Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ qua các biểu hiện
Chậm nói thường được chia thành hai dạng chính là chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Đây là hai tình trạng có mức độ nghiêm trọng hoàn toàn khác nhau và cần được phân biệt cụ thể để giúp trẻ được can thiệp hiệu quả nhất.
Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ?
Chậm nói hiện đang là một trong các vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ khiến cho trẻ phải đối diện với nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Chậm nói có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tự kỷ được xem là lý do phổ biến và nguy hiểm có thể khiến trẻ bị hạn chế về mặt ngôn ngữ.
Phần lớn những trẻ tự kỷ đều gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ chậm tiếp thu ngôn ngữ, vốn từ nghèo nàn, khả năng giao tiếp bị hạn chế và khó có thể kết nối, duy trì tốt các mối quan hệ với những người xung quanh.
Một số trường hợp tự kỷ còn có xu hướng thu mình, không thích tiếp xúc, gần gũi với bất kỳ ai. Tuy nhiên, không thể khẳng định hoàn toàn về việc trẻ chậm nói đều mắc phải chứng tự kỷ bởi đây chỉ là một trong rất nhiều các dấu hiệu nhận biết điển hình của hội chứng này.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các biểu hiện chậm nói ở trẻ tự kỷ cũng tương tự như trẻ chậm nói thông thường. Tuy nhiên, để xác định một đứa trẻ chậm nói do tự kỷ cần phải có thêm nhiều yếu tố khác.
Trẻ tự kỷ ngoài các khiếm khuyết về giao tiếp thì khả năng tương tác xã hội cũng gặp nhiều cản trở, trẻ có những hành vi tiêu cực, bất thường, mất kiểm soát. Do đó, để nhận biết và xác định cụ thể về tình trạng chậm nói của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể.
Cách phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ
Chậm nói thường được chia thành 2 dạng riêng biệt là chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Đối với chậm nói đơn thuần, trẻ nhỏ chỉ gặp phải sự hạn chế về vốn từ, khó khăn trong việc diễn đạt mong muốn, ý nghĩ bằng lời nói. Còn đối với chậm nói tự kỷ, biểu hiện có nhiều sự phức tạp hơn, trẻ nhỏ không chỉ bị suy giảm về khả năng diễn đạt mà còn gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận, nghe hiểu và xử lý thông tin.
Về mức độ nghiêm trọng thì hai vấn đề này cũng có phần khác nhau đáng kể. Đối với trẻ chậm nói đơn thuần có thể dễ dàng khắc phục tốt nếu ba mẹ có biện pháp can thiệp, kích thích ngôn ngữ tại nhà hoặc thậm chí có những trẻ sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, chậm nói tự kỷ mang nhiều nguy hiểm hơn và cần được điều trị chuyên khoa trong thời gian dài mới có thể giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng hiệu quả.
Để có thể hỗ trợ và kịp thời can thiệp cho trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh cần biết cách phân biệt cụ thể giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Tuy rằng các biểu hiện của chậm nói có phần tương tự nhau nhưng nếu chú ý quan sát kỹ thì bạn hoàn toàn có khả năng nhận biết chính xác.
Cụ thể, để phân biệt trẻ chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, các bậc phụ huynh cần dựa vào những biểu hiện sau đây:
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ chậm nói đơn thuần
Đối với những trẻ chậm nói đơn thuần, phần lớn trẻ chỉ gặp trở ngại trong việc sử dụng ngôn ngữ, vốn từ hạn hẹp và khó khăn trong việc diễn tả các suy nghĩ, mong muốn, yêu cầu bằng lời nói. Trẻ vẫn có nhu cầu được giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ chậm nói đơn thuần là thuật ngữ được sử dụng cho những đối tượng trẻ nhỏ có tốc độ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với thông thường. Mặc dù thế trẻ vẫn có khả năng nghe hiểu và thực hiện theo các yêu cầu, hướng dẫn của người khác, các vận động cơ thể vẫn rất linh hoạt.
Phần lớn những trẻ chậm nói thông thường vẫn có sự phát triển tốt ở các khía cạnh khác, cụ thể như thế chất, tinh thần, trí tuệ, các vận động thô, vận động tinh,…Nếu có thể kịp thời can thiệp và hỗ trợ tốt cho trẻ các biện pháp kích thích ngôn ngữ đơn giản tại nhà, trẻ nhỏ hoàn toàn có khả năng cải thiện vốn từ và ăn nói linh hoạt, trôi chảy hơn.
Cụ thể một số biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm nói đơn thuần như:
- Vốn từ hạn hẹp, không biết cách diễn đạt các ý muốn của mình bằng lời nói.
- Trẻ vẫn có thể giao tiếp tốt bằng ánh mắt hoặc các cử chỉ phi ngôn ngữ.
- Có thể hiểu và thực hiện theo các lời dạy, hướng dẫn của người lớn.
- Trẻ chỉ có xu hướng bắt chước các âm thanh khi nghe được chứ không tự thốt ra những âm thanh, từ ngữ mới.
- Phát âm có phần khó nghe, tiếng nói không rõ ràng.
- Chỉ nói được những từ đơn giản, quen thuộc.
Nhìn chung, các biểu hiện của trẻ chậm nói đơn thuần không quá nguy hiểm. Trẻ nhỏ chỉ cần được áp dụng tốt các biện pháp kích thích ngôn ngữ, mở rộng thêm vốn từ để có thể giao tiếp hiệu quả hơn.
Tình trạng này thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là sự ảnh hưởng của môi trường sống, các thói quen sinh hoạt, giáo dục không được lành mạnh hoặc trẻ đã từng trải qua các biến cố, tổn thương tinh thần nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ.
Ngoài ra, những vấn đề khiếm khuyết về tai, lưỡi, miệng, môi, hàm,…cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát âm và sử dụng lời nói của trẻ nhỏ. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.
Triệu chứng trẻ chậm nói tự kỷ
Các biểu hiện của chậm nói tự kỷ cũng có phần tương tự như chứng chậm nói đơn thuần của nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các trường hợp này sẽ cao hơn, nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nếu không được can thiệp kịp thời.
Nếu như trẻ chậm nói đơn thuần chỉ có sự hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ thì trẻ chậm nói tự kỷ còn có kèm theo rất nhiều khó khăn về những khía cạnh khác. Trẻ không hiểu và không phản ứng lại với các âm thanh, lời nói bên ngoài, thậm chí không quay đầu nhìn lại khi được người khác gọi tên.
Cụ thể, bạn có thể nhận biết trẻ chậm nói tự kỷ qua các biểu hiện sau đây:
- Trẻ chậm nói, khi được 12 tháng tuổi nhưng vẫn chưa bập bẹ phát ra các âm thanh đơn giản hoặc không có xu hướng muốn giao tiếp, tương tác.
- Khi được từ 16 đến 18 tháng tuổi, trẻ hoàn toàn không nói được bất kỳ từ nào và cho đến năm 2 tuổi vốn từ vẫn rất hạn hẹp, khó có thể ghép các từ thành cụm từ có nghĩa.
- Một số trường hợp trẻ nhỏ từ dưới 2 tuổi có thể nói và sử dụng một vài từ cơ bản nhưng sau đó dần mất đi.
- Trẻ hoàn toàn không có hứng thú với việc giao tiếp, kết bạn.
- Trẻ không thích giao tiếp bằng mắt và luôn có xu hướng né tránh việc nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện.
- Trẻ không có phản ứng hay quay đầu nhìn lại tìm kiếm khi có người khác gọi tên mình.
- Trẻ không có xu hướng giao tiếp phi ngôn ngữ, các cử chỉ tay chân cũng bị hạn chế.
- Trẻ tự kỷ có sợ gắn bó bất thường với những đồ vật vô tri vô giác và cảm thấy hào hứng với những món đồ xoay tròn như bánh xe, chong chóng,…
- Không thích ôm ấp, không thích chạm vào người khác.
- Có những hành vi bất thường, hay lặp đi lặp lại các hành động, cử chỉ như lắc lư người, xoay tròn, đi nhón gót, đếm ngón tay,…
- Trẻ khó có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, dễ kích động, cáu gắt, nóng giận và tự làm tổn thương chính mình.
- Nhạy cảm với âm thanh và một số mùi vị, thức ăn.
Nếu nhận thấy trẻ chậm nói và có kèm theo các biểu hiện nêu trên thì nhiều khả năng trẻ đang mắc chứng tự kỷ và cần được thăm khám, can thiệp ngay lập tức. Ngoài chậm nói, trẻ tự kỷ còn có rất nhiều các biểu hiện bất thường khác, ở mỗi trẻ nhỏ sẽ có những hành vi, triệu chứng đặc trưng riêng biệt.
Như vậy có thể thấy rằng, chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ tuy có các biểu hiện khá tương đồng nhưng đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau và cần được can thiệp theo các cách riêng biệt. Phụ huynh nếu cảm thấy lo lắng và không thể phân biệt cụ thể giữa hai tình trạng này thì nên cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để có được kết luận chính xác, từ đó có biện pháp hỗ trợ trẻ kịp thời và hiệu quả.
Làm sao để kích thích ngôn ngữ cho trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói dù xuất hiện do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây nên sự cản trở nhất định đối với khả năng giao tiếp của trẻ nhỏ. Nếu không được hỗ trợ khắc phục và phát triển ngôn ngữ hiệu quả, kịp thời thì trẻ sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp xã hội, học tập và cả các khía cạnh khác trong đời sống.
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện chậm nói của trẻ, các bậc phụ huynh cần xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra tình trạng này để cân nhắc kỹ lưỡng về phương pháp can thiệp. Đối với trẻ chậm nói đơn thuần, ba mẹ có thể dễ dàng kích thích ngôn ngữ thông qua các biện pháp can thiệp tại nhà.
Tuy nhiên, với các trường hợp trẻ chậm nói do tự kỷ thì cần được hỗ trợ chuyên sâu hơn, quá trình cải thiện cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn và cản trở. Theo đó, các biểu hiện chậm nói của trẻ tự kỷ khó có thể khắc phục triệt để, phần lớn các biện pháp hỗ trợ chỉ giúp trẻ dần gia tăng vốn từ, tập nói, giao tiếp ổn định với mọi người xung quanh.
Cụ thể một số biện pháp có thể hỗ trợ kích thích ngôn ngữ cho trẻ chậm nói mà ba mẹ nên áp dụng sớm cho trẻ như sau:
- Dành nhiều thời gian để trò chuyện, tương tác với trẻ thông qua các hoạt động, trò chơi hàng ngày. Trẻ nhỏ thường học hỏi và bắt chước ngôn ngữ thông qua việc quan sát, tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vì thế, ba mẹ hãy thường xuyên vui đùa, trò chuyện để trẻ gia tăng vốn từ, cải thiện tốt khả năng tương tác của bản thân.
- Dạy trẻ chậm nói hiệu quả thông qua việc hướng dẫn cho trẻ cách gọi tên các đồ vật, con vật quen thuộc xung quanh. Ví dụ khi trẻ có hứng thú với các loại động vật, ba mẹ hãy chỉ cho trẻ cách gọi tên các con vật đó để trẻ ghi nhớ tốt hơn.
- Trẻ chậm nói có thể mở rộng vốn từ tốt hơn thông qua hoạt động đọc sách, kể chuyện hàng ngày. Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những quyển sách với nội dung đơn giản kèm theo các hình ảnh minh họa chân thật, hấp dẫn để trẻ tiếp thu hiệu quả.
- Khuyến khích và dạy trẻ nói ra các mong muốn, nhu cầu của bản thân. Khi trẻ muốn chơi, thay vì đáp ứng ngay cho trẻ các món đồ chơi mà trẻ thích thì ba mẹ hãy chỉ cho trẻ cách nói “chơi”, “ô tô”, “xe”, “gấu” để trẻ hiểu được tầm quan trọng của lời nói.
- Âm nhạc có thể giúp trẻ chậm nói tiếp thu, ghi nhớ và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, linh hoạt hơn. Thông qua các giai điệu vui tươi, thú vị cùng những ca từ đơn giản, dễ hiểu, trẻ nhỏ sẽ biết cách lẩm nhẩm hát theo và ghi nhớ từ ngữ nhanh chóng.
- Ba mẹ cũng nên tạo cho trẻ nhiều cơ hội để được vui chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời. Việc được khám phá về những điều thú vị bên ngoài và gặp gỡ thêm nhiều bạn bè mới sẽ giúp trẻ có điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt.
- Hạn chế và quản lý thời gian sử dụng điện thoại, các thiết bị công nghệ của trẻ nhỏ. Thay vào đó hãy khuyến khích trẻ cùng làm việc nhà, giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản trong khả năng để trẻ có thể sinh hoạt lành mạnh hơn.
- Trẻ chậm nói cũng cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua những thực phẩm ăn uống hàng ngày. Ba mẹ nên chú ý tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, Omega-3, khoáng chất,…có lợi cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời cần hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản có hại.
- Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ trẻ tăng cường các hoạt động thể chất để gia tăng sức đề kháng, bảo vệ tốt cho các hoạt động của cơ thể.
Thông tin bài viết trên đây đã chia sẻ về một số biểu hiện đặc trưng giúp bạn có thể phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng để được hỗ trợ tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!