Trẻ mấy tháng biết nói? Cột mốc và cách giúp trẻ tập nói

Trẻ mấy tháng biết nói là thắc mắc chung của nhiều gia đình khi quan sát sự phát triển của bé. Giai đoạn bé bập bẹ chính là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình giao tiếp của trẻ, giúp cha mẹ dễ dàng hiểu được nhu cầu của con. Vậy đâu là thời điểm thích hợp để bé có thể nói những từ đầu tiên?

Trẻ mấy tháng tuổi biết nói?

Khả năng nói của mỗi bé không giống nhau, nhưng quá trình này thường bắt đầu từ những tháng đầu đời với thanh âm đơn giản. Ban đầu, bé chỉ phát ra những tiếng khóc, âm thanh rì rầm. Dần dần, theo sự phát triển của tai và khả năng nghe, con bắt đầu bập bẹ và thể hiện các phản ứng rõ rệt hơn với âm thanh xung quanh.

trẻ mấy tháng biết nói
Trẻ thường bắt đầu biết nói sau 3 tháng đầu đời với âm thanh đơn giản

Thông thường, bé sẽ bắt đầu phát ra âm thanh đơn giản từ khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Từ đây, các âm thanh này sẽ trở nên phức tạp hơn khi trẻ dần học cách bắt chước giọng nói, âm điệu và cử chỉ của người lớn.

Từ 6 – 12 tháng tuổi, âm thanh bập bẹ như “ma ma”, “ba ba” bắt đầu xuất hiện. Đây là thời điểm mà nhiều phụ huynh rất mong chờ, khi con bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh. Trẻ mấy tháng biết nói không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển thể chất mà còn cần môi trường giao tiếp tốt để bé tự tin bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Các cột mốc tập nói, phát triển ngôn ngữ của trẻ

Quá trình học nói của trẻ phát triển mạnh mẽ trong 3 năm đầu đời. Mặc dù mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau, cha mẹ cần nắm rõ các cột mốc quan trọng sau đây để đảm bảo con vẫn đang phát triển bình thường và ổn định:

1. 3 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 3, trẻ sơ sinh chú ý nhiều hơn đến giọng nói và khuôn mặt của người đối diện. Bé sẽ quay đầu về phía các âm thanh lạ, tiếng nhạc, tiếng nói từ xung quanh. Đồng thời, con bắt đầu lắng nghe kỹ hơn và phản ứng lại khi nghe thấy âm thanh quen thuộc như giọng của mẹ, bài hát được nghe nhiều lần.

Bé cũng thể hiện sự hứng thú với âm nhạc bằng cách vỗ tay, cử động tay chân theo nhịp. Lúc này tuy chưa biết nói nhưng con đã phát ra âm thanh “gừ gừ”, “rù rì”. Điều này cho thấy bé đang bắt đầu khám phá khả năng phát âm của mình.

trẻ mấy tuổi biết nói
Bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời dù chưa rõ ràng

2. 6 tháng tuổi

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, quá trình phát triển ngôn ngữ tiến xa với các âm thanh bập bẹ rõ ràng hơn. Bé có thể phát ra các từ đơn giản như “ba-ba”, “ma-ma”, dù không thực sự có ý nghĩa. Đôi khi, những âm thanh này được phát ra ngẫu nhiên nhưng lại là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đang học cách điều khiển giọng nói.

Trong giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu phản ứng lại khi nghe gọi tên mình và biểu lộ cảm xúc qua giọng nói, chẳng hạn như cười khi vui hoặc khóc khi buồn. Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng đó chưa phải là con thực sự biết nói, mà chỉ là bước khởi đầu cho quá trình phát triển ngôn ngữ.

3. 9 tháng tuổi

Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng hiểu được một số từ ngữ cơ bản như “không”, “tạm biệt”, “xin chào”. Bé sẽ dừng lại, ngừng hành động khi nghe từ “không” từ người lớn, cho thấy khả năng nhận biết và hiểu ý nghĩa của lời nói đang dần hình thành.

Dù chưa thể sử dụng ngôn ngữ một cách có ý thức và mạch lạc, nhưng những âm thanh mà bé phát ra lúc này đã trở nên phong phú và có giai điệu rõ ràng hơn. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh.

4. 12 tháng tuổi

Giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng phát âm những từ cơ bản như “ba”, “bà”,… Lời nói của bé dần mang ý nghĩa và thể hiện mong muốn giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây cũng là thời điểm trẻ tò mò và bắt chước âm thanh thường nghe. Đồng thời thỉnh thoảng phản hồi lại yêu cầu từ người lớn như “nằm xuống”, “không được”,…

em bé mấy tháng biết nói
Ở tháng thứ 12 trẻ đã nghe hiểu và bắt chước được âm thanh đơn giản

Trẻ 1 tuổi cũng là lúc con dần tăng khả năng nói và hiểu ngôn ngữ thông qua việc lặp lại từ ngữ quen thuộc, tương tác với người lớn. Cha mẹ cũng dễ nhận ra con đang phát triển ngôn ngữ nếu có thể bày tỏ cảm xúc bằng từ đơn giản, cử chỉ chỉ vào các đồ vật mong muốn.

5. 24 tháng tuổi

24 tháng tuổi cũng là lúc vốn từ của trẻ mở rộng đáng kể với khoảng 50 – 100 từ. Bé đã bắt đầu hiểu cách dùng đại từ nhân xưng “con”, “mình” khi giao tiếp. Đồng thời biết ghép các từ đơn giản để tạo thành cụm từ, câu ngắn như “tạm biệt mẹ”, “cho con sữa”.

Ngoài ra, bé ở độ tuổi này đã nhận biết được bộ phận trên cơ thể như mắt, mũi, miệng. Trẻ cũng biết phân biệt và nhận diện đồ vật quen thuộc xung quanh.

6. 36 tháng tuổi

Trẻ lên 3 tuổi thì khả năng ngôn ngữ đã được hoàn thiện hơn rất nhiều. Bé nói rõ câu đơn giản, vốn từ vựng phong phú diễn tả được cảm xúc buồn, vui. Đồng thời có thể bày tỏ suy nghĩ và nhu cầu của mình bằng lời nói một cách mạch lạc. Con còn biết nói những cụm từ dài và giải thích ý nghĩa của chúng khi giao tiếp.

tuổi bé biết nói
Vốn từ vựng và khả năng học hỏi của trẻ 3 tuổi ngày càng hoàn thiện

Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng hiểu rõ và làm theo chỉ dẫn “tự cởi giày”, “dọn dẹp đồ chơi”. Việc cha mẹ trò chuyện và lắng nghe sẽ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc. Đây cũng là thời điểm mà con có thể hát một bài đơn giản, diễn đạt mong muốn rõ ràng hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ

Khả năng nói của trẻ phản ánh sự tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu rõ chúng giúp cha mẹ nhận diện sớm những trở ngại để có hướng can thiệp kịp thời, mang lại nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con.

  • Điều kiện chăm sóc kém: Trẻ không nhận được sự quan tâm đúng mức, thiếu sự tương tác, không có cơ hội nghe làm cho việc hiểu âm điệu, ý nghĩa lời nói ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội về sau.
  • Tiếp xúc xã hội hạn chế: Nếu trẻ không được tiếp xúc xã hội thường xuyên, con sẽ khó hiểu và áp dụng ngôn ngữ. Thiếu thực hành giao tiếp cũng làm con rụt rè và chậm nói hơn.
  • Lạm dụng công nghệ: Việc trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử sẽ làm giảm tương tác với xung quanh, giảm khả năng lắng nghe và giao tiếp với người khác.
  • Rối loạn tâm lý: Trẻ có vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, stress, tự kỷ thường khó phát triển ngôn ngữ. Những rối loạn này ảnh hưởng đến khả năng tương tác xã hội và làm con không muốn tập trung vào việc học nói.
yếu tố làm trẻ chậm nói
Tình trạng thính lực kém có thể khiến trẻ không học nói được
  • Vấn đề thính lực: Trẻ nghe kém, viêm tai giữa, bị điếc có nguy cơ chậm nói cao. Khi không nghe rõ âm thanh, con sẽ không thể học cách phản ứng và hiểu ngôn ngữ một cách bình thường.
  • Vấn đề răng miệng: Những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dính thắng lưỡi cũng có thể cản trở khả năng phát âm và giao tiếp của trẻ.
  • Ảnh hưởng từ vấn đề não bộ, thần kinh: Trẻ sinh non, mắc các bệnh về thần kinh như bại não, viêm màng não khó xử lý ngôn ngữ. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Cách giúp bé tập nói

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ lại yêu cầu những phương pháp hướng dẫn khác nhau để bé có thể nắm bắt ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả.

1. Giai đoạn từ 0 – 6 tháng

Mặc dù chưa thể nói, nhưng việc giao tiếp với trẻ sơ sinh rất quan trọng vì nó đặt nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ sau này. Cha mẹ nên tận dụng thời gian này để con được làm quen với ngôn ngữ.

  • Phụ huynh có thể trò chuyện thường xuyên với bé, kể chuyện và chia sẻ những điều thú vị hàng ngày với bé.
  • Hát và cho bé nghe nhạc bởi âm nhạc là công cụ hiệu quả cho con tiếp xúc với ngôn ngữ, đặc biệt là các bài hát có giai điệu vui tươi
  • Khi bé bắt đầu phát ra âm thanh nhỏ, mẹ nên lặp lại và tương tác để con cảm nhận được sự kết nối và khuyến khích giao tiếp.
cách dạy bé tập nói
Hát cho bé nghe là cách hiệu quả để thúc đẩy khả năng nói trong giai đoạn 3 tháng tuổi

2. Giai đoạn từ 6 – 12 tháng

Khả năng nhận thức và xử lý thông tin âm thanh ngày càng phát triển. Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ tạo thói quen nhận biết ngôn ngữ cho trẻ:

  • Gọi tên đồ vật là cách cha mẹ nên chỉ và gọi tên khi bé tiếp xúc với những đồ vật xung quanh
  • Sách tranh có hình ảnh minh họa sinh động sẽ giúp bé phát triển vốn từ một cách tự nhiên, đồng thời kích thích trí tưởng tượng và ngôn ngữ
  • Tập phản xạ bằng trò chơi “ú òa” để bé rèn luyện khả năng tập trung, chú ý phát triển ngôn ngữ

3.Giai đoạn từ 12 – 18 tháng

Giai đoạn này là thời điểm trẻ bắt đầu thể hiện mong muốn giao tiếp rõ ràng hơn. Cha mẹ cần chú ý đến phát âm còn chưa chính xác để con cải thiện dần. Đó là lúc để tạo ra những cơ hội để trẻ học hỏi và mở rộng vốn từ vựng.

cách dạy bé mấy tháng tập nói
Đọc sách cho con nghe để bé phát triển ngôn ngữ nhanh hơn
  • Điều chỉnh cách phát âm nhẹ nhàng khi bé bắt đầu nói từ đơn nhưng phát âm chưa chuẩn
  • Đặt câu hỏi lựa chọn như “Con thích ăn táo hay cam?” giúp bé phản ứng lại, từ đó mở rộng vốn từ vựng
  • Kết hợp hát và đọc sách cùng bé là cách để con nhớ từ mới và phát triển kỹ năng ngôn ngữ

4. Giai đoạn 24 tháng

Khi trẻ đạt đến giai đoạn này, khả năng ngôn ngữ của con đã cải thiện rõ rệt. Đây là lúc cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói những câu ngắn và tạo môi trường giao tiếp tích cực để bé phát triển hơn nữa.

  • Cha mẹ nên nói những câu đơn giản, lặp lại nhiều lần để bé dễ nhớ và học theo.
  • Gọi tên các đồ vật xung quanh và yêu cầu bé chỉ đúng vị trí giúp bé thực hành nhận diện và giao tiếp
  • Hạn chế thời gian xem tivi, thay vào đó tạo ra các hoạt động vui chơi để bé trò chuyện và tương tác nhiều hơn với người lớn

5.  Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Khả năng ngôn ngữ của trẻ lúc này đã phát triển đáng kể và bắt đầu biết xây dựng câu ghép. Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ cùng con khám phá ngôn ngữ qua các hoạt động hàng ngày.

dạy trẻ tập nói
Trẻ 3 tuổi cần được dạy cấu trúc câu dài hơn
  • Dạy bé nói câu dài hơn, hình thành câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để tăng cường kỹ năng ngôn ngữ
  • Dạy bé phân biệt và sắp xếp các từ cùng nhóm để mở rộng khả năng sử dụng từ ngữ
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời và vui chơi cùng bạn bè để cải thiện kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ một cách tự nhiên

Dấu hiệu trẻ chậm nói cần can thiệp

Nếu nguyên nhân trẻ chậm nói xuất phát từ việc ít giao tiếp xã hội, sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều thì việc điều trị không quá phức tạp. Chỉ cần được hướng dẫn giao tiếp và hạn chế thiết bị điện tử, con hoàn toàn có thể bắt kịp với bạn bè đồng trang lứa và phát triển bình thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ chậm nói do các bệnh lý nghiêm trọng như tự kỷ, câm điếc bẩm sinh thì việc can thiệp sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, điều trị không thể giúp con khỏi hoàn toàn mà chỉ hỗ trợ cải thiện các kỹ năng cơ bản.

dấu hiệu trẻ chậm nói
Trẻ không có khả năng nói được nhiều khi lớn là dấu hiệu chậm nói cần can thiệp

Trẻ chậm nói cần được can thiệp nhanh chóng nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ không cười đùa với cha mẹ. người quen khi đã trên 2 tháng tuổi.
  • Trẻ không chú ý đến hướng phát ra âm thanh khi được 4 tháng tuổi.
  • Trẻ không phản ứng với âm thanh lớn khi đã trên 6 tháng tuổi.
  • Trẻ không biết bập bẹ, phát âm các âm cơ bản khi 8 tháng tuổi.
  • Trẻ 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ khoảng 15 từ, không thể nói câu với 2 từ. Đồng thời không hiểu câu yêu cầu đơn giản, câu chỉ dẫn như lấy đồ chơi, uống nước,…
  • Trẻ không nói được câu hoàn chỉnh khi đã 3 tuổi.
  • Trẻ không quay đầu nhìn khi được gọi tên.
  • Trẻ có xu hướng thích đồ vật hơn là tương tác với cha mẹ.

Dù trẻ mấy tháng biết nói còn tùy thuộc vào sự phát triển của từng bé, nhưng cha mẹ nên tiếp tục quan sát và đồng hành cùng con trong giai đoạn này. Với sự kiên nhẫn và khuyến khích từ gia đình, trẻ sẽ dần dần nắm bắt được ngôn ngữ và giao tiếp ngày một tự tin hơn.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • trungtamphuchoichucnang.com, poh.vn,

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói: Khi nào cần can thiệp?

Trẻ gần 30 tháng tuổi là giai đoạn phát triển vượt trội về mọi khía cạnh, kể cả ngoại hình, tính cách và ngôn ngữ....

trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý
5 Trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại Hà Nội tốt nhất

Sự ra đời của các Trung tâm dạy trẻ tăng động giảm chú ý tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong việc...

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở trẻ và các biện pháp giúp cải thiện

Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt là một dạng rối loạn ngôn ngữ phổ biến hay xuất hiện ở trẻ em. Tình trạng này khiến...

Trẻ 4 tuổi tăng động giảm chú ý
Trẻ 4 tuổi tăng động giảm chú ý: Những điều bố mẹ cần lưu ý

Các biểu hiện của trẻ 4 tuổi tăng động giảm chú ý cần được phát hiện và can thiệp sớm để tránh gây ra những...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort