Cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm hiệu quả và đơn giản nhất

Trẻ tự kỷ hay chậm nói đều phải đối diện với những khó khăn trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải kiên nhẫn áp dụng nhiều cách khác nhau để dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm, giúp trẻ dần cải thiện khả năng ngôn ngữ để hòa nhập, phát triển ổn định hơn. 

Ảnh hưởng của trẻ tự kỷ, chậm nói đối với giao tiếp

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Đây được xem là một chứng rối loạn phát triển thần kinh gây nên nhiều cản trở đối với giao tiếp, tương tác, hành vi và cả nhận thức của con người.

Những khiếm khuyết mà tự kỷ gây ra khó có thể loại bỏ và điều trị dứt điểm. Phần lớn những trẻ tự kỷ đều sẽ tồn tại các triệu chứng này cho đến khi trưởng thành hoặc cuối đời. Các biện pháp can thiệp thường chỉ hỗ trợ cải thiện, nâng cao các kỹ năng sống cần thiết ở trẻ, giúp trẻ hòa nhập và độc lập hơn trong cuộc sống.

Phần lớn, những trẻ tự kỷ đều bị chậm nói, khả năng sử dụng ngôn ngữ yếu kém hơn thông thường hoặc thậm chí có trẻ không thể nói được. Tuy nhiên, tự kỷ được biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau, sự ảnh hưởng của tự kỷ đối với mỗi đứa trẻ cũng khác nhau.

Cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm
Trẻ tự kỷ chậm nói sẽ bị cản trở rất nhiều đến khả năng giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Nhìn chung, những trẻ tự kỷ hay chậm nói đều sẽ gặp phải các cản trở to lớn về khả năng giao tiếp, kết nối cộng đồng. Trẻ sẽ khó hiểu được những điều người khác muốn truyền đạt và ngược lại, bản thân trẻ cũng không thể diễn tả được cụ thể về những mong muốn, suy nghĩ của chính mình.

Một số trẻ do không thể sử dụng được ngôn ngữ một cách thuần thục và có giọng nói khó nghe, nói ngọng nên dễ bị những người xung quanh cười chê, chọc ghẹo. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm và tự ti về bản thân, từ đó có xu hướng tách biệt, không muốn giao tiếp, gần gũi với bất kỳ ai.

Hơn thế, sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ nếu không được can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ gây nên nhiều khó khăn trong quá trình học tập của trẻ nhỏ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức được truyền đạt và cũng không thể hòa nhập tốt trong môi trường học tập cùng các bạn bè đồng trang lứa.

Một số trẻ tự kỷ không chỉ bị hạn chế về khả năng giao tiếp bằng lời nói mà trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong cách biểu lộ cảm xúc, không biết sử dụng phi ngôn ngữ. Trẻ thường xuyên tránh né ánh mắt của người khác, có những hành động bất thường làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm hiệu quả tại nhà

Như đã chia sẻ, những trẻ tự kỷ, chậm nói sẽ phải gặp nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình giao tiếp và tương tác xã hội. Tình trạng này cần được can thiệp và cải thiện trong giai đoạn sớm để giúp trẻ dần hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, từ đó hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.

Có rất nhiều cách để dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy vào tình trạng của mỗi trẻ nhỏ mà ba mẹ hãy chú ý lựa chọn và linh hoạt thay đổi cách tiếp cận để trẻ nhỏ có thể dễ dàng bật ra những âm thanh đầu tiên, từ đó dần phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Cụ thể một số cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm hiệu quả như sau:

1. Khuyến khích và thường xuyên giao tiếp với trẻ

Cách đơn giản và mang đến nhiều hiệu quả nhất đối với quá trình học nói của trẻ nhỏ đó chính là trò chuyện. Trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ, lời nói bằng hình thức nghe, quan sát và bắt chước. Chính nhờ thế mà khi trẻ được nói chuyện thường xuyên với những người xung quanh, trẻ sẽ dần biết thêm nhiều vốn từ, học hỏi được cách phát âm, cách sử dụng lời nói để nâng cao kỹ năng của chính mình.

Các bậc phụ huynh có thể cùng trò chuyện với trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày, kể cả lúc ăn uống, tắm rửa, vui chơi. Trẻ nhỏ thường sẽ có nhiều hứng thú với những thứ mới mẻ xung quanh nên bạn hãy cùng con khám phá về cuộc sống, giúp con gia tăng sự hấp dẫn với những điều tuyệt vời, từ đó con cũng có nhu cầu được kết nối, giao tiếp nhiều hơn.

Cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm
Để trẻ bật âm tốt hơn, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ giao tiếp mỗi ngày.

Để có thể thúc đẩy nhu cầu được giao tiếp của trẻ, các bậc phụ huynh cũng nên học tính kiên nhẫn và chờ đợi. Chẳng hạn khi con mong muốn được đáp ứng nhu cầu ăn thì hãy hướng dẫn cho con cách nói “đói”, “cơm”, “ăn” và chờ đợi đến khi con có thể nói ra được từ ngữ đó mới nên giúp trẻ giải quyết các nhu cầu ấy.

Thời gian ban đầu có thể trẻ sẽ không hợp tác và đôi khi có những hành vi chống đói, ăn vạ. Tuy nhiên, ba mẹ cần cứng rắn hơn trong việc khuyến khích trẻ nói để trẻ hiểu rằng lời nói có tầm quan trọng lớn trong đời sống và trẻ cần phải học nói.

2. Gia tăng cử chỉ giao tiếp

Các cử chỉ, biểu cảm trong quá trình giao tiếp cũng là một trong những yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Đây được xem là nền tảng giúp nhiều trẻ nhỏ hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách trọn vẹn nhất.

Vì thế, trong quá trình trò chuyện, tương tác với trẻ, các bậc phụ huynh cũng đừng quên việc sử dụng các cử chỉ phi ngôn ngữ. Ví dụ như khi đồng ý một điều gì đó hãy vừa nói “đồng ý” và gật đầu hoặc khi nói “không” hãy kèm theo động tác lắc đầu.

Đồng thời, khi giao tiếp với trẻ tự kỷ, chậm nói hãy sử dụng ánh mắt nhiều hơn. Hãy ngồi ở vị trí ngang tầm mắt của trẻ và thu hút sự chú ý của trẻ trong từng câu nói để trẻ có thể dễ dàng quan sát được những cử động miệng, tay chân, mắt, môi và cả gương mặt của bạn.

3. Bắt chước hành động của trẻ nhỏ

Bắt chước hành động, âm thanh của trẻ cũng là một trong các cách dạy trẻ tự kỷ chậm nói bật âm đơn giản và hiệu quả. Khi những người xung quanh lặp lại các âm thanh hay hành vi mà trẻ vừa thực hiện sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú với điều đó và có xu hướng tương tác nhiều hơn.

Cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm
Khi trò chuyện, hãy bắt chước các hành động, cử chỉ của trẻ nhỏ.

Cách này sẽ cho trẻ ngầm hiểu rằng điều mà trẻ đang làm là thú vị và trẻ sẽ càng cố gắng để làm nhiều lần hơn, thậm chí là bắt chước lại âm thanh của bạn theo một cách khác hơn. Khi mọi người xung quanh tỏ ra phấn khích và phản ứng tốt với những từ ngữ hay hành động của trẻ, trẻ cũng sẽ cảm thấy thích thú và có nhiều động lực hơn.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên bắt chước đối với những điều mà trẻ làm đúng, những âm thanh, từ ngữ mà trẻ sử dụng phù hợp, chính xác. Ngược lại, khi trẻ nói sai hoặc có những hành vi tiêu cực thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chỉ, đồng thời hướng dẫn cho trẻ cách điều chỉnh phù hợp.

4. Tạo cơ hội để con trò chuyện

Để giúp trẻ bật âm và giao tiếp bằng lời nói linh hoạt hơn thì các bậc phụ huynh cũng cần tạo nhiều điều kiện để con có thể trò chuyện, tương tác thoải mái với mọi người xung quanh. Các trẻ tự kỷ hay chậm nói thường không có nhiều nhu cầu được gần gũi, giao tiếp với mọi người, tuy nhiên phụ huynh cần khuyến khích và tạo ra môi trường lành mạnh để trẻ được gặp gỡ, giao lưu nhiều hơn.

Để một trẻ tự kỷ, chậm nói bật ra những âm thanh, từ ngữ thực sự không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện ngay. Do đó, cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại trong một khoảng thời gian nhất định để đồng hành cùng con trong quá trình tìm ra lại ngôn ngữ.

Các bậc phụ huynh hoặc những người thân trong gia đình nên chú ý quan sát các hành vi và nhu cầu của trẻ nhỏ. Khi trẻ có mong muốn được khám phá một điều gì đó, hãy dành thời gian để phân tích, hướng dẫn và khơi gợi nhu cầu cho trẻ. Hoặc khi bạn đặt ra cho trẻ những câu hỏi, yêu cầu nào đó, hãy dừng lại vài giây và chờ đợi sự phản ứng, câu trả lời từ trẻ.

5. Trò chuyện về chủ đề trẻ yêu thích

Trẻ tự kỷ thường chỉ quan tâm đến một số đồ vật hay chủ đề nhất định nào đó. Các bậc phụ huynh cũng có thể dựa vào đặc điểm này để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, dạy trẻ bật âm hiệu quả và nhanh chóng.

Cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm
Hãy tập trung vào các chủ đề mà trẻ yêu thích, đam mê để gia tăng sự hứng thú của trẻ.

Khi trẻ tập trung vào sở thích của mình, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu và đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đó. Khi có một ai đó quan tâm đến những đam mê của bản thân, trẻ sẽ dần mở lòng và chia sẻ nhiều hơn với họ. Điều này sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu muốn được nói, được giao tiếp để tìm kiếm nhiều người có sở thích giống mình, gia tăng những chia sẻ của bản thân.

6. Đọc sách cùng trẻ

Sách không chỉ là công cụ tuyệt vời để giúp con người gia tăng kiến thức, vốn từ mà còn có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bật âm, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn. Việc ba mẹ thường xuyên cùng trẻ đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe sẽ giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn thông qua hình thức nghe và quan sát.

Các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn các quyển sách phù hợp với lứa tuổi của trẻ, các tài liệu có nhiều hình ảnh, màu sắc minh họa để trẻ được thu hút và thích thú hơn. Khi đọc sách cho trẻ nghe, ba mẹ cũng nên chú ý đến cách phát âm, nói chuyện to rõ, chậm rãi và sử dụng các từ ngữ đơn giản để trẻ có thể tiếp thu, học hỏi tốt hơn.

7. Dạy trẻ tự kỷ bật âm bằng âm nhạc

Một số trẻ tự kỷ chậm nói hoặc không nói có thể do hoạt động của thín giác gặp nhiều sự hạn chế. Đối với tình trạng này thì âm nhạc được xem như “vị cứu tinh” giúp trẻ có thể nâng cao kỹ  năng nghe và phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng, thông qua các giai điệu, ca từ, âm vực lên xuống của âm nhạc sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu âm thanh, từ ngữ hơn so với thông thường. Chính vì thế, việc để trẻ tự kỷ, chậm nói thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp trẻ học hỏi thêm nhiều vốn từ hơn, đồng thời trẻ cũng có thể bắt chước theo những ca từ vui nhộn để dần phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Quá trình áp dụng các cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm có thể gặp nhiều khó khăn, trở ngại và cần duy trì trong thời gian dài. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần phải có sự hiểu biết và kiên trì đồng hành cùng trẻ nhỏ, giúp trẻ có thể vượt qua những rào cản về ngôn ngữ để dần hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, phát triển để chủ động, độc lập trong cuộc sống.

Các cách dạy trẻ tự kỷ, chậm nói bật âm có thể được linh hoạt thay đổi theo từng tình trạng khác nhau của mỗi trẻ nhỏ. Gia đình cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp đối với trẻ, giúp trẻ mau chóng phát triển ngôn ngữ để tránh được các cản trở trong đời sống.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Thông tin cần biết

Chậm nói là một trong các vấn đề phổ biến hiện nay đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cảm thấy lo...

Trung tâm dạy trẻ chậm phát triển tại Hà Nội
Top 5 Trung tâm dạy trẻ chậm phát triển tại Hà Nội uy tín nhất

Tình trạng trẻ chậm phát triển cần được phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm để tránh gây nên những ảnh hưởng tiêu...

phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
11 Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả tốt nhất

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần những phương pháp riêng để nuôi dạy, vì khả năng tiếp thu của trẻ chậm hơn những đứa...

trẻ nói ngọng L và N
Trẻ nói ngọng L và N: Nguyên nhân, Bài tập khắc phục

Trẻ nói ngọng L và N có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý, hoặc do ảnh hưởng tiếng địa phương. Nói ngọng gây...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort