giải thích cho trẻ hiểu, không nên nổi nóng hay la mắng trẻ
  • Kiên nhẫn khi dạy học, không ngừng khích lệ trẻ cố gắng
  • Chú ý quan sát hành động, thói quen để biết trẻ muốn gì
  • Khen thưởng trẻ khi trẻ tiến bộ
  • Bảy tỏ tình cảm trực tiếp (ôm, hôn, mỉm cười) với trẻ, dạy trẻ thể hiện tình cảm
  • Lập ra mục tiêu và hướng dẫn trẻ thực hiện
  • Khuyến khích trẻ làm những điều trẻ muốn
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ một cách khoa học
  • Nếu trẻ có yêu cầu quá đáng, hãy từ chối

Hỗ trợ từ thầy cô

  • Quan tâm, tìm hiểu sở thích của trẻ
  • Giúp trẻ phát triển những điểm mạnh, cải thiện những điểm yếu
  • Kiên nhẫn trong việc dạy trẻ
  • Tránh để trẻ bị kì thị, bị mọi người xa lánh
  • Khuyến khích trẻ chơi cùng bạn bè
  • Chú ý biểu hiện của trẻ để nhanh chóng giải quyết khi có tình huống bất ngờ
  • Thường xuyên tâm sự, khích lệ và khen thưởng trẻ
  • Cho trẻ tham gia những trò chơi tập thể
  • Chú ý quan sát để tránh trẻ bị thương hay gây ảnh hưởng đến các bạn khác
  • Khuyến khích trẻ thể hiện ý muốn bằng lời nói
  • Không chiều theo những yêu cầu vô lý của trẻ
  • Khuyến khích các bạn trong lớp hỗ trợ trẻ, giúp trẻ không cảm thấy lạc lỏng, bơ vơ
giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tiểu học
Các thầy cô nên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cùng bạn bè để cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Tình trạng tự kỷ ở trẻ đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Vì thế phụ huynh và thầy cô cũng cần bổ sung kiến thức để nhanh chóng nhận ra những dấu hiệu tự kỷ ở học sinh, từ đó có biện pháp thích hợp để giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bậc phụ huynh, cũng như các thầy cô những thông tin bổ ích.

Có lẽ bạn cần biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải tự kỷ
Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải biểu hiện tự kỷ?

Trẻ không phản ứng khi gọi tên có phải tự kỷ hay không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn lo lắng khi thấy...

cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay
Cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay đơn giản bố mẹ cần biết

Chỉ tay là một trong các kỹ năng cơ bản và vô cùng cần thiết đối với giao tiếp, sinh hoạt đời sống của mỗi...

Tự kỷ và Trầm cảm
Tự kỷ và Trầm cảm: So sánh sự khác biệt và hướng khắc phục

Tự kỷ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến rất hay bị nhầm lẫn bởi chúng có những đặc...

chữa tự kỷ bằng tế bào gốc
Phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc thực hiện như thế nào?

Áp dụng phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện sức khỏe của...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort