10 trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho bé 0 – 3 tuổi tốt nhất
Áp dụng các trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi có thể giúp kích thích khả năng ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ ở những năm tháng đầu đời. Các trò như bắt chước tiếng kêu của các con vật, tập tầm vông, đếm bộ phận cơ thể,… thường được chuyên gia khuyến khích.
Gợi ý 10 trò chơi đơn giản giúp phát triển ngôn ngữ cho bé 0 đến 3 tuổi
Trẻ từ 0 đến 3 tuổi chính là giai đoạn vàng để tiếp thu và phát triển ngôn ngữ. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ sẽ học tập thông qua hình thức quan sát, bắt chước những người xung quanh để có thể dần trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản, giúp trẻ phát triển vượt trội hơn trong tương lai.
Đồng thời, ba mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể phát triển nhiều khía cạnh của đời sống, đặc biệt là ngôn ngữ, giao tiếp. Ngôn ngữ được biết đến là một trong các công cụ vô cùng quan trọng giúp con người tương tác, kết nối thuận lợi với nhau. Vì thế, việc tìm kiếm phương pháp để trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ là điều rất cần thiết mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện.
Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 3 tuổi, việc hỗ trợ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cũng cần được thực hiện với đa dạng các biện pháp khác nhau. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc cho trẻ tham gia các trò chơi đơn giản, hấp dẫn ngay tại nhà sẽ giúp kích thích sự tập trung, hứng thú của trẻ nhiều hơn, từ đó trẻ cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều kiến thức, thông tin một cách tự nhiên, hiệu quả.
Dưới đây là một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ 0 đến 3 tuổi mà các bậc phụ huynh nên áp dụng.
1. Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật
Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật luôn nhận được sự yêu thích của nhiều trẻ nhỏ. Việc quan sát và thực hiện theo âm thanh của các loài vật nuôi, động vật hoang dã sẽ giúp trẻ kích thích khả năng ngôn ngữ, từ đó phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Mục đích chính của trò chơi này đó chính là giúp trẻ tự phát ra các âm thanh, tiếng kêu để trẻ trở nên linh hoạt hơn trong việc phát âm. Tùy vào độ tuổi và sở thích của trẻ đối với động vật mà các bậc phụ huynh hãy lựa chọn các loài vật phù hợp với trẻ nhỏ.
Phụ huynh hoặc người hướng dẫn sẽ cho trẻ quan sát hình ảnh của các con vật, dạy cho trẻ cách tạo ra tiếng kêu của những loại động vật đó kèm theo một số động tác miêu tả về loài động vật. Sau khoảng 3 -4 lần cho trẻ tiếp xúc thì hãy bắt đầu dạy cho trẻ cách bắt chước, thực hiện theo.
Ví dụ:
- Con mèo kêu “meo meo meo”
- Con chó kêu “gâu gâu gâu”
- Con vịt kêu “cạp cạp cạp”
- Con gà trống gáy “Ò ó o”
Nếu trẻ không cảm thấy hứng thú với tiếng kêu của các loài động vật, ba mẹ cũng có thể thay thế bằng nhiều âm thanh khác như phương tiện giao thông, các dụng cụ âm nhạc,….
2. Trò chơi chiếc đồng hồ
Khi tham gia trò chơi này, trẻ nhỏ sẽ được hướng dẫn đọc bài thơ “Chiếc đồng hồ” và thực hiện theo một số động tác của nhịp thơ. Bằng cách này trẻ không chỉ phát triển tốt về khả năng sử dụng ngôn ngữ mà còn có thời gian được vui chơi, gần gũi hơn với ba mẹ, người thân.
Hướng dẫn cách chơi:
- Ba hoặc mẹ hướng dẫn trẻ cách sử dụng hai bàn tay để nắm vào hai vành tai.
- Mẹ và bé sẽ cùng nhau đọc bài thơ:
- Khi đọc đến chữ “tích” thì nghiêng người sang phải, khi đến chữ “tắc” thì nghiêng người sang trái. Tốc độ đọc có thể gia tăng khi trẻ đã dần quen với trò chơi.
3. Trò chơi làm ca sĩ
Làm ca sĩ là một trong các trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ hiệu quả cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Trẻ em cũng rất thích thú với âm nhạc, những ca từ đơn giản trong các lời bài hát cũng chính là công cụ để trẻ có thể học hỏi và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.
Khi tổ chức trò chơi này, các bậc phụ huynh có thể linh hoạt trong cách chơi, tùy vào sở thích và khả năng của mỗi trẻ mà ba mẹ nên bắt đầu bằng những giai điệu nhẹ nhàng, đơn giản, vui tươi. Đối với những trẻ vẫn chưa biết nói thì hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn trẻ phát âm giống như luyện thanh, kéo dài các âm a á a a à, ơ ớ ơ ơ ờ,…
Hoặc đối với những trẻ đã bập bẹ biết nói vài từ đơn giản thì có thể cho trẻ nghe những bài nhạc thiếu nhi, nhạc kích thích ngôn ngữ để trẻ có thể bắt chước theo một cách dễ dàng. Ba mẹ hãy làm mẫu cho trẻ và kích thích nhu cầu của trẻ bằng việc khen ngợi, tổ chức các cuộc thi hát, tuyển chọn ca sĩ,…
4. Trò chơi âm thanh của rừng xanh
Cũng tương tự như trò chơi bắt chước tiếng kêu, các bạn nhỏ sẽ được luyện phát âm thông qua những âm thanh đặc trưng của con vật. Lúc này, các bậc phụ huynh hãy đưa ra những hiệu lệnh, yêu cầu và đặt câu hỏi về tiếng kêu của những loài động vật có trong rừng xanh như hổ, báo, sư tử, voi, chim ưng, cú mèo,… để trẻ có thể đưa ra đáp án phù hợp.
Đối với trò chơi này, ba mẹ cũng nên tạo cho con không gian gần gũi với thiên nhiên để con có thể cảm nhận rõ nét hơn về thế giới động vật bên ngoài. Hoặc ba mẹ và bé có thể đóng giả thành các nhân vật khác nhau dựa trên những câu chuyện cổ tích về động vật để cùng nhau thể hiện sức mạnh, đặc trưng, tiếng kêu của loài động vật đó.
5. Trò chơi đếm bộ phận trên cơ thể
Mục đích chính của trò chơi này là giúp trẻ có thể phân biệt, gọi tên và đếm số cụ thể về các bộ phận trên cơ thể của chính mình. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi đã có thể tham gia trò chơi này một cách linh hoạt ngay tại nhà.
Trước khi bắt đầu trò chơi, các bậc phụ huynh cũng cần dạy cho trẻ cách gọi tên và phân biệt về các bộ phận trên cơ thể. Đồng thời, trẻ cũng cần học cách tập đếm những số đơn giản từ 1, 2, 3 để có thể chơi một cách dễ dàng hơn hoặc bạn có thể vừa chơi, vừa giúp trẻ hiểu, tiếp thu tốt hơn.
Ba mẹ hãy chỉ vào bộ phận trên cơ thể và hỏi trẻ xem “Đây là gì?”. Sau khi trẻ trả lời đúng thì hãy tiếp tục hỏi “Có mấy mắt, mấy ngón tay,…?”. Lúc đầu khi bé vẫn chưa thể xác định một cách đúng đắn thì ba mẹ hãy hướng dẫn để trẻ có thể quan sát, học hỏi tốt hơn, sau đó trẻ có thể tự đưa ra câu trả lời chính xác cho những lần tiếp theo.
6. Trò chơi tập tầm vông
Tập tầm vông là trò chơi dân gian rất được nhiều trẻ em yêu thích. Để tham gia trò chơi này cần có ít nhất 2 người hoặc có thể nhiều hơn. Một người sẽ cầm một món đồ vật nhỏ để giấu vào tay phải hoặc tay trái tùy thích, động tác này có thể thực hiện sau lưng để tránh sự quan sát của người chơi.
Để tham gia vào trò chơi kích thích ngôn ngữ này, trẻ nhỏ cũng cần phải học thuộc bài thơ:
“Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay không tay có
Tay có tay không?”
Những người tham gia có thể thay phiên nhau để giấu đồ vật. Để kích thích sự hấp dẫn của trò chơi, bạn cũng có thể đưa ra hình thức thưởng phạt nếu ai đó đoán đúng được vị trí của món đồ.
7. Trò chơi con sên
Với trò chơi này, trẻ từ 0 đến 3 tuổi sẽ rèn luyện tốt về các vận động của cơ, đồng thời gia tăng sự phát triển trí tưởng tượng, ngôn ngữ để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Các bậc phụ huynh có thể cùng trẻ vui chơi, thư giãn vào những lúc rảnh rỗi để trẻ vừa cảm thấy vui vẻ, vừa học được những điều mới mẻ.
Ba mẹ cần hướng dẫn, làm mẫu hoặc giúp trẻ tạo hình con sên thông qua những ngón tay. Sau đó cả hai cùng đọc bài đồng dao và nguậy ngón tay:
8. Trò chơi chiếc túi thần kỳ
Để có thể cùng bé tham gia trò chơi này, các bậc phụ huynh cần phải chuẩn bị một chiếc túi có kích thích vừa phải, đựng vừa một số loại đồ vật, trái cây, đồ chơi của trẻ. Việc tổ chức trò chơi này sẽ giúp trẻ nhỏ nhanh chóng phát triển được khả năng ngôn ngữ, kích thích sự sáng tạo và năng động để trẻ có thể giao tiếp, tương tác xã hội hiệu quả, linh hoạt hơn.
Cách chơi vô cùng đơn giản, ba mẹ chỉ cần cho một số đồ chơi, trái cây, rau củ, mô hình động vật quen thuộc vào chiếc túi thần kỳ. Sau đó cho trẻ thò tay vào túi (có thể bịch mắt lại) để trẻ sử dụng lời nói mô tả và đoán tên món đồ đó.
9. Trò chơi hái hoa
Với trò chơi này, trẻ nhỏ không chỉ được tạo điều kiện để phát triển ngôn ngữ mà còn có thể phân biệt rõ hơn về một số loài hoa, giúp trẻ học được thêm về màu sắc và một số thông tin hữu ích khác. Để tổ chức trò chơi, các bậc phụ huynh chỉ cần chuẩn bị 4 chậu hoa nhựa với 4 loại hoa có màu sắc khác nhau.
Đầu tiên, ba mẹ sẽ lần lượt giới thiệu về từng loại hoa, tên gọi, màu sắc, hình dáng, ý nghĩa,….để trẻ có thể lắng nghe và ghi nhớ. Sau đó, hãy bắt đầu hỏi lại những thông tin đã chia sẻ, nếu trẻ vẫn chưa thể nắm rõ thì hãy nhắc thêm một lần nữa.
10. Trò chơi đua thuyền
Trò chơi kích thích sự phát triển ngôn ngữ thông qua những chiếc thuyền lá cây sẽ giúp trẻ biết cách điều chỉnh hơi thở của mình, học hỏi được cách tính toán, tư duy, phân tích tình huống để có sự nhạy bén trong việc xử lý, đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề. Trò chơi này cũng rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần chuẩn bị một chậu nước có kích thước vừa phải cùng với những chiếc lá cây hoặc có thể chế tạo những con thuyền bằng thấy không thấm nước.
Mỗi người chơi sẽ sở hữu một chiếc thuyền và bắt đầu xuất phát cùng một điểm. Ai có thể thổi cho chiếc thuyền di chuyển về đích nhanh nhất sẽ là người chiến thắng. Để phần chơi thêm hấp dẫn, hãy chia thành nhiều hiệp thi đấu và ai là người thắng cuối cùng sẽ đạt được một phần thưởng nhỏ nào đó.
Bài viết trên đây đã chia sẻ về một số trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ hiệu quả và an toàn cho trẻ 0 đến 3 tuổi. Trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giúp trẻ phát triển về mọi khía cạnh, từ đó tạo nên nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 Trò chơi luyện phát âm cho trẻ thú vị và hiệu quả nhất
- 20+ Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay và thú vị nhất
- 10+ Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non thú vị và hấp dẫn nhất
- 6 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi tốt nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!