5 Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cha mẹ nên áp dụng ngay
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ gây nên nhiều cản trở trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội và các sinh hoạt đời sống hàng ngày của trẻ. Chính vì thế, việc tìm kiếm và áp dụng các cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ tại nhà rất quan trọng, góp phần giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và nâng cao sự hòa nhập cộng đồng hiệu quả.
Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ đơn giản, hiệu quả mà cha mẹ cần biết
Ngôn ngữ được xem là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với đời sống của mỗi người. Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta sẽ dễ dàng giao tiếp, trò chuyện, bày tỏ cảm xúc, mong muốn của bản thân một cách rõ ràng, cụ thể hơn.
Tuy nhiên, dựa theo số liệu thống kế gần đây nhận thấy rằng, tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ, chậm nói ở trẻ nhỏ đang ngày càng gia tăng đáng kể và gây ra nhiều bất cập trong đời sống và sự phát triển của trẻ. Trẻ rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp nhiều khó khăn và cản trở trong việc giao tiếp, trẻ thường chậm nói, khó diễn đạt bằng lời nói, nói không rõ ràng, nói lắp, nói ngọng,…
Rối loạn ngôn ngữ được biểu hiện với nhiều dạng khác nhau và bất kỳ dạng bệnh nào cũng có sự tác động tiêu cực đối với đời sống cùng sự phát triển toàn diện của trẻ. Những trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát và khó có thể đảm bảo tốt việc học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Chính vì thế, việc tìm kiếm các cách hiệu quả, an toàn giúp cải thiện cho trẻ rối loạn ngôn ngữ luôn là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu tình trạng rối loạn ngôn ngữ của trẻ được sớm can thiệp thì trẻ sẽ càng có thêm cơ hội để cải thiện, khắc phục tốt các mặt hạn chế về ngôn ngữ, giao tiếp.
Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên áp dụng thêm các cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ đơn giản tại nhà sau đây để góp phần tích cực trong quá trình cải thiện cho trẻ.
1. Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với trẻ
Trò chuyện là cách hiệu quả nhất mà hầu hết các chuyên gia luôn khuyến khích phụ huynh áp dụng cho trẻ rối loạn ngôn ngữ, đặc biệt là trẻ chậm nói. Giao tiếp hàng ngày sẽ giúp cho trẻ dễ dàng học hỏi, tiếp thu và phát triển tốt vốn từ vựng cơ bản, nhờ đó mà dần nâng cao khả năng ăn nói, giao tiếp linh hoạt hơn.
Vì thế, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để có thể cùng con chuyện trò về những câu chuyện xoay quanh đời sống hàng ngày. Hãy nói về những điều quen thuộc và những thứ mà trẻ đặc biệt quan tâm để gia tăng sự hứng thú, tập trung của trẻ.
Khi được thường xuyên trò chuyện cùng cha mẹ, người thân, trẻ cũng sẽ dễ dàng học hỏi, bắt chước theo những âm thanh, lời nói của họ và dần cải thiện tốt ngôn ngữ của bản thân. Khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên linh hoạt trong việc kết hợp giữa lời nói, cử chỉ tay chân, gương mặt và sự tương tác với môi trường để gia tăng sự hứng thú của trẻ nhỏ.
Chính nhờ sự tương tác linh hoạt đó mà trẻ sẽ dễ dàng học hỏi ngôn ngữ thông qua nhiều giác quan khác nhau và gia tăng nhu cầu muốn được kết nối, trò chuyện cùng những người xung quanh. Trong giai đoạn đầu, trẻ có thể cảm thấy không hào hứng về cách can thiệp này nhưng cha mẹ hãy thật kiên trì và nhẫn nại để lôi kéo trẻ chú ý vào câu chuyện, từ đó giúp trẻ có thêm động lực để tương tác, giao tiếp nhiều hơn.
2. Tạo cho trẻ môi trường lành mạnh để mở rộng giao tiếp
Phần lớn những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ khá nhút nhát, rụt rè và thiếu tự tin. Trẻ thường có xu hướng chỉ thích chơi một mình, không có nhiều nhu cầu để được gặp gỡ, tiếp xúc và tương tác với những người xung quanh.
Tuy nhiên, điều này lại chính là yếu tố làm gia tăng sự nghiêm trọng của rối loạn ngôn ngữ và hạn chế sự cải thiện, phát triển ngôn ngữ ở nhiều trẻ nhỏ. Chính vì thế, để giúp trẻ khắc phục tốt, các bậc phụ huynh nên chú ý và tạo điều kiện nhiều hơn để trẻ có thể được gặp gỡ, giao tiếp với bạn bè hoặc những người xung quanh.
Tất nhiên việc cho một đứa trẻ bị hạn chế về khả năng giao tiếp, tương tác xã hội đến những nơi đông đúc, tấp nập sẽ khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí có thể biểu hiện thái độ chống đối, phản kháng, thu mình. Tuy nhiên, cha mẹ cần có sự nhẫn nại, cố gắng thuyết phục và từng bước mở rộng quan hệ của trẻ trong các môi trường khác nhau.
Cụ thể, trong giai đoạn đầu nên cho trẻ tiếp xúc với những người thân thiết trong gia đình hoặc những bạn nhỏ cùng lứa tuổi để trẻ dễ dàng trò chuyện và cảm thấy an toàn hơn. Sau đó, hãy dần mở rộng phạm vi giao tiếp bằng cách cho trẻ vui chơi tại công viên, các khu giải trí lành mạnh để trẻ vừa được chơi, vừa được gặp gỡ với nhiều người hơn.
3. Đọc truyện, cho trẻ nghe nhạc
Đọc sách và nghe nhạc cũng là một trong các cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ mà các bậc phụ huynh nên áp dụng ngay từ sớm. Thông qua việc đọc sách, quan sát hình ảnh sinh động, hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhỏ dễ dàng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả, an toàn tại nhà.
Các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn những loại sách, truyện có kèm miêu tả về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn. Khi đọc sách cùng với trẻ, hãy sử dụng giọng diệu nhẹ nhàng, lôi cuốn và phát âm rõ ràng, nhấn nhá cụ thể để gia tăng sự hào hứng của trẻ.
Bên cạnh đó, âm nhạc cũng được xem là một trong các yếu tố có tác dụng hiệu quả trong việc kích thích và gia tăng ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ rối loạn ngôn ngữ. Với những giai điệu vui tươi, hấp dẫn sẽ giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ qua thính giác, trẻ có thể lẩm bẩm học hát theo, tạo ra những âm thanh đơn giản và dần cải thiện ngôn ngữ hiệu quả.
4. Dạy trẻ nói từ những câu đơn giản
Một số trẻ rối loạn ngôn ngữ vừa gặp khó khăn trong việc sử dụng lời nói vừa hạn chế về mặt tiếp nhận thông tin. Trẻ đôi khi không thể hiểu rõ những câu từ quá phức tạp hoặc các biểu đạt của những người xung quanh. Do sự hạn chế về ngôn ngữ nên trẻ dường như không thể hiểu rõ nghĩa của các câu từ.
Vì thế, để giúp trẻ cải thiện tốt sự hạn chế này, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc hướng dẫn con cách luyện nói, sắp xếp lời nói một cách đơn giản, chính xác. Khi mới bắt đầu, hãy cho con tập làm quen với những câu nói ngắn, từ ngữ dễ hiểu, dễ phát âm để con có thể học hỏi tốt hơn.
Khi có thể nói được một vài câu giao tiếp thông thường, trẻ cũng sẽ cảm thấy hứng khởi và gia tăng động lực để học tập, nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Trong quá trình giảng dạy cho trẻ, các bậc phụ huynh hãy nên nhẹ nhàng, nói chậm, nói rõ và nói lại nhiều lần để trẻ có thể ghi nhớ và đủ thời gian để bắt chước, áp dụng hiệu quả.
5. Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý ở trẻ
Để gia tăng sự hiệu quả của quá trình dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý áp dụng một số cách giúp trẻ gia tăng khả năng tập trung. Cũng bởi, những trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường khó có thể tập trung quá mức vào một vấn đề nào đó, trẻ dễ bị tác động và xao nhãng với những yếu tố xung quanh.
Vì thế, để giúp trẻ rèn luyện tốt khả năng tập trung, các bậc phụ huynh nên lựa chọn những không gian yên tĩnh, thoải mái và ít các sự quấy nhiễu của yếu tố bên ngoài để dạy cho trẻ học ngôn ngữ. Đồng thời, hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, tivi, máy tính, iPad thay vào đó hãy gia tăng các hoạt động tương tác trực tiếp để tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp hiệu quả hơn.
Bài viết trên đây đã chia sẻ về một số cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Để tình trạng của trẻ được sớm cải thiện, cha mẹ nên kết hợp tốt với bác sĩ, chuyên gia để có được phương pháp can thiệp phù hợp cho trẻ, giúp trẻ mau chóng cải thiện những khó khăn về ngôn ngữ và phát triển toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!