Nói lắp có di truyền không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Nói lắp có di truyền không? Có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Đây chắc chắn là vấn đề nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ mắc chứng nói lắp lo sợ. Bài viết dưới đây sẽ cho phụ huynh biết những yếu tố ảnh hưởng đến tật nói lắp, và làm sao để cải thiện tình trạng này.

Nói lắp là gì?

Trẻ nói lắp không phải một tình trạng hiếm gặp, mà khá phổ biến ở trẻ trong giai đoạn tập nói. Tình trạng nói lắp thường xuất hiện sau 2 tuổi, và có thể biến mất vào khoảng 5 tuổi, hoặc khi trẻ bắt đầu học tiểu học. Nguyên nhân khiến trẻ nói lắp có thể tự khỏi là do sự phát triển ngôn ngữ đã hoàn thiện, nên trẻ có thể nói chuyện lưu loát hơn.

nói lắp có di truyền không
Nói lắp không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ và có thể tự khỏi, nhưng nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, trẻ cần được can thiệp y tế.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng rối loạn ngôn ngữ này ngày càng nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng. Nói lắp có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, kết quả học tập, khả năng kết bạn và sự tự tin của trẻ về sau. Chính vì thế, nhiều phụ huynh lo lắng về việc nói lắp có di truyền không, và có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không.

Biểu hiện của việc nói lắp là trẻ không thể phát âm một từ hay một cụm từ một cách dứt khoát, gãy gọn, mà sẽ kéo dài hoặc lặp lại một âm tiết, một từ nào đó. Ngoài ra, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu một câu, không thể phát âm từ mình muốn nói, ngắt câu nhiều lần, và thường phải chèn nhiều tiếng “ùm”, “a”, “ờm” vào câu.

Khi nói chuyện, trẻ có biểu hiện căng thẳng, phải cố gắng hết sức mới có thể phát âm một từ hoàn chỉnh do cơ miệng bị căng gây cản trở phát âm. Trẻ thường chớp mắt, tay chân đan vào nhau, và thể hiện dự lo âu, lo lắng rất rõ ràng khi nói chuyện với mọi người. Càng căng thẳng, trẻ lại càng nói lắp nhiều hơn.

Xem thêm: Nói lắp khi căng thẳng: Biểu hiện và Cách giúp trẻ khắc phục

Tình trạng và biểu hiện nói lắp của mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp. Có trẻ nói lắp từ rất sớm nhưng không nghiêm trọng, trẻ chỉ bị lặp lại ở một vài từ, hoặc thỉnh thoảng nói lắp khi căng thẳng. Nhưng có trẻ lại gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm, không thể nói bất cứ từ nào trọn vẹn, và thường ngắt câu giữa chừng.

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ nói lắp, ta sẽ có những cách khác nhau giúp cải thiện phát âm. Hiện nay chưa có những bằng chứng xác thực về nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn tìm ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ phát sinh tật nói lắp ở trẻ.

Nói lắp có di truyền không?

Nói lắp có di truyền không là vấn đề luôn được đông đảo phụ huynh quan tâm, nhất là khi gia đình có tiền sử mắc tật nói lắp. Nhiều người lo lắng rằng con cái cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng này, hoặc lo lắng tình trạng của trẻ sẽ ngày càng nặng hơn. Vậy, nói lắp có di truyền không?

Theo các nghiên cứu, tình trạng nói lắp chịu ảnh hưởng nhất định của tính di truyền. Trong những trường hợp trẻ nói lắp được ghi nhận, có hơn 70% trường hợp gia đình từng có người nói lắp, thường là cha, chú, hay ông bà. Con của những người nói lắp có tỷ lệ mắc chứng này cao hơn bình thường.

trẻ nói lắp
Di truyền là một yếu tố ảnh hưởng đến tật nói lắp, nhưng trẻ vẫn có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khác.

Di truyền có thể không phải là yếu tố quan trọng nhất, cũng không phải yếu tố quyết định trẻ có nói lắp hay không. Vì vẫn có nhiều trường hợp cha mẹ nói lắp, nhưng trẻ vẫn có khả năng ngôn ngữ tốt và phát triển hoàn toàn bình thường. Tỉ lệ bé trai nói lắp cũng nhiều hơn so với bé gái, và khả năng hồi phục tự nhiên của bé trai cũng kém hơn nhiều.

Ảnh hưởng từ tính di truyền, cùng với việc tiếp xúc thường xuyên, nghe và bắt chước lời nói lắp trong những năm đầu đời sẽ khiến phát âm của trẻ gặp nhiều vấn đề. Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường đều góp phần gây ra tình trạng nói lắp ở trẻ. Trong trường hợp này, trẻ cần can thiệp để cải thiện giao tiếp.

Ngoài ra, những trẻ có tính cách nhút nhát, ít giao tiếp, không thích nói nhiều, hoặc nói quá nhanh, gặp vấn đề ở cơ quan phát âm, trẻ bị sang chấn tâm lý, căng thẳng, hoặc gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ… cũng có khả năng mắc chứng nói lắp. Mỗi vấn đề sẽ có những cách cải thiện khác nhau.

Nói lắp có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Như đã nói ở trên, những trường hợp nói lắp do quá trình phát triển ngôn ngữ chưa hoàn thiện có thể tự khỏi khi trẻ đến độ tuổi đi học. Còn trong tất cả những trường hợp khác, trẻ đều phải được điều trị tâm lý và điều trị ngữ âm để có thể nói chuyện một cách lưu loát bình thường.

Không có gì đảm bảo chắc chắn tình trạng nói lắp của trẻ sẽ khỏi hoàn toàn sau điều trị. Nhưng việc điều trị sẽ giúp cải thiện vấn đề nói lắp, lặp âm, kéo dài âm, cũng như giúp cơ miệng của trẻ không bị căng cứng, giúp trẻ biết cách ngắt câu, và tự tin hơn trong giao tiếp.

Khả năng hồi phục sau trị liệu tùy thuộc vào yếu tố ảnh hưởng, mức độ nói lắp, khả năng thích ứng của trẻ, và thời điểm cải thiện. Thời điểm cải thiện tốt nhất là sau 2 tuổi rưỡi đến trước 5 tuổi. Điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng, và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của nói lắp.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tiếp nhận trị liệu. Bác sĩ thường sẽ không áp dụng một, mà là nhiều phương pháp nhằm tìm ra phương pháp thích hợp nhất với trẻ. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến và mang đến hiệu quả cao:

nói lắp có chữa khỏi hoàn toàn được không
Cha mẹ cần đưa trẻ đi cải thiện càng sớm càng tốt để dễ uốn nắn phát âm, cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tật nói lắp.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Ngôn ngữ trị liệu là liệu pháp hiệu quả và được công nhận trên thế giới về khả năng giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe nói, phát âm một cách toàn diện nhất. Trẻ được trị liệu ngôn ngữ có thể nhanh chóng cải thiện vấn đề phát âm, hạn chế tình trạng nói lắp bằng cách phát âm chậm và rõ hơn. Tùy theo tình trạng nói lắp nặng hay nhẹ của trẻ, các chuyên gia sẽ tập trung vào những vấn đề cốt lõi và giúp trẻ tự tin, chậm rãi hơn trong phát âm và giao tiếp.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Công nghệ hiện đại giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện phát âm, củng cố sự tự tin trong giao tiếp của trẻ. Hiện nay, các bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng những loại máy tương tự như máy trợ thính. Khi đeo vào tai, giọng nói của trẻ được xử lý trở nên trôi chảy, mạch lạc và gãy gọn hơn. Khi đó trẻ có thể điều chỉnh phát âm, và tự tin hơn trong giao tiếp.
  • Liệu pháp hành vi-nhận thức: Liệu pháp này giúp những trẻ có trở ngại về tâm lý, hoặc lo âu, căng thẳng quá nhiều trong quá trình giao tiếp thả lỏng tinh thần, thoải mái hơn khi nói chuyện với mọi người. Đa phần các trường hợp, trẻ sẽ nói lắp nhiều hơn khi căng thẳng. Do đó giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc, vượt qua cảm giác sợ hãi vô cùng quan trọng. Có như vậy trẻ mới có thể vượt qua áp lực.
  • Điều trị bằng thuốc: Phương pháp điều trị bằng thuốc chỉ được cân nhắc trong những trường hợp thật sự cần thiết. Thuốc không có tác dụng cải thiện tình trạng nói lắp ở trẻ, nhưng có thể giúp trẻ bình tĩnh và giảm căng thẳng. Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thế nên trong quá trình sử dụng cần cẩn thận liều lượng, thời gian, và nhữn biểu hiện bất thường của trẻ nếu có.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bác sĩ và các chuyên gia, cha mẹ cũng có thể giúp trẻ cải thiện phát âm tại nhà thông qua việc thường xuyên nói chuyện và chơi đùa cùng trẻ. Trong quá trình trò chuyện, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn, hạn chế sự rụt rè, nhút nhát.

Trong thời gian đầu, cha mẹ hãy nói chuyện chậm rãi và phát âm rõ ràng để trẻ dễ dàng tiếp thu và phản ứng. Có thể ngắt câu thành từng phần nhỏ, rồi yêu cầu trẻ đọc theo. Cũng có thể cho trẻ nghe những bài hát, hay kể truyện thiếu nhi để trẻ hát và kể lại. Cha mẹ nên cố gắng dùng những câu ngắn, dùng từ dễ phát âm để trẻ dễ bắt chước.

nói lắp có di truyền không
Cha mẹ hãy tạo không gian vui vẻ, thoải mái và giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ thông qua những trò chơi thú vị

Để nâng cao hiệu quả, cha mẹ không nên nóng vội, tạo áp lực, hay tỏ thái độ không hài lòng khi thấy trẻ tiến bộ chậm. Hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của trẻ, do đó hãy tỏ thái độ tích cực và động viên trẻ nhiều hơn. Hãy hoan hô và tưởng thưởng cho những nỗ lực dù là nhỏ nhất cùa trẻ.

Thông qua bài viết, hy vọng phụ huynh đã hiểu được nói lắp có di truyền không, và làm sao để cải thiện vấn đề này. Phụ huynh không cần quá căng thẳng nếu gia đình có người nói lắp, hoặc trẻ đang có biểu hiện nói lắp. Điều quan trọng cần làm là theo dõi tình trạng của trẻ để có cách giải quyết phù hợp.

Trẻ càng lớn thì tình trạng nói lắp càng khó cải thiện, và trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để chỉnh sửa phát âm. Sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp với bạn bè, hay kết quả học tập cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Trẻ nói lắp sẽ gặp nhiều khó khăn, và có thể bị bắt nạt, trêu chọc khi đến tuổi đi học. Do đó, nên tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ điều trị, càng sớm càng tốt.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách tương tác với trẻ chậm nói
9 Cách tương tác với trẻ chậm nói kích thích trẻ nói hiệu quả

Chậm nói là một trong các vấn đề cần được quan tâm và can thiệp sớm để thúc đẩy tốt sự phát triển toàn diện...

Mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian
3 Mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian giúp con “nói như sáo”

Dùng các mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian là cách được rất nhiều phụ huynh áp dụng với mong muốn cầu may con nhanh...

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) và các phương pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của căn bệnh này đó...

Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ
Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản và hiệu quả tại nhà

Khi phát hiện ra con có tật nói ngọng thì phụ huynh có thể cho con thực hiện các bài tập để khắc phục tình...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort