Thuốc điều trị tăng động (ADHD) và những thông tin cần biết

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có khả năng hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm tốt các triệu chứng cốt lõi của bệnh. Phương pháp này sẽ được cân nhắc áp dụng hiệu quả cho phần lớn các trường hợp ADHD, đặc biệt là những tình trạng bệnh nặng, các biểu hiện tăng động, giảm chú ý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. 

Thế nào là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?

Rối loạn tăng động giảm chú ý hay còn có tên tiếng Anh là attention deficit hyperactivity disorder, viết tắt là ADHD, là một trong các bệnh rối loạn phát triển thần kinh đang có sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Căn bệnh này được đặc trưng bởi trạng thái tăng động, bốc đồng quá mức có kèm theo sự thiếu tập trung, suy giảm về khả năng chú ý.

Người bệnh mắc phải chứng ADHD sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tự quản lý và kiểm soát cảm xúc của chính mình, điều này khiến họ không thể khống chế tốt các hành vi, phản ứng của bản thân đối với hầu hết các tình huống xã hội. Theo đó, các biểu hiện của tăng động giảm chú ý thường khởi phát từ rất sớm trước 12 tuổi và kéo dài dai dẳng trong tối thiểu 6 tháng.

Thuốc điều trị tăng động
Trẻ tăng động giảm chú ý cần được thăm khám, can thiệp ở giai đoạn sớm.

ADHD rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng hiếu động, nghịch ngợm bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, căn bệnh này chỉ được chẩn đoán khi trẻ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh và tồn tại ở ít nhất 2 môi trường khác nhau, chẳng hạn như ở nhà, trường học, công viên, khu vui chơi,…

Tăng động giảm chú ý kéo dài có thể gây ra nhiều cản trở trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, khiến họ khó có thể hòa nhập cộng đồng và suy giảm nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, dựa theo nghiên cứu nhận thấy rằng, phần lớn những người mắc chứng ADHD đều có khả năng xuất hiện kèm theo các rối loạn tâm lý khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn sử dụng chất gây nghiện,…

Mặc dù hiện nay vẫn chưa thể xác định được về nguyên nhân gây bệnh nhưng các chuyên gia đã và đang phát triển tốt về những biện pháp can thiệp hiệu quả dành cho các đối tượng bệnh lý khác nhau. Thông thường, đối với những trường hợp ADHD, chuyên gia sẽ cân nhắc để áp dụng tốt quá trình giáo dục hành vi, trị liệu tâm lý kết hợp với các loại thuốc hỗ trợ điều trị để giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, điều chỉnh cảm xúc, hành vi hiệu quả hơn.

Quá trình can thiệp và phục hồi sức khỏe sẽ đạt được hiệu quả vượt trội hơn nếu người bệnh có thể phát hiện và áp dụng điều trị trong giai đoạn sớm. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc sử dụng những biện pháp can thiệp phù hợp để mang đến hiệu quả tốt nhất cho từng bệnh nhân.

Sử dụng thuốc điều trị tăng động có hiệu quả không?

Như đã chia sẻ, ADHD hiện đang là căn bệnh có sức ảnh hưởng lớn đến hầu hết các đối tượng trên toàn thế giới. Chứng rối loạn này không chỉ có khả năng khởi phát ở trẻ em mà còn cả những trẻ vị thành niên, người trưởng thành. Số liệu thống kê cho đến năm 2019 cho biết rằng, ước tính đã có hơn 84 triệu người đang phải đối mặt và chịu sự tác động to lớn của ADHD trên toàn thế giới.

Việc chẩn đoán và kiểm soát chứng tăng động giảm chú ý sẽ có sự khác biệt so với từng quốc gia. Tuy nhiên, các phương pháp chủ yếu vẫn sẽ xoay quanh việc thay đổi lối sống, hỗ trợ tư vấn tâm lý, giáo dục hành vi và sử dụng thuốc điều trị.

Đối với các trường hợp khởi phát ban đầu, những triệu chứng bệnh vẫn còn ở mức kiểm soát thì người bệnh sẽ được hỗ trợ để điều chỉnh môi trường sống, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện, sửa đổi tốt các hành vi, cảm xúc chưa phù hợp. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện của tăng động vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì người bệnh có thể được chỉ định trị liệu tâm lý với các liệu pháp can thiệp khác nhau và được kê đơn thuốc hỗ trợ tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì thuốc điều trị là yếu tố cần thiết và góp phần quan trọng trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân bị tăng động giảm chú ý, nhất là khi biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng, nặng nề. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cho quá trình can thiệp thì bác sĩ chuyên khoa cũng cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán, cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá cụ thể về mức độ lợi ích của thuốc trước khi quyết định áp dụng cho người bệnh.

Thuốc điều trị tăng động
Sử dụng thuốc điều trị sẽ giúp triệu chứng ADHD được thuyên giảm và kiểm soát tốt hơn.

Đối với các trường hợp cần sử dụng đến thuốc điều trị tăng động thì sẽ được bác sĩ kê đơn với liều lượng cụ thể, chi tiết, đảm bảo an toàn cho việc sử dụng. Mặc dù các loại thuốc này không có tác dụng chữa khỏi chứng tăng động giảm chú ý nhưng chúng có khả năng tốt trong việc giúp giảm bớt các triệu chứng cốt lõi của bệnh, hỗ trợ nâng cao khả năng phục hồi sức khỏe cho nhiều trường hợp khác nhau.

Tuy nhiên, thuốc điều trị lại có nhiều khả năng gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Do đó, cần phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về các lợi ích và rủi ro có khả năng gây ra trước khi quyết định áp dụng biện pháp này. Bác sĩ chuyên khoa cần hiểu rõ bản chất và nhận biết cụ thể về những công dụng, tác dụng phụ của thuốc để có được lựa chọn phù hợp.

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc với liều lượng thấp để theo dõi và đánh giá mức độ đáp ứng của cơ thể, từ đó tìm ra được loại thuốc phù hợp. Trong thực tế có rất ít các trường hợp bệnh nhân có thể tìm ra được loại thuốc hiệu quả ngay từ lần dùng đầu tiên, do đó bạn cần kiên trì áp dụng và tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, thuốc không phải là phương pháp điều trị chính đối với người bệnh tăng động giảm chú ý. Vì thế, việc dùng thuốc thường sẽ được kết hợp thêm với liệu pháp tâm lý, xây dựng môi trường sống để giúp người bệnh kiểm soát, điều chỉnh tốt các hành vi sai lệch.

Việc dùng thuốc điều trị có mang lại hiệu quả cho người bệnh tăng động giảm chú ý không thực tế cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Chủ yếu là sự phù hợp của các loại thuốc được chỉ định sử dụng, mức độ đáp ứng của cơ thể, sự tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình can thiệp, sử dụng thuốc và nhiều yếu tố tác động khác nhau.

Những loại thuốc điều trị tăng động thường được sử dụng

Sau khi tiến hành thăm khám, chẩn đoán và đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe của người bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý thì bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để đưa ra kê thuốc phù hợp cho từng đối tượng bệnh khác nhau. Cụ thể, một số loại thuốc điều trị tăng động thường được chỉ định sử dụng như:

1. Methylphenidate

Methylphenidate là loại thuốc hỗ trợ kích thích thần kinh trung ương và có sự tác động đến những chất dẫn truyền hóa học để hỗ trợ kiểm soát và cân bằng các xung đột, các tính hiếu động của con người. Loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng nhiều trong các trường hợp tăng động giảm chú ý, rối loạn giảm chú ý hoặc những người mắc phải chứng ngủ rũ.

Thuốc điều trị tăng động
Methylphenidate là loại thuốc kích thích thần kinh trung ương được sử dụng phổ biến đến điều trị tăng động.

Methylphenidate có thể được sử dụng cho các trường hợp bệnh ADHD từ 5 tuổi trở lên. Tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi riêng biệt mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để kê đơn với liều lượng thích hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Loại thuốc này có thể được sử dụng qua nhiều dạng khác nhau. Phổ biến nhất chính là dạng viên nén hoặc người bệnh có thể dùng theo dạng viên nang, dung dịch, miếng dán thẩm thấu qua da. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ như tim đập nhanh, sốt, đau họng, ảo giác, co giật, đau dạ dày, phát ban, tê, ngứa,…nên người bệnh cần phải cẩn trọng và tuân thủ theo đúng các chỉ định dùng thuốc của chuyên gia.

2. Lisdexamfetamine

Lisdexamfetamine cũng là một trong các loại thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả cho tình trạng tăng động giảm chú ý. Loại thuốc này sẽ được chỉ định áp dụng an toàn và hiệu quả cho các trường hợp trẻ ADHD trên 6 tuổi.

Dựa vào kết quả của các cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, Lisdexamfetamine có tác dụng kích thích mạnh mẽ, thậm chí còn có hiệu quả tương đương với các liệu pháp hành vi, giúp người bệnh kiểm soát và thuyên giảm tốt các hành vi tiêu cực, quá kích động. Tuy nhiên, Lisdexamfetamine sẽ bị chống chỉ định đối với các trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc hoặc đang điều trị đồng thời cùng với những loại thuốc ức chế MAO (linezolid hoặc xanh methylen IV).

Thuốc điều trị tăng động
Lisdexamfetamine thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp ADHD nặng.

Các bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn thuốc sử dụng Lisdexamfetamine vào buổi sáng để tránh gây mất ngủ về đêm. Quá trình sử dụng thuốc cũng có nhiều khả năng gây ra một số tác dụng phụ như chán ăn, lo âu, giảm ham muốn tình dục, bồn chồn, đau đầu, khó thở, tiêu chảy, tức ngực, sốt,…nên cần phải cẩn trọng trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, các trường hợp phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú bằng sữa mẹ cần phải xem xét, tư vấn kỹ lưỡng cùng bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Cũng bởi Lisdexamfetamine có khả năng gây hạn và làm hạn chế sự phát triển của thai nhi, kích thích các cơn co thắt tử cung, gia tăng khả năng sinh non và nhiều biến chứng khác.

3. Dexamfetamine

Dexamfetamine là loại thuốc kích thích thần kinh trung ương có thể được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ em, trẻ vị thành niên và cả người trưởng thành. Công dụng chủ yếu của loại thuốc này đó chính là giúp người bệnh gia tăng sự tập trung, kiểm soát tốt các hành vi tăng động, mất kiểm soát hiệu quả.

Thuốc điều trị tăng động
Dexamfetamine có thể dùng cho trẻ em, trẻ vị thành niên, người lớn mắc chứng ADHD.

Dexamfetamine thường được khuyến khích sử dụng theo đường uống, liều lượng sử dụng của mỗi người sẽ khác nhau tùy vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Còn đối với các trường hợp sử dụng thuốc theo dạng lỏng thì cần đo liều lượng chính xác bằng muỗng đo đặc biệt để đảm bảo an toàn cho quá trình điều trị.

Cũng tương tư như các loại thuốc điều trị tăng động khác, Dexamfetamine cũng có khả năng gây ra các triệu chứng khó chịu ngoài ý muốn như khô miệng, đau bụng, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, nhịp tim tăng nhanh,…Nếu trong quá trình uống thuốc, người bệnh nhận thấy cơ thể có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

4. Atomoxetine

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý Atomoxetine không thuộc nhóm chất kích thích thần kinh trung ương nên cơ chế hoạt động của nó sẽ khác với những loại thuốc nêu trên. Loại thuốc này sẽ giúp tạo ra nhiều noradrenaline bên trong não bộ của người bệnh để giúp gia tăng sự tỉnh táo, cải thiện sự tập trung và kiểm soát hành vi hiệu quả cho người bệnh ADHD.

Thuốc Atomoxetine sẽ được chỉ định sử dụng nhiều qua đường uống với dạng bào chế viên nang có lớp vỏ bọc bên ngoài được làm từ thành phần chứa gelatin. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt cũng có thể được cân nhắc sử dụng với dạng lỏng với liều lượng thích hợp.

Thuốc điều trị tăng động
Atomoxetine hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ ADHD.

Quá trình dùng thuốc cần được kiên trì trong thời gian dài, thông thường phải sau 4 đến 6 tuần bệnh nhân mới cảm nhận được sự hiệu quả mà thuốc mang đến, tuy nhiên lúc này các triệu chứng vẫn chưa thực sự được kiểm soát hoàn toàn. Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian để quan sát về mức độ đáp ứng và các ảnh hưởng đối với từng người bệnh để có được sự lựa chọn phù hợp hơn về liều lượng hoặc cân nhắc áp dụng các loại thuốc điều trị khác.

Trong thời gian điều trị ADHD bằng thuốc Atomoxetine, người bệnh cũng có nhiều khả năng phải đối diện với các tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, nhức đầu, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc mất ngủ, bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt,…Thuốc còn có thể tương tác với các loại thuốc nhóm chống trầm cảm ức chế monoamine oxidase (MAOIs) nên người bệnh cần phải chia sẻ cụ thể về những căn bệnh và loại thuốc mà bản thân đang sử dụng để phòng tránh nguy cơ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.

5. Guanfacine

Guanfacine thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp điều trị tăng huyết áp hoặc ngăn ngừa, cải thiện tốt cho những bệnh nhân nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc đang gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được cân nhắc để áp dụng hiệu quả và an toàn cho những đối tượng đang phải chống chọi lại với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Thuốc điều trị tăng động
Guanfacine giúp gia tăng sự tập trung, tỉnh táo, cải thiện hoạt động của hệ tim mạch cho người ADHD.

Guanfacine sẽ giúp tác động lên não bộ và có khả năng tốt trong việc làm giảm bớt các tín hiệu thần kinh từ não đến tim, mạch máu. Nhờ thế mà các mạch máu sẽ dần được giãn ra để gia tăng sự lưu thông của máu huyết, hỗ trợ cân bằng nhịp tim, hạn chế sự bốc đồng hoặc các hành vi tăng động, mất kiểm soát.

Người bệnh nên sử dụng Guanfacine theo dạng uống, có thể uống kèm hoặc không kèm cùng với thức ăn tùy vào nhu cầu của mỗi người. Về liều lượng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà kê đơn thuốc phù hợp, giúp bệnh nhân dễ dàng đáp ứng và cải thiện tốt các triệu chứng mà ADHD gây ra.

Thông tin bài viết trên đây đã chia sẻ về một số loại thuốc hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý hiện đang được ưu tiên sử dụng phổ biến cho trẻ em, trẻ vị thành niên và cả người trưởng thành. Việc dùng thuốc cần có sự chỉ định và theo dõi kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và phòng tránh tốt các ảnh hưởng tiêu cực từ thuốc.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường bố mẹ cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những tiêu chí chung để có thể đánh giá về...

tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có phần khác biệt hơn so với những đứa trẻ bình...

trẻ 3 tuổi nói lắp
Trẻ 3 tuổi nói lắp có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Trẻ nói lắp trong giai đoạn đầu học nói không phải là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn lo lắng không biết...

Mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc
Mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc có thực sự giúp trẻ nhanh biết nói

Chữa chậm nói bằng cá lóc là mẹo dân gian được ông bà xưa truyền lại và hiện cũng đang được áp dụng khá phổ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort