Trẻ nói ngọng L và N: Nguyên nhân, Bài tập khắc phục
Trẻ nói ngọng L và N có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý, hoặc do ảnh hưởng tiếng địa phương. Nói ngọng gây tác động rất lớn đến việc học tập của trẻ, nhất là khi viết chính tả. Phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi chữa trị để tránh những ảnh hưởng về sau.
Trẻ nói ngọng L và N nguyên nhân do đâu?
Trẻ nói ngọng “L” và “N” là một hiện tượng không hiếm gặp và có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp chúng ta có cách hỗ trợ trẻ cải thiện phát âm.
1. Nguyên nhân sinh lý
Sự phát triển chưa hoàn thiện, hoặc dị tật ở cơ quan phát âm là một trong hai nguyên nhân chính khiến trẻ nói ngọng. Trong đó có trường hợp nói ngọng L và N.
- Phát triển chưa hoàn thiện: Khi trẻ cố gắng phát âm các âm “L” và “N”, trẻ cần phải đặt lưỡi ở vị trí chính xác trong miệng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa lưỡi và hàm. Với trẻ nhỏ, cơ lưỡi và các cơ khí quản có thể chưa phát triển kịp để đảm bảo việc phát âm chính xác.
- Dị tật ở cơ quan phát âm: Những vấn đề như đầy lưỡi, ngắn lưỡi, dính thắng lưỡi, răng mọc lệc, dị tật ở cơ hàm,… đều có thể khiến trẻ nói ngọng
- Khả năng kiểm soát cơ bắp: Trẻ chưa kiểm soát được hoàn toàn các cơ bắp liên quan đến phát âm khiến âm phát ra bị sai lệch.
Ví dụ, khi phát âm âm “L”, trẻ cần đưa phần đầu lưỡi chạm vào vòm miệng phía trên các răng cửa. Tương tự, âm “N” yêu cầu lưỡi chạm nhẹ vào phần sau của răng cửa trên, và khí phải đi qua mũi.
Tuy nhiên do những vấn đề nêu trên, trẻ chưa thể được điều này một cách chính xác. Kết quả là âm thanh phát âm chưa chính xác hoặc biến dạng.
2. Ảnh hưởng môi trường
Một nguyên nhân khác là do môi trường xung quanh. Tại một số vùng miền và một số gia đình, nói ngọng L và N là điều bình thường. Do đó nhiều người không chú ý rằng nó có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Trẻ em thường học nói bằng cách bắt chước người lớn và người xung quanh. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với người ngọng, tình trạng trẻ nói ngọng L và N là khó tránh khỏi.
Việc nói ngọng ảnh hưởng nặng nhất khi trẻ đang ở độ tuổi tập nói. Khi trẻ lớn hơn, tình trạng này ít xảy ra do ngôn ngữ của trẻ đã định hình, ít bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng không rõ: Nguyên nhân & khắc phục
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nói ngọng L và N
Khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân. Hãy xem xét có phải trẻ bị dị tật cấu trúc nào trong cơ quan phát âm không.
Nếu nghi ngờ, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa, hoặc chuyên gia ngôn ngữ trị liệu. Chuyên gia sẽ đánh giá và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Tiếp theo, cha mẹ hãy xem xét môi trường mà trẻ đang sống và giao tiếp hàng ngày. Trẻ nói ngọng L và N do môi trường cần được tách ra khỏi môi trường hiện tại.
Hãy để trẻ giao tiếp với những người có kỹ năng ngôn ngữ tốt. Môi trường để trẻ bắt chước cách phát âm chuẩn xác sẽ giúp trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
Cuối cùng, cha mẹ không nên tạo áp lực nặng nề cho trẻ. Cha mẹ cần có thái độ kiên nhẫn, tích cực và khích lệ để trẻ học hỏi và phát triển.
Áp đặt hoặc chỉ trích trẻ chỉ khiến trẻ tự ti hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên yêu thương, hỗ trợ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái trong việc phát âm.
Bài tập khắc phục tình trạng trẻ nói ngọng L và N hiệu quả
Để trẻ cải thiện cách phát âm, cha mẹ và giáo viên có thể áp dụng những bài tập chữa nói ngọng cho trẻ. Trẻ nói ngọng L và N không do bẩm sinh rất dễ cải thiện.
Một số bài tập dưới đây được thiết kế để giúp trẻ luyện tập cách đặt lưỡi đúng khi nói. Chúng cũng tăng cường sự linh hoạt, cũng như kiểm soát các cơ bắp liên quan đến quá trình phát âm.
1. Bài tập “Lưỡi lăn”
“Lưỡi lăn” là cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ hiệu quả. Bài tập này giúp cải thiện sự linh hoạt của lưỡi, phù hợp cho trẻ nói ngọng L và N.
Cách thực hiện:
- Yêu cầu trẻ mở miệng rộng.
- Trẻ cố gắng lăn đầu lưỡi từ dưới lên trên. Chạm vào vòm miệng. Sau đó di chuyển xuống dưới cùng của răng cửa.
- Lặp lại động tác này nhiều lần.
Ví dụ cụ thể: Trẻ có thể thử lăn đầu lưỡi từ một góc của miệng sang góc khác mà không gây ra âm thanh. Việc lặp lại giúp lưỡi trở nên linh hoạt hơn.
2. Bài Tập “Nâng Lưỡi”
Bài tập này giúp trẻ nâng lưỡi lên vòm miệng mà không chạm vào răng. Mục đích là để trẻ chuẩn bị cho việc phát âm âm “N” chính xác hơn.
Cách thực hiện:
- Yêu cầu trẻ mở miệng.
- Yêu cầu trẻ cố gắng nâng lưỡi sao cho chỉ có phần giữa và phần sau của lưỡi chạm vào vòm miệng.
- Giữ vị trí này trong vài giây rồi thả lỏng.
Ví dụ cụ thể: Trẻ tập trung vào việc nâng lưỡi lên vòm miệng trong 2-3 giây, sau đó thả lưỡi xuống. Quá trình này giúp trẻ làm quen với vị trí của lưỡi khi phát âm “N”
3. Bài tập “Gương mặt cười”
Bài tập “Gương mặt cười” giúp trẻ tập trung vào việc nâng và di chuyển lưỡi một cách chính xác. Đây là bài tập giúp phát âm chính xác âm “L”.
Cách thực hiện:
- Yêu cầu trẻ mỉm cười rộng.
- Yêu cầu trẻ cố gắng chạm đầu lưỡi vào phần sau của răng cửa trên mà không đóng miệng.
Ví dụ cụ thể: Khi trẻ mỉm cười, trẻ sẽ thử chạm đầu lưỡi vào vòm miệng phía trên mà không gây ra âm thanh nào. Quá trình này giúp trẻ phát âm âm “L.” tốt hơn.
4. Bài tập “Làm quen với âm”
Để trẻ nói ngọng L và N cải thiện, hãy tập trung vào việc phát âm đơn lẻ hai âm này. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ phát âm chậm rãi và rõ ràng các âm này ở đầu, giữa, và cuối từ.
5. Bài tập “Hát và trò chơi”
Các bài hát và trò chơi luyện phát âm cho trẻ có chứa nhiều âm “L” và “N” sẽ giúp trẻ cải thiện phát âm nhanh và hiệu quả. Bài tập này tạo ra một môi trường học tập thú vị, giúp trẻ có hứng thú luyện tập hơn.
- Bài hát chứa âm “L” và “N”: Chọn những bài hát có chứa nhiều từ hoặc cụm từ chứa âm “L” và “N.” Hát cùng trẻ và nhấn mạnh các âm “L” và “N” trong bài hát. Đặc biệt, hãy tập trung vào việc phát âm đúng.
- Trò chơi tìm từ chứa âm “L” và “N”: Đặt ra các câu hỏi như “Hãy tìm một từ chứa âm ‘L'” hoặc “Tìm một từ kết thúc bằng âm ‘N’.” Trẻ sẽ tìm các từ phù hợp yêu cầu.
- Sử dụng flashcard và hình ảnh: Sử dụng flashcard hoặc hình ảnh minh họa để hiển thị các từ hoặc đối tượng có liên quan đến âm “L” và “N.”
Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt để được giúp đỡ. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn cách cải thiện việc trẻ nói ngọng L và N hiệu quả hơn.
Phát hiện và điều trị càng sớm thì tình trạng nói ngọng của trẻ càng nhanh chóng cải thiện. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp các chuyên gia, hoặc cơ sở đào tạo đặc biệt uy tín để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Có lẽ bạn quan tâm:
- Bé lười tập nói và cách kích thích trẻ nói nhiều hơn
- Bé bị ngọng có chữa được không? Phương pháp khắc phục
- Các bài tập cơ miệng cho bé chậm nói mẹ cần dạy bé mỗi ngày
- Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!