Trẻ hay đánh bạn, gây hấn: Nguyên nhân và Cách xử trí phù hợp

Trẻ hay đánh bạn, hay gây hấn với bạn là điều không hề hiếm gặp. Đây có thể chỉ là biểu hiện bướng bỉnh của một đứa trẻ bình thường trong giai đoạn phát triển, nhưng cũng có thể là triệu chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng ở trẻ mà cha mẹ không hề hay biết. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ đánh bạn, và cách giải quyết trong từng trường hợp trong bài viết dưới đây.

Tình trạng trẻ hay đánh bạn, gây hấn

Trẻ trong từng thời điểm, từng giai đoạn phát triển sẽ có những cách hành xử khác nhau. Có đôi lúc trẻ rất ngoan ngoãn, nhưng có lúc trẻ hay đánh bạn, cáu gắt với cha mẹ và những người xung quanh. Đây là những cảm xúc và hành vi hết sức bình thường, xuất hiện trong quá trình phát triển nhân cách và tự nhận thức của trẻ.

trẻ hay đánh bạn
Tình trạng trẻ hay đánh bạn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm việc trẻ học theo hành vi của người lớn, hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ có thái độ không tốt như trẻ hay đánh bạn, hoặc gây hấn với những người xung quanh. Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận ra rằng đó chỉ là những hành động vô tình, do trẻ chưa nhận thức được hành vi của bản thân là sai, hoặc đây là hành vi lặp đi lặp lại do tình trạng rối loạn tâm thần.

Ví dụ trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ quan sát và học hỏi thông qua những sự vật, sự việc xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ thể hiện cảm xúc một cách trực tiếp thông qua cảm xúc và hành vi. Trẻ thể hiện rõ những điều mình thích và không thích thông qua hành vi khóc quấy, cười hoặc gây hấn với những người xung quanh.

Những hành vi này là cách trẻ phát tiết cảm xúc, khi trẻ chưa thể hiện được những cảm xúc này thông qua lời nói. Trẻ chưa tự chủ được hành vi của bản thân, và cần sự dạy bảo, hướng dẫn của người lớn để nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, và làm sao thể hiện thái độ, mong muốn của bản thân một cách hợp lý.

Nếu những hành vi gây hấn này xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại, kèm theo việc trẻ có những hành động lạ và sự bất ổn cảm xúc tăng cao thì có lẽ, trẻ đang chịu ảnh hưởng của một chứng rối loạn tâm thần nào đó. Cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến tính trạng này và đưa trẻ đến gặp bác sĩ đề được chẩn đoán và chữa trị.

Khi trẻ dần lớn lên và đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ bước vào giai đoạn phát triển quan trọng. Sự thay đổi về cả thể chất và tinh thần khiến trẻ có tính khí thất thường, có hành vi bốc đồng, khó kiểm soát, khiến trẻ hay đánh bạn và gây hấn với những người xung quanh. Những bất ổn tâm lý tuổi dậy thì là điều khó tránh khỏi.

Những bất ổn tâm lý này có thể dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý và nhiều chứng rối loạn tâm thần khác vô cùng nguy hiểm nếu trẻ không đươc hỗ trợ kịp thời. Nhiều phụ huynh không hiểu và thông cảm cho trẻ, cũng như có những phương pháp giáo dục sai lầm khiến tình trạng này càng tồi tệ hơn.

Những ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay đánh bạn, hung hăng, thích gây hấn và có những hành vi mang tính bạo lực. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của hành vi, chúng ta sẽ có những cách khác nhau để cải thiện, uốn nắn hành vi và tư tưởng của trẻ.

Phụ huynh cần phân biệt được lý do vì sao trẻ có những hành vi càn quấy để có phương pháp xử lý và giáo dục đúng đắn. Nếu trẻ có bất thường về tâm thần, cha mẹ cần đưa trẻ đi can thiệp và chữa trị ngay lập tức để giảm thương tổn. Việc nổi giận, răn đe và đánh đập trẻ không mang đến những kết quả tốt, mà còn khiến tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

trẻ hay đánh bạn gây hần
Nếu để tình trạng trẻ đánh bạn kéo dài mà không can thiệp, trẻ cò thể lớn lên với suy nghõ sai lệch, tính cách bạo lực, và có những hành vi tổn hại đến sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua một số nguyên nhân chính khiến trẻ hay đánh bạn, hay gây hấn, và có hành vi hung hăng với những người xung quanh. Bài viết cũng cung cấp những cách giải quyết phù hợp cho từng tình huống, nhằm hạn chế hành vi gây hấn, đánh và cắn người khác của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ hay đánh bạn

Nguyên nhân khiến trẻ hay đánh bạn có thể xuất phát từ việc trẻ chưa nhận thức được hành vi của bản thân, hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, do các chứng rối loạn tâm thần như tự kỷ, tăng động, rối loạn nhân cách,… Mỗi nguyên nhân sẽ có những biểu hiện và cách giải quyết khác nhau.

1. Thiếu nhận thức về hành vi

Nguyên nhân đầu tiên và ít nghiêm trọng nhất, là việc trẻ chưa có nhận thức đúng đắn về hành vi. Tình trạng này thường thấy ở trẻ trong những năm đầu đời, khi nhận thức và hành vi của trẻ còn gặp nhiều hạn chế. Đánh và cắn là những hành vi bình thường ở trẻ trong quá trình phát triển.

Ban đầu, trẻ chỉ có thể biểu lộ nhu cầu và cảm xúc thông qua hành động như khóc, đánh, cắn,… nhằm gây sự chú ý cho người khác. Khi dần lớn lên, trẻ bắt đầu học tập những kỹ năng mới, học cách thể hiện cảm xúc, cách đánh giá hành vi của bản thân. Lúc này, nhận thức và hành vi của trẻ sẽ thay đổi theo hướng tích cực nếu được giáo dục đúng đắn.

Chính vì thế việc trẻ hay đánh bạn, khóc lóc và ăn vạ chỉ là cách trẻ thể hiện sự khó chịu của bản thân, chứ không phải là hành vi cố tình. Tuy nhiên cha mẹ cần trò chuyện uốn nắn hành vi của trẻ sớm. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ có thể hình thành suy nghĩ và hành vi sai lệch khi trưởng thành.

Ngoài ra, việc cha mẹ nuông chiều con cái, luôn xem con mình là đúng, và không có nhận thức đúng đắn về mức độ nghiêm trọng khi trẻ đánh bạn cũng khiến trẻ trở nên hung hăng, bạo lực hơn. Một số phụ huynh còn cổ xúy cho hành vi sai trái của con, dạy con giải quyết mọi thứ bằng bạo lực, không dạy dỗ hay uốn nắn hành vi của trẻ.

Thái độ ủng hộ của cha mẹ khiến trẻ nghĩ rằng hành vi đánh bạn và gây hấn với mọi người là đúng đắn, là hành vi tự bảo vệ bản thân. Suy nghĩ sai lệch này khiến trẻ lớn lên với nhận thức lệch lạc, có nguy cơ gây rối loạn nhân cách, biến trẻ thành một kẻ hung hăng, kiêu ngạo và thích hành hạ người khác bằng bạo lực.

2. Tự kỷ

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, thích nhốt mình trong một không gian riêng, và không muốn tiếp xúc với mọi người. Thế nên trẻ thường thể hiện những cảm xúc của bản thân thông qua hành vi đánh người, la hét, ăn vạ, cào cấu bản thân.

nguyên nhân trẻ hay đánh bạn
Trẻ tự kỷ có khả năng giao tiếp kém, không biết cách thể hiện cảm xúc, nhu cầu của bản thân nên thường có hành vi đánh bạn, càu cấu để thể hiện sự bức bối trong lòng.

Những hành vi này thể hiện rất sớm trong giai đoạn trưởng thành, khi trẻ được 2-3 tuổi hoặc sớm hơn. Mục đích của việc này là thể hiện thái độ bức bối, khó chịu vì không thể nói, khi không đạt được yêu cầu, mong muốn, hay tạo sự chú ý với cha mẹ và những người xung quanh.

Trẻ tự kỷ bị rối loạn ngôn ngữ khiến quá trình nhận thức và phản hồi với những yếu tố xung quanh bị ảnh hưởng. Nhận thức và ngôn ngữ không phát triển đồng đều khiến trẻ chịu nhiều bức bối, có những suy nghĩ và hành vi đặc biệt, khó lý giải. Do đó trẻ chỉ có thể phát tiết thông qua những hành vi bạo lực.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn thường gắn bó với một món đồ chơi nào đó, hoặc không muốn bị làm phiền khi đang chơi. Nếu trẻ khác có ý định chơi cùng, hoặc chạm vào đồ chơi của trẻ, trẻ sẽ có thái độ hung hăng. Trẻ hay đánh bạn, gây hấn, kích động là để lấy lại món đồ chơi của mình.

3. Tăng động giảm chú ý khiến trẻ hay đánh bạn

Tình trạng tăng động giảm chú ý khiến trẻ có những hành vi bốc đồng, không tập trung và không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Trẻ không thể ngồi yên mà thường quậy phá, ngắt lời người khác khi họ đang trò chuyện, nói nhiều, và có những hành vi ảnh hưởng đến những bạn khác.

Trẻ tăng động quá mức, trẻ hay đánh bạn, gây hấn với bạn, không có thái độ tập trung, không chú ý khi nghe thầy cô, cha mẹ dạy dỗ là biểu hiện thường thấy của tình trạng tăng động giảm chú ý. Trẻ rất dễ kích động, có những hành không kiểm soát gây ảnh hưởng đến những đứa trẻ xung quanh.

Trẻ cũng không biết cách kết bạn, cách làm quen và biểu đạt tình cảm. Hành vi đánh bạn của trẻ có thể chỉ là cách thu hút sự chú ý, nhưng vì không nhận thức được hành vi của bản thân, trẻ có thể gây đau đớn cho những trẻ khác. Cha mẹ và thầy cô cần theo dõi và giúp trẻ điều chỉnh hành vi nếu không muốn mọi thứ ngày càng tệ hơn.

4. Rối loạn cư xử

Rối loạn cư xử là tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến trẻ có những hành vi bạo lực, gây nguy hiểm cho bạn bè và những người xung quanh. Rối loạn cư xử ở trẻ xảy ra ở cả nam và nữ. Với những trẻ nam, triệu chứng bệnh thường biểu hiện từ rất sớm, chủ yếu là những hành vi bạo lực và gây hấn với những người xung quanh.

Trẻ hay đánh bạn, gây hấn với cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh, có hành vi đánh đập, hành hạ động vật nhỏ là một số dấu hiệu tiêu biểu của rối loạn cư cử. Những trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này thiếu nhạy cảm, thiếu đồng cảm với người khác, có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và thích những hành vi bạo lực, bắt nạt và đe dọa người khác.

vì sao trẻ thích gây hấn đánh nhau
Những trẻ bị rối loạn cư xử luôn có những hành vi bạo lực, thích giành giật, gây hấn với bạn bè, thích đánh nhau và có thể phát triển thành những hành vi nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Những trường hợp trẻ rối loạn cư xử được ghi nhận cho thấy, trẻ có cảm giác hưng phấn, thích thú trong việc làm đau người khác. Đây là nguyên nhân khiến trẻ có hành vi đánh bạn và chống đối những người xung quanh. Đặc biệt, có nhiều trường hợp trẻ còn thích hành hạ động vật như thỏ, chó , mèo,…

Trẻ không có cảm giác hối hận hay sợ hãi về những điều mình đã làm, và thường có tâm lý phản nghịch, thích chống đối những quy tắc do người lớn đặt ra. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ có khuynh hướng thực hiện những hành vi nghiêm trọng hơn như trộm cắp, cướp giật, hủy hoại tài sản, hút chích và nhiều hành vi phi pháp khác.

5. Trầm cảm

Trầm cảm ở trẻ là tình trạng không hề hiếm gặp trong những năm gần đây. Trầm cảm khiến trẻ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không có hứng thú với những hoạt động trong cuộc sống, có suy nghĩ tiêu cực, trở nên cáu gắt, dễ nổi nóng, có những hành vi bạo lực, hung hăng, đánh bạn để giải tỏa những khó chịu, bức bối trong lòng.

Tình trạng trầm cảm ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có thể dẫn đến hành vi tự hành hạ bản thân, và gây hại cho những người xung quanh. Những biểu hiện rối loạn tâm trạng diễn ra với tần suất cao, bùng nổ không kiểm soát khiến trẻ không kiềm chế được cảm xúc và hành vi.

Nhiều trường hợp trẻ trầm cảm do thời gian dài sống trong môi trường độc hại, nhìn thấy những cảnh bạo lực diễn ra thường xuyên, hoặc là nạn nhân của bạo lực học đường. Những trẻ hay đánh bạn, dễ gây hấn chỉ vì một hành vi hay câu nói, có nhiều bất ổn về cảm xúc có thể là biểu hiện của trầm cảm.

6. Trẻ hay đánh bạn do khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Tình trạng trẻ hay đánh bạn có thể là dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn mà tâm sinh lý của trẻ có những thay đổi lớn. Trẻ có tâm lý muốn chứng tỏ bản thân bằng sức mạnh, quyền uy, và trở nên nóng nảy, khó kiềm chế cảm xúc hơn do rối loạn hormone trong độ tuổi dậy thì.

Trong giai đoạn này, trẻ có tính ganh đua rất mạnh, lòng tự trọng cao, dễ bị kích động bởi những lý do nhỏ nhặt. Tâm lý muốn chứng tỏ bản thân một cách cực đoan khiến trẻ áp đặt uy quyền và sức mạnh của mình lên những người xung quanh, cụ thể là bạn bè để có được cảm giác mình là kẻ mạnh.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến suy nghĩ và tâm lý của trẻ bị lệch lạc. Trẻ thích cảm giác được phục tùng, và cảm thấy vui vẻ, thích thú khi thấy bạn bè phải ngoan ngoãn nghe lời bản thân. Chính suy nghĩ này khiến trẻ rất dễ bị rủ rê, lôi kéo vào những hành vi sai trái, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội.

trẻ khủng hoảng tâm lý đánh bạn
Tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì khiến trẻ có những hành vi bốc đồng, gây hấn với thầy cô, cha mẹ, bạn bè, đánh nhau để thể hiện uy quyền của bản thân trước người khác.

Ngoài việc trẻ hay đánh bạn, trẻ còn có những hành vi bạo lực học đường như: nhục mạ người khác bằng lời nói hay hành động, chủ động cô lập đối tượng bị bắt nạt, dọa dẫm và có thái độ chống đối thầy cô và cha mẹ. Trẻ cũng thường giao du với những người xấu, tập tành hút thuốc, sử dụng chất kích thích và nhiều hành vi sai trái khác.

Nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng này thường xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu quan tâm của cha mẹ, môi trường sống độc hại, cùng với phương pháp giáo dục con sai lầm. Những đứa trẻ không được yêu thương, thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi vã, đánh nhau cũng sẽ áp dụng hành vi tương tự lên những người xung quanh.

Trẻ thiếu thốn tình thương, thiếu thốn sự quan tâm sẽ tìm kiếm điều đó bằng cách đánh bạn và khiến bạn bè sợ hãi, phục tùng bản thân. Trẻ sống trong môi trường độc hại, không được dạy cách nhận thức và giải quyết vấn đề ôn hòa cũng thường có những hành vi bạo lực.

7. Rối loạn hỗn hợp hành vi cảm xúc

Rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc là tình trạng trẻ có những bất ổn cả về cảm xúc lẫn hành vi. Tùy theo tình trạng bệnh, mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện này thường là chống đối người lớn, trộm cắp, hung hăng, trẻ hay đánh bạn, gây hấn đánh nhau, xâm phạm quyền lợi và tổn hại thân thể những người xung quanh,…

Những hành vi này của trẻ chỉ nhằm đạt được mục đích của bản thân, mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của người khác. Trẻ thường vi phạm những nguyên tắc đặt ra, trốn học, trộm cắp, có thái độ hung hăng, thích ẩu đả, đánh nhau, trẻ hay đánh bạn, có hành vi lừa gạt, gây hại cho tài sản và sức khỏe của người khác.

Trẻ bị rối loạn hỗn hợp hành vi và cảm xúc cũng thường có hành vi thách thức người khác, cảm thấy tức giận, suy nghĩ tiêu cực trong nhiều tình huống. Trẻ có xu hướng đổ lỗi cho người khác, không thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Do đó trẻ hay đánh bạn, gây hấn vì cho rằng bản thân là người đúng, lỗi lầm là thuộc về mọi người xung quanh.

8. Rối loạn nhân cách là nguyên nhân khiến trẻ hay đánh bạn

Rối loạn nhân cách khiến trẻ có suy nghĩ lệch lạc, ham thích làm đau người khác, thích dùng bạo lực để thể hiện uy quyền, đặc biệt là với bạn bè cùng lứa tuổi hoặc với những loài vật nhỏ. Trẻ hay đánh bạn, gây hấn, bướng bĩnh, không có cảm giác hối lỗi, không hối hận về những hành vi của bản thân.

Rối loạn nhân cách bắt đầu với những hành vi đánh nhau, gây hấn giữa trẻ với bạn bè, cùng với hành vi bắt nạt những vật nhỏ yếu hơn. Nếu cha mẹ thờ ơ, bỏ qua những dấu hiệu này, trẻ có thể lớn lên với tâm lý vặn vẹo, thích hành hạ người khác, và có nguy cơ trở thành tội phạm trong tương lai.

vì sao trẻ hay đánh bạn
Rối loạn nhân cách có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay đánh bạn, thích nhìn bạn bè đau đớn, sợ hãi như một cách thể hiện uy quyền, và thỏa mãn tâm lý của bản thân.

Tất cả những tình trạng nên trên đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ có hành vi bạo lực, trẻ hay đánh bạn và chống đối người lớn. Để xác định chính xác đâu là yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, hoặc các trung tâm tâm lý uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Cách hạn chế tình trạng trẻ hay đánh bạn, gây hấn

Để hạn chế tính trạng trẻ hay đánh bạn, gây hấn thì cha mẹ và bác sĩ cần xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này để có cách giải quyết phù hợp. Cần biết rằng, hành vi đó của trẻ là vô tình, do trẻ không nhận thức được hành vi của bản thân, hay là dấu hiệu của các hội chứng rối loạn tâm thần.

Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nếu bắt nguồn từ nhận thức của trẻ, cha mẹ nên thay đổi phương pháp giáo dục, giúp trẻ hiểu hành vi của bản thân là sai, từ từ uốn nắn trẻ theo hướng đúng đắn hơn. Việc thay đổi nhận thức nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Nếu hành vi của trẻ chịu ảnh hưởng của rối loạn tâm thần, khủng hoảng tâm lý hay những nguyên nhân khác, trẻ sẽ cần điều trị tâm lý, điều trị bằng thuốc, cũng như các phương pháp giáo dục đặc biệt để cải thiện hành vi và suy nghĩ. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng trẻ hay đánh bạn, gây hấn.

1. Điều trị tâm lý

Điều trị tâm lý áp dụng cho trẻ bị rối loạn tâm thần (tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, trầm cảm, rối loạn hỗn hợp,…) và khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Mục đích của điều trị tâm lý là giúp trẻ nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực.

Hiện nay phương pháp điều trị tâm lý thông dụng nhất là liệu pháp nhận thức-hành vi. Bác sĩ và các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua nhiều phương pháp nhằm nắm được những bất an, ám ảnh, và những cảm xúc trẻ không thể thể hiện ra bằng lời nói.

Khi đã tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của hành vi trẻ hay đánh bạn, hành vi gấy hấn với mọi người, bác sĩ sẽ dựa trên độ tuổi, và mức độ nặng nhẹ của hành động để giúp trẻ thay đổi suy nghĩ. Quá trình này đòi hỏi thời gian, công sức và sự hợp tác của đôi bên nếu muốn có được kết quả điều trị tốt nhất.

Thời gian đầu, trẻ thường sẽ có thái độ chống đối, từ chối hợp tác khiến thời gian điều trị bị kéo dài. Nhưng khi đã bắt đầu làm quen với liệu pháp, trẻ sẽ thay đổi nhận thức, nhận ra suy nghĩ và hành vi của bản thân là sai trái, từ đó thay đổi hành vi theo hướng tích cực hơn.

điều trị trẻ hay đánh bạn
Gia đình có thể đưa trẻ đến bệnh viện, hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để trẻ được điều trị và cải thiện các triệu chứng rối loạn, thay đồi hành vi và nhận thức theo hướng tích cực.

Ngoài hình thức trị liệu cá nhân, trị liệu tâm lý còn có hình thức theo nhóm và gia đình. Mục đích của phương pháp này là giúp trẻ học cách hòa nhập, chung sống với mọi người, cải thiện những vấn đề hành vi và cảm xúc. Ngoài ra, hình thức này cũng giúp cha mẹ và những người xung quanh hiểu thêm về tình trạng của trẻ, có phương pháp giáo dục tốt hơn và không kỳ thị trẻ.

2. Điều trị bằng thuốc

Trẻ đánh bạn có thể xuất phát từ những bất ổn tâm lý, do sự tăng động mất kiểm soát, hoặc những rối loạn hành vi mà trẻ đang phải đối mặt. Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị rối loạn lo âu, thuốc chẹn beta, hoặc một số loại thuốc khác phù hợp.

Việc điều trị bằng thuốc được khuyên dùng trong trường hợp trẻ trên 2 tuổi hoặc trên 6 tuổi, và triệu chứng của trẻ nghiêm trọng có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Thuốc trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn nên cần hết sức cẩn thận khi sử dụng.

Không phải bất cứ trẻ nào cũng đáp ứng thuốc tốt, vì thế trẻ có phải đổi nhiều loại thuốc, thay đổi liều lượng và kéo dài thời gian dùng thuốc để thấy được hiệu quả. Thuốc có thể giúp trẻ giảm tình trạng hung hăng, ngủ ngon hơn, cảm thấy thoải mái, giảm tăng động hay những hành vi quá khích do bất ổn về cảm xúc.

Điều trị bằng thuốc không có tác dụng chữa trị các chứng rối loạn, mà giúp trẻ giảm ảnh hưởng tiêu cực do các triệu chứng gây ra. Trẻ có thể tiếp nhận điều trị tâm lý một cách tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả trị liệu. Việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị tâm lý, hoặc sẽ là phương pháp điều trị chính nếu tình trạng của trẻ nghiêm trọng.

3. Đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt

Các trung tâm giáo dục chuyên biệt là nơi phụ huynh nên cân nhắc đưa trẻ đến học tập và sinh hoạt. Những trung tâm này có phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ, giáo viên là những người có chuyên môn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn cư xử,…

Mục đích của việc đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt là giúp trẻ có quy trình cải thiện tốt và khoa học. Những chuyên gia có chuyên môn và được đào tạo chuyên sâu sẽ giúp trẻ nhận thức và thay đổi hành vi, cũng như nhanh chóng xử lý những tình huống bất ngờ phát sinh.

Điều này giúp trẻ hạn chế những hành vi hung hăng, càn quấy, cải thiện suy nghĩ và hành vi, giảm thiểu hiện tượng trẻ hay đánh bạn và giúp trẻ hòa đồng hơn với mọi người xung quanh. Trẻ có môi trường sinh hoạt tốt, có nhiều thầy cô và bạn bè cùng vui chơi, học tập và cải thiện sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình hồi phục.

 

cải thiện tình trạng trẻ hay đánh bạn
Những trung tâm giáo dục trẻ đặc biệt có những phương pháp riêng giúp trẻ cải thiện suy nghĩ và cảm xúc, hạn chế những hành vi bốc đồng, ngăn chặn việc trẻ đánh bạn.

Việc đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt không chỉ tốt cho trẻ, mà còn tốt cho phụ huynh. Cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách giao tiếp với trẻ, hiểu thêm về những hành vi của trẻ để có cách chung sống và cư xử với trẻ hợp lý, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, đẩy mạnh hiệu quả điều trị hơn.

4. Cải thiện tình trạng trẻ hay đánh bạn tại nhà

Bên cạnh những phương pháp điều trị tâm lý, điều trị bằng thuốc, hoặc đưa trẻ đến những trung tâm giáo dục đặc biệt, cha mẹ cũng cần thay đổi cách giáo dục trẻ, và có thái độ đúng mực nhắm giúp trẻ thay đổi suy nghĩ và hành vi. Dưới đây là một số điều cha mẹ có thể làm để giúp trẻ cải thiện hành vi:

  • Không được bỏ qua những hành vi sai trái của trẻ: Nhiều phụ huynh vẫn giữ suy nghĩ rằng trẻ con chưa hiểu chuyện. Việc trẻ hay đánh bạn, bướng bỉnh, hoạt động liên tục là hành vi bình thường của trẻ trong quá trình trưởng thành nên không quan tâm, không uốn nắn hành vi của trẻ. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau. Khi thấy trẻ có những hành vi sai trái, đánh bạn, thích gây hấn thì cha mẹ cần có phương pháp dạy đỗ hợp lý, giúp trẻ nhận ra lỗi sai.
  • Làm gương tốt cho trẻ: Nếu cha mẹ thích dùng bạo lực với trẻ, hoặc thường xuyên để trẻ chứng kiến cảnh bản thân bạo lực với người khác, trẻ sẽ học theo rất nhanh và áp dụng điều này lên bạn bè. Nếu cha mẹ tiêm vào đầu trẻ tư tưởng giải quyết mọi thứ bằng nắm đấm và bạo lực, không tôn trọng trẻ, không quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của trẻ, trẻ sẽ lớn lên với tâm lý vặn vẹo. Do đó việc làm gương tốt cho trẻ, dạy trẻ cách đối diện và xử lý mọi tình huống một cách lý trí và ôn hòa là điều cha mẹ cần làm để thay đổi suy nghĩ và hành vi của trẻ theo hướng tích cực.
  • Tạo ra quy định và giới hạn: Việc đặt ra những quy tắc trong gia đình và trong cuộc sống là điều cần thiết để trẻ học được cách ứng xử trong từng trường hợp. Cha mẹ nên đặt mình trong vị trí của trẻ để tìm hiểu hành vi của trẻ nhằm mục đích gì. Việc trẻ đánh bạn có phải là do trẻ cảm thấy khó chịu, do trẻ bị bắt nạt, do trẻ nhìn thấy những hình ảnh bạo lực và bắt chước, hay do những vấn đề khác. Nắm được những vấn đề này, cha mẹ mới có thể đưa ra những quy định và giới hạn phù hợp để trẻ học theo.
  • Tôn trọng suy nghĩ của trẻ: Trẻ dù nhỏ hay đã lớn thì đều có những suy nghĩ và cảm xúc riêng. Trẻ sẽ có những góc nhìn khác người lớn về một vấn đề nào đó, muốn tự mình quyết định việc ăn mặc, muốn kết bạn, muốn tự mình làm chủ những vấn đề liên quan đến bản thân. Cha mẹ nên hiểu được điều này và tôn trọng quyết định của trẻ. Hãy dạy trẻ cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề, cách đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Ví dụ nếu trẻ có hành vi không đúng mực với bạn bè, trẻ phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của mình.
ngăn chặn trẻ hay đánh bạn
Cha mẹ hãy là những người đồng hành, giúp đỡ trẻ trên con đường phát triển nhân cách và hành vi, chứ không nên áp đặt, đe dọa hay bắt buộc trẻ làm theo ý muốn của phụ huynh.
  • Quan tâm đến trẻ nhiều hơn: Hãy để trẻ cảm thấy cha mẹ luôn quan tâm và yêu thương trẻ. Quan tâm ở đây là dõi theo trẻ, can thiệp những lúc cần thiết nếu trẻ gặp khó khăn, khi trẻ làm sai chứ không xâm phạm quyền riêng tư hay áp đặt suy nghĩ và hành vi của trẻ. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ một cách chân thành, bình đẳng và tôn trọng để trẻ cảm nhận được tình yên thương và sự quan tâm của gia đình. Cần cho trẻ thấy rằng việc trẻ hay đánh bạn là xấu, là hành vi không tốt, và cha mẹ hy vông trẻ nhận thức được hành vi của bản thân để sửa đổi.

Ngoài ra, để giúp tinh thần của trẻ khỏe mạnh, thoải mái, giúp trẻ cải thiện tâm trạng, và học cách cư xử đúng đắn với mọi người, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao. Tốt nhất nên chọn những môn thể thao có tính đồng đội, có tinh thần đoàn kết, hoặc những môn thể thao đòi hỏi tính kỷ luật, rèn luyện nghị lực và sự nhẫn nại nhằm hạn chế sự bốc đồng hung hăng ở trẻ.

Trẻ hay đánh bạn trong mắt nhiều phụ huynh là trò đùa của trẻ con, hoặc do người khác tác động chứ con của mình không bao giờ hành hung người khác. Đây là quan niệm sai lầm, và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách và hành vi của trẻ. Thậm chí đây còn là dấu hiệu của những rối loạn tâm thần nguy hiểm.

Chính vì thế phụ huynh cần có cái nhìn nghiêm túc về tình trạng này, chú ý đến hành vi và lời nói của trẻ để chỉnh đốn, hoặc đưa trẻ đi chẩn đoán và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường. Cha mẹ cũng nên thay đổi cách giáo dục theo hướng văn minh và khoa học hôn, dạy trẻ cách tôn trọng người khác, và biết tự chủ hành vi.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ chậm nói đi nhà trẻ
Những điều mẹ cần biết trước khi cho trẻ chậm nói đi nhà trẻ, đi học

Khi quyết định đưa trẻ chậm nói đi nhà trẻ, việc tìm hiểu môi trường giáo dục và chia sẻ thông tin về trẻ là...

phương pháp Montessori
Dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà | Hướng dẫn chi tiết

Dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà hiện đang được áp dụng rất phổ biến cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp...

biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ phải đối diện với rất nhiều các khiếm khuyết có liên quan đến quá trình phát triển...

trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói
Trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói không?

Trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói không? Đây là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi đối diện với...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort