Trẻ tự kỷ hay cắn: Nguyên nhân và Cách điều chỉnh hành vi

Trẻ tự kỷ hay cắn là một hiện tượng thường thấy, và xuất hiện ở hầu hết trẻ tự kỷ. Hiện tượng này có thể xuất hiện với tần suất ít hay nhiều, tùy vào tình trạng tự kỷ của trẻ. Việc trẻ tự hay cắn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Do đó cha mẹ cần có biện pháp điều chỉnh hành vi phù hợp.

Trẻ tự kỷ hay cắn – Nguyên nhân do đâu?

Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện như cào, cấu, đánh đấm, hay cắn vào chân tay của cha mẹ, bạn bè và những người chăm sóc trẻ. Đây là một cách giúp trẻ giảm kích thích, giảm nhẹ sự mệt mỏi và choáng ngợp với những cảm xúc tiêu cực trẻ đang phải gánh chịu. Hoặc đây cũng là cách trẻ thể hiện sự buồn chán của bản thân.

trẻ tự kỷ hay cắn
Trẻ tự kỷ hay cắn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường là do trẻ cảm thấy khó chịu, bức rức không thể giải tỏa, hoặc muốn thể hiện nhu cầu.

Việc trẻ tự kỷ có hành vi cắn bản thân, cắn đồ vật đang cầm trên tay, và cắn những người xung quanh không hiếm gặp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, hành vi cắn ở trẻ tự kỷ chịu ảnh hưởng từ hội chứng này, vì đây là cách trẻ thể hiện cảm xúc và nhu cầu khi gặp rào cản về ngôn ngữ.

Ví dụ, tự kỷ có thể gây trở ngại cho những giác quan của trẻ, ví dụ như vị giác hay xúc giác. Do đó, hành vi trẻ tự ỷ hay cắn có thể xuất phát từ nguyên nhân này. Cảm giác khó chịu trong miệng khiến trẻ phải dùng đến cách cắn để giải tỏa cảm xúc khó chịu, và điều này khiến trẻ trở nên hung hăng hơn.

Hành vi cắn cũng là một cách trẻ tự kỷ thể hiện nhu cầu. Ví dụ, khi muốn nhận được sự chú ý của cha mẹ, hoặc muốn có được món đồ gì đó, trẻ tự kỷ sẽ cắn cha mẹ, chứ không nói hay chỉ tay vào đồ vật. Nếu cha mẹ hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ sau những lần cắn, trẻ tự kỷ sẽ cắn thường xuyên hơn.

Đó là do trẻ nhận thấy việc cắn giúp trẻ đạt được điều mình muốn nhanh hơn, do đó trẻ tự kỷ hay cắn sẽ tiếp tục hành vi. Trong một số trường hợp khác, việc trẻ cắn bản thân hay cha mẹ có thể xuất phát từ sự bức bối, và thất vọng vì không thể bày tỏ nhu cầu và cảm xúc. Đây là một khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt.

Những hành vi này xảy ra trong vô thức, và là một cách giúp trẻ phát tiết cảm xúc. Trên thực tế, con người chúng ta luôn có những hành vi tương tự khi rơi vào căng thẳng hay buồn chán. Những hành vi như gõ ngón tay xuống mặt bàn, bóp chặt lòng bàn tay, hay ngân nga trong vô thức chính là cách tự điều chỉnh cảm xúc.

Những hành vi này giúp ta giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, giúp bản thân bình tĩnh và tăng khả năng tập trung. Tương tự, hiện tượng trẻ tự kỷ hay cắn cũng là cách trẻ phản ứng với những cảm xúc không tích cực, hoặc để thể hiện nhu cầu.  Tuy nhiên, cách phản ứng này có thể gây hại cho trẻ và những người xung quanh, mặc dù trẻ không hề cố ý.

hành vi của trẻ tự kỷ
Hành vi làm đau bản thân và những người xung quanh này của trẻ tự kỷ cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

Ngoài việc cắn người, trẻ còn cắn móng tay, cắn quần áo và cắn những đồ vật xung quanh. Hành vi này có thể khiến răng và miệng của trẻ bị tổn thương, khiến trẻ vô ý nuốt phải những vật nhỏ làm tắc đường thở, và nguy hiểm hơn là cắn phải những vật có chất độc.

Trẻ tự kỷ hay cắn cũng rất khó xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với những người xung quanh. Đặc biệt là với bạn bè, vì trẻ có thể gây tổn thương đến những trẻ khác. Trẻ cũng rất khó ngồi yên trong lớp, dễ xao nhãng và không quan tâm những điều giáo viên đang nói. Chính vì thế, cha mẹ cần giúp trẻ loại bỏ thói quen xấu này.

Cách phản ứng khi đối mặt với trẻ tự kỷ hay cắn

Trẻ tự kỷ hay cắn chứng tỏ trẻ có nhiều bức bối và nhu cầu muốn giải tỏa. Nếu cha mẹ cứ để tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ không tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, và có thể khiến trẻ có hành vi tự tổn hại bản thân. Khi rơi vào tình trạng này, cha mẹ cần bình tĩnh để có cách giải quyết phù hợp.

  • Giữ bình tĩnh: Việc giữ bình tĩnh không phải là điều dễ dàng trong nhiều tình huống, nhưng phản ứng đúng mực là điều vô cùng quan trọng. Phản ứng của cha mẹ với trẻ phải mang tính tích cực, giúp trẻ nhận thức sai lầm và khắc phục, chứ không mang nặng tính trừng phạt. Cha mẹ càng phản ứng mạnh thì càng khiến hành vi cắn của trẻ trầm trọng thêm.
  • Tách trẻ ra khỏi người bị cắn: Trẻ tự kỷ hay cắn bạn, cắn thầy cô hay cha mẹ khi trẻ gặp kích thích, do đó cần ngay lập tức tách trẻ ra khỏi đối tượng để tránh gây thêm thương tổn cho đôi bên. Sau đó cha mẹ cần giúp trẻ bình tĩnh lại theo một cách bình tịnh nhất, không được dùng bạo lực hay la mắng trẻ.
  • Tìm hiểu nguyên nhân: Trẻ có thể bị kích thích do ảnh hưởng của các giác quan, do cảm xúc bất ổn, do có nhu cầu không được đáp ứng, hoặc do một tác động từ bên ngoài. Trẻ tự kỷ thường phải đối mặt với nhiều yếu tố gây căng thẳng, thế nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra hành vi cắn sẽ giúp giải quyết tình trạng một cách dễ dàng hơn.
rối loạn hành vi trẻ tự kỷ
Cha mẹ cần quan sát và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ có hành vi bất thường này, như vậy mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề.
  • Theo dõi và ghi lại hành vi: Việc theo dõi và ghi lại hành vi cắn của trẻ một cách chi tiết về cách thức, thời điểm và lý do rất có ích cho quá trình cải thiện về sau. Cha mẹ sẽ biết được những yếu tố nào kích thích đến trẻ, cách trẻ phản ứng với từng tình huống. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng khi áp dụng phương pháp ABA cho trẻ tự kỷ, từ đó xây dựng kế hoạch nhằm ngăn chặn hành vi cắn của trẻ trong tương lai.

Cách phản ứng của cha mẹ có thể giúp giảm bớt, hoặc làm nghiêm trọng hơn hành động cắn của trẻ. Điều cha mẹ cần làm là luôn giữa bình tĩnh để tìm cách giúp trẻ vượt qua thói quen xấu này. Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ hay cắn có thể loại bỏ hoàn toàn hành vi này nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ và bác sĩ.

Làm sao để ngăn chặn hành vi cắn của trẻ?

Điểm mấu chốt của việc ngăn chặn hành vi trẻ tự kỷ hay cắn là can thiệp càng sớm càng tốt. Khi thấy trẻ có hành vi tự cắn bản thân, cắn cha mẹ, bạn bè, hay những người xung quanh thì phụ huynh cần lên kế hoạch can thiệp ngay lập tức. Can thiệp càng trễ thì càng khó khiến trẻ từ bỏ hành vi.

Cách giúp trẻ tốt nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Thông qua những thông tin cha mẹ cung cấp và tình trạng hiện tại của trẻ, bác sĩ có thể lên kế hoạch giúp trẻ điều chỉnh hành vi. Thông thường, phương pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA sẽ được sử dụng trong trường hợp này.

Đây là phương pháp phân tích hành vi dựa trên lý thuyết khoa học hành vi, giúp cải thiện và loại bỏ những hành vi tiêu cực, thay thế chúng bằng những hành vi tích cực hơn. Việc can thiệp bằng phương pháp ABA có thể giúp trẻ tự kỷ nhận thức được hành vi cắn là xấu, từ đó thay đổi cách ứng xử cho phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt, can thiệp trẻ tự kỷ để được hướng dẫn điều chỉnh hành vi. Các thầy cô giáo được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ trẻ tự kỷ sẽ biết cách giúp trẻ thay đổi hành vi hiệu quả. Cha mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách giúp đỡ trẻ tại nhà.

can thiệp trẻ tự kỷ hay cắn
Đưa trẻ đến những trung tâm giáo dục đặc biệt có chương trình can thiệp trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ điều chỉnh hành vi hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bên cạnh việc đưa trẻ đến các trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ, dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi thấy trẻ tự kỷ hay cắn. Cha mẹ có thể hỗ trợ thêm cho trẻ khi ở nhà nhằm giúp trẻ nhanh chóng điều chỉnh hành vi, tránh làm tổn hại bản thân và những người xung quanh.

  • Đánh lạc hướng trẻ: Khi thấy trẻ có dấu hiệu muốn cắn ai đó, cha mẹ hãy đánh lạc hướng trẻ bằng các hoạt động khác. Hãy thu hút sự chú ý của trẻ bắng một món đồ chơi trẻ thích, bằng một món ăn, hay cố gắng chuyển hướng trẻ sang một hành vi khác để ngăn chặn hành vi cắn của trẻ.
  • Giúp trẻ vượt qua căng thẳng: Hành vi cắn ở trẻ có thể do trẻ cảm thấy căng thẳng, khó chịu và bức bối nhưng không thể nói ra. Cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến trẻ trong những tình huống này để vỗ về, động viên, và giúp trẻ có cách giải phóng cảm xúc khác thay vì hành vi cắn người hay cắn đồ vật.
  • Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ: Nếu hành vi cắn của trẻ thể hiện sự tức giận, hay nhu cầu không được đáp ứng thì hãy giúp trẻ nhận ra hành vi này là sai và không phù hợp. Từ đó, trẻ sẽ có cách khác để thể hiện nhu cầu. Cha mẹ nên tăng cường giao tiếp với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp để trẻ thể hiện cảm xúc và nhu cầu tốt hơn.
  • Phản hồi về hành vi của trẻ: Cha mẹ cần ngay lập tức tỏ thái độ khi trẻ có hành vi cắn, không được nhịn hay bỏ qua vì chỉ khiến hành vi ngày càng trầm trọng hơn. Đương nhiên, việc tỏ thái độ cần cứng rắn, nghiêm túc, nhưng không được khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, hay có hành vi bạo lực. Trẻ cần hiểu rằng việc cắn là không đúng, và cần chấn chỉnh ngay.

Trẻ tự kỷ hay cắn có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần, và sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Trẻ sẽ khó kết bạn, khó tham gia vào những hoạt động chung, và gặp nhiều rắc rối trong việc điều chỉnh cảm xúc, thể hiện nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp nguy hiểm nếu cắn phải vật lạ.

trẻ tự kỷ hay cắn
Cải thiện hành vi hay cắn càng sớm càng tốt sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ hiện tại và trong tương lai.

Do đó cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến hành vi này, và sớm ngăn chặn để mọi thứ không tồi tệ hơn. Tốt nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ, và đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt để trẻ được hỗ trợ tốt hơn. Sự yêu thương và kiên trì của cha mẹ cũng rất quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện hành vi.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
6 Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý được chuyên gia áp dụng

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý cần được áp dụng đúng cách, đúng thời điểm, tăng dần mức độ bài tập theo từng...

Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói
Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói và những điều cần lưu ý

Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý để có thể góp phần hiệu...

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Thông tin cần biết

Chậm nói là một trong các vấn đề phổ biến hiện nay đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cảm thấy lo...

trẻ hay đánh bạn
Trẻ hay đánh bạn, gây hấn: Nguyên nhân và Cách xử trí phù hợp

Trẻ hay đánh bạn, hay gây hấn với bạn là điều không hề hiếm gặp. Đây có thể chỉ là biểu hiện bướng bỉnh của...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort