Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không? Giải đáp thắc mắc

Bắt chước là một trong các cách hiệu quả và cơ bản nhất mà mỗi đứa trẻ có thể học hỏi thêm nhiều điều thú vị xung quanh cuộc sống. Khi từ những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ đã biết bắt chước những cử chỉ, âm thanh, biểu cảm của người thân. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ có biết bắt chước không khi trẻ bị hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc và cả trí tuệ. 

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không? – Chuyên gia giải đáp

Theo chia sẻ của những chuyên gia tâm lý học thì bắt chước chính là một trong các phương thức sao chép linh hoạt của con người. Ngay từ khi còn bé, trẻ nhỏ đã biết bắt chước theo những hành động, cử chỉ, động tác cơ thể, các âm thanh, tiếng động hoặc nét mặt của những người thân bên cạnh.

Thông qua quá trình này, trẻ nhỏ sẽ dần học hỏi và hình thành nên những tính cách, chuẩn mực cụ thể của bản thân. Đồng thời, đây cũng chính là nền móng để giúp trẻ phát triển vượt trội hơn về các kỹ năng sống, biết được cách ứng xử trong các tình huống xã hội và hỗ trợ não bộ phát triển vượt trội hơn.

Các nhà khoa học cho biết rằng, trẻ nhỏ thường bắt chước theo 2 cách, đó chính là bắt chước chủ đích và không chủ đích.

  • Bắt chước có chủ đích: Là việc liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần các hành động, động tác, cử chỉ, lời nói nào đó để nó có thể tác động đến cảm xúc của người khác.
  • Bắt chước không chủ đích: Đây được xem là nhu cầu khám phá và phát triển của mỗi trẻ nhỏ, chúng muốn học hỏi và tìm hiểu nhiều thứ về thế giới muôn màu.

Trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước theo mọi hành vi, lời nói, cử chỉ của những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ hoặc những người thân thiết trong gia đình. Điều này giúp trẻ dễ dàng hình thành nên mối quan hệ với những người bên cạnh, giúp trẻ gia tăng tương tác xã hội tốt hơn.

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?
Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc bắt chước, học hỏi từ người khác.

Bên cạnh đó, những đứa hay thích bắt chước cũng sẽ dễ dàng phát triển trí não, sự sáng tạo và hình thành tốt nhận thức, tư duy ngay từ nhỏ. Trẻ có thể hình thành tốt các thói quen tích cực dựa theo những điều mà bản thân đã học được và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu câu hỏi được đặt ra rằng, “Liệu trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?”. Tự kỷ được xem là tập hợp nhiều rối loạn phát triển khác nhau và nó thường khởi phát ngay từ rất sớm, trước khi trẻ 3 tuổi và kéo dài dai dẳng về sau.

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp nhiều khiếm khuyết trong việc giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn ngữ, tương tác xã hội kém, rối loạn hành vi và cảm xúc, trí tuệ cũng sa sút đáng kể,…Những đứa trẻ này thường có xu hướng thu mình, tránh né mọi người xung quanh, không cảm thấy hứng thú với những điều đang xảy ra xung quanh cuộc sống.

Theo nghiên cứu nhận thấy thì phần lớn những trẻ bị tự kỷ thường chỉ quan tâm đến những suy nghĩ, mong muốn của chính bản thân mình. Trẻ dường như không chú ý đến các hành vi, cử chỉ hay lời nói của những người xung quanh. Chính vì thế, khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ cũng kém hơn những trẻ bình thường.

Vì trẻ tự kỷ không có khả năng bắt chước linh hoạt nên trẻ sẽ bị hạn chế về sự phát triển ngôn ngữ, chậm nói, tư duy. Điều này gây ảnh hưởng to lớn đối với khả năng học tập của trẻ nhỏ, trẻ không thể học tập tốt và học hỏi, tiếp thu những gì người khác chỉ bảo. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp và tương tác xã hội.

Như vậy có thể thấy rằng, phần lớn những trẻ mắc chứng tự kỷ đều không có khả năng bắt chước linh hoạt hoặc thậm chí là không bắt chước. Đây cũng có thể được xem là một trong các dấu hiệu đặc trưng giúp nhận dạng trẻ tự kỷ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Phương pháp dạy trẻ tự kỷ bắt chước cha mẹ cần biết

Như đã chia sẻ, bắt chước được xem như một quá trình quan trọng và cần thiết đối với cả trẻ nhỏ và người lớn. Đây chính là phương pháp học tập hiệu quả và đơn giản nhất mà mỗi chúng ta cần áp dụng.

Không chỉ là những năm tháng đầu đời mà ngay cả khi trưởng thành, con người cũng cần phải học hỏi và bắt chước nhiều điều để có thể gia tăng sự hiểu biết, trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Tuy nhiên, những trẻ mắc chứng tự kỷ lại bị hạn chế về vấn đề này, trẻ không có khả năng bắt chước và làm theo những người xung quanh.

Trẻ tự kỷ không thể tự học hỏi và bắt chước những hành vi, cử chỉ, lời nói, âm thanh hay các thông tin từ bên ngoài. Do đó, khi nuôi dạy một đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn phát triển này, các bậc phụ huynh phải cần chú ý quan tâm và tìm kiếm các phương pháp nâng cao khả năng bắt chước ở trẻ.

Để có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện tốt kỹ năng bắt chước, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số trò chơi và hoạt động sau đây:

1. Bắt chước sờ vào các bộ phận trên cơ thể

Với hoạt động này, trẻ tự kỷ có thể dần cải thiện khả năng quan sát và giúp trẻ bắt chước được nhiều cử chỉ của người khác hơn. Cụ thể cách thực hiện như sau:

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?
Cha mẹ nên dạy trẻ bằng cách bắt chước chỉ vào các bộ phận trên cơ thể.
  • Cho trẻ ngồi vào vị trí đối diện với bạn.
  • Tạo sự chú ý của trẻ bằng cách nhìn thẳng vào mắt trẻ.
  • Khi trẻ nhìn bạn, hãy bắt đầu nói với con rằng “Hãy sờ vào miệng của con” và lúc này tay bạn cũng sờ vào miệng của mình.
  • Chờ phản ứng của trẻ trong vòng 30 giây, nếu trẻ không bắt chước theo hành động và lời nói của bạn thì hãy chủ động dùng tay trẻ để chỉ vào miệng của trẻ, đồng thời lặp lại câu nói “Hãy sờ vào miệng của con”.
  • Khi đó, hãy dành cho con những lời khen và động viên chân thành.
  • Lặp lại các động tác tương tự ở những bộ phận khác cho đến khi trẻ thực hiện mà không cần sự trợ giúp.
  • Mỗi buổi thực hiện chỉ nên áp dụng cho 3 bộ phận trên cơ thể.

2. Bắt chước âm thanh

Phương pháp này sẽ phù hợp cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi nhằm mục đích giúp trẻ biết bắt chước các âm thanh, lời nói. Cách tiến hành đơn giản như sau:

  • Mỗi khi trẻ nhỏ tạo ra một âm thanh nào đó, hãy lặp tức bắt chước lại âm đó và chờ xem phản ứng của trẻ.
  • Nếu trẻ không phản ứng, cha mẹ hãy thử lặp lại luân phiên âm thanh đó nhiều lần.
  • Khi trò chuyện với trẻ, nếu trẻ bắt chước theo bất kỳ âm thanh nào được bạn phát ra thì hãy lặp lại âm đó nhiều lần để xem trẻ có tiếp tục bắt chước hay không.
  • Liên tục lặp lại điều này cho đến khi trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc bắt chước âm.
  • Lúc này cha mẹ có thể dạy và yêu cầu trẻ bắt chước một âm đơn giản nào đó, sau đó chuyển dần sang các âm thanh khác để xem trẻ có thực hiện theo không.

3. Gõ bằng cách bắt chước

Biện pháp này cũng sẽ được áp dụng hiệu quả cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi để trẻ gia tăng khả năng bắt chước vận động, sự tinh mắc, nhạy bén về thị giác. Để thực hiện hoạt động này, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị 3 chiếc thìa và một cái lọ.

Quá trình thực hiện như sau:

  • Cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn và tạo sự chú ý của trẻ bằng cách đong đưa chiếc thìa qua lại trước mặt.
  • Dùng chiếc thìa gõ vào bàn theo nhịp điệu. Chiếc thìa còn lại cho trẻ cằm trên tay.
  • Sử dụng lời nói để yêu cầu trẻ gõ thìa theo nhịp mà bạn đang gõ.
  • Sau đó, bạn từ từ ngừng gõ để xem trẻ có tiếp tục gõ không.
  • Khi trẻ đã gõ nhịp ổn định trên bàn thì có thể chuyển sang hình thức gõ vào lọ.
  • Nếu trẻ không thực hiện, hãy từ từ hướng bàn tay của trẻ về lọ và bạn cũng nên liên tục thực hiện động tác mẫu.
  • Sau khi trẻ bắt chước ổn định thì lại tiếp tục chuyển sang gõ vào bàn và liên tục lặp lại các động tác này để giúp trẻ thay đổi theo ý bạn muốn.
  • Lặp lại hoạt động này cho đến khi trẻ có thể chủ động tự thay đổi trạng thái gõ từ bàn sang lọ và ngược lại mà không cần sự trợ giúp từ bạn.

4. Bắt chước vẽ

Đối với những trẻ từ 1 đến 2 tuổi, cha mẹ có thể cải thiện khả năng bắt chước của trẻ bằng cách cho trẻ vẽ nguệch ngoạc trên giấy. Bằng cách này, trẻ sẽ dần phát triển khả năng bắt chước, linh hoạt hơn trong việc sử dụng tay, sáng tạo được nét vẽ của mình.

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?
Trẻ tự kỷ có thể nâng cao kỹ năng bắt chước nhờ vào hoạt động vẽ.

Để thực hiện, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn những tờ giấy trắng và vài cây bút chì màu. Cách làm như sau:

  • Cho trẻ ngồi vào bàn, chỗ đối diện với bạn.
  • Đặt một cây bút chì màu trước mặt trẻ và bạn cũng sử dụng một cây.
  • Bạn bắt đầu vẽ vài đường nét lên tờ giấy trắng đặt giữa bạn và trẻ.
  • Sau đó hãy cho trẻ cầm bút để trẻ cũng có thể bắt chước vẽ theo.
  • Nếu trẻ không vẽ và không phản ứng lại, bạn hãy chủ động cầm tay của trẻ để vẽ lên giấy khoảng 2 đến 3 giây.
  • Sau đó bạn tiếp tục tự vẽ lên giấy để trẻ có thể tiếp tục thực hiện theo.
  • Trong lúc vẽ, bạn cũng có thể trò chuyện hoặc thuyết minh về những điều mà bạn đang vẽ.
  • Khi trẻ bắt đầu thích ứng với việc vẽ, hãy đa dạng các nét vẽ của bạn.

Lưu ý: Khả năng bắt chước của trẻ tự kỷ bị giới hạn rất nhiều nên các bậc phụ huynh cần phải kiên trì trong việc giáo dục và hướng dẫn cải thiện trẻ. Để trẻ nâng cao kỹ năng này, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp trong thời gian lâu dài. Đồng thời, cha mẹ và người thân cũng nên có sự quan tâm, chăm sóc để trẻ có thể cải thiện tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu cảnh báo tự kỷ thì các bậc phụ huynh cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn và đưa ra các phương pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp trẻ dần cải thiện tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?”. Mặc dù trẻ tự kỷ bị hạn chế về khả năng bắt chước nhưng nếu phụ huynh kịp thời cho trẻ thăm khám và áp dụng tốt các biện pháp cải thiện thì trẻ hoàn toàn có khả năng phát triển và học hỏi hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ
Các bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ: Chi tiết, đơn giản

Phần lớn những trẻ tự kỷ đều bị hạn chế về khả năng sử dụng ánh mắt để giao tiếp. Điều này gây nên nhiều...

cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay
Cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay đơn giản bố mẹ cần biết

Chỉ tay là một trong các kỹ năng cơ bản và vô cùng cần thiết đối với giao tiếp, sinh hoạt đời sống của mỗi...

quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ: Cần đúng mục đích và nguyên tắc

Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ đúng cách, hợp lý, phù hợp với tình trạng hiện tại sẽ giúp trẻ tự kỷ tiến bộ...

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh thường khởi phát triệu chứng từ rất sớm. Nếu chú ý, gia đình có thể phát hiện những dấu...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort