Các tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh (Wonder Week)

Tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi bé trải qua những bước ngoặt lớn trong sự phát triển về mặt thể chất, cảm xúc và trí tuệ. Mặc dù nó có thể gây ra nhiều phiền toái và mệt mỏi, việc nhận diện cũng như hiểu biết sâu sắc sẽ giúp cha mẹ có biện pháp hỗ trợ phù hợp để bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng.

Tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh (Wonder Week) là gì?

Sau khi sinh, cha mẹ không chỉ đối mặt với những vấn đề sức khỏe thể chất mà còn với sự phát triển tâm sinh lý gây không ít phiền toái ở trẻ. Thế giới gọi đây là “tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh” hay “wonder weeks” – thuật ngữ ra đời cách đây khoảng 40 năm, mô tả sự phát triển vượt bậc của trẻ cả về thể chất và tinh thần.

các tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh phải trải qua các tuần khủng hoảng để đạt được cột mốc phát triển mới

Giai đoạn này khiến ba mẹ cảm thấy khó khăn khi đối phó với sự khó chịu của bé. Trẻ sơ sinh thường trải qua các giai đoạn khủng hoảng kéo dài khoảng 5 tuần. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu tốt cho thấy bé đang có những bước nhảy vọt đầu đời trong quá trình phát triển. Đồng thời cha mẹ cần chủ động quan sát và điều chỉnh chăm sóc cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.

Dấu hiệu nhận biết các tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Để cùng con trải qua cột mốc tuần khủng hoảng một cách êm ái, cha mẹ cần thấu hiểu và giải mã từng thông điệp con muốn gửi qua các dấu hiệu sau đây:

  • Bé thường xuyên quấy khóc, nhất là vào ban đêm
  • Bám mẹ nhiều hơn, muốn được cha mẹ vỗ về, âu yếm
  • Chán ăn, biếng bú, không chịu uống sữa
  • Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc ban đêm
  • Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc, quấy khóc vô cớ thường xuyên
  • Tâm trạng thất thường, dễ bức bối, lo lắng khi phải chia cách mẹ
  • Bé có thể hành động một cách hung hăng hơn
  • Ghen tị nếu có ai đó dành sự chú ý của cha mẹ hoặc người chăm sóc
  • Bé thường có món đồ yêu thích, gắn bó không rời.
  • Bé trở nên rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh
  • Bé thể hiện các cơn tức giận một cách rõ ràng, bùng nổ hơn
nhận biết tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh
Trẻ thường xuyên quấy khóc và bám cha mẹ nhiều hơn khi trải qua các tuần khủng hoảng

Thời điểm dự báo các tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều đi kèm với những thay đổi về thể chất và tinh thần, gây ra nhiều thách thức cho cả bé và cha mẹ. Cho nên việc hiểu rõ về thời điểm dự báo cột mốc phát triển không chỉ giúp cha mẹ nhận diện sớm các dấu hiệu mà còn hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn khó khăn này một tốt hơn.

1. Khi bé 5 tuần tuổi

Ở tuần khủng hoảng đầu tiên, khi bé được 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có sự phát triển đáng kể về các giác quan. Bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn với mùi hương, bắt đầu biết cười, chăm chú nhìn vào mọi vật và muốn chạm vào chúng. Trong giai đoạn này, mẹ sẽ thấy con quấy khóc và chán ăn thường xuyên hơn.

2. Khi bé được 8 tuần tuổi

Ở tuần khủng hoảng khi vừa được 8 tuần tuổi, trẻ bắt đầu quan tâm đến đồ chơi và dần khám phá, quan sát các bộ phận trên cơ thể mình. Bé có thể phát ra những âm thanh gầm gừ nhỏ, giữ cho đầu ổn định hơn và quay đầu về phía phát ra âm thanh. Những thay đổi nhỏ này đánh dấu sự tiến bộ trong khả năng tương tác và nhận thức của bé.

3. Bé được 12 tuần tuổi

Vào tuần khủng hoảng khi bé 12 tuần tuổi, con thường bỏ ăn, thức khuya nhưng bù lại cười nhiều hơn và thích lắng nghe những âm thanh với tần số khác nhau. Sau giai đoạn này, bé bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động như lẫy, lật sấp, ngóc đầu và cười nhiều hơn. Các kỹ năng này đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên trong cuộc đời của trẻ.

tuần khủng hoảng wonders week ở trẻ sơ sinh
Tuần khủng hoảng khi bé được 19 tuần tuổi có nhiều sự thay đổi về kỹ năng vận động

4. Trẻ sơ sinh 19 tuần tuổi

Khi bé 19 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy con bắt đầu biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm mọi thứ trong tầm với và đưa vào miệng. Bé cũng bắt đầu biết nhìn theo cha mẹ và đẩy núm ti ra khi đã no. Những hành động này không chỉ thể hiện sự phát triển về khả năng vận động, nhận thức mà còn cho thấy bé đang dần học cách tương tác với thế giới xung quanh.

5. Con được 26 tuần tuổi

Trẻ 26 tuần tuổi bắt đầu phát triển nhiều kỹ năng mới đáng chú ý như đã biết cầm nắm, có thể ngồi dậy và nhổm người. Đặc biệt, con cũng có khả năng xác định khoảng cách xa gần và bắt đầu thể hiện cảm xúc mãnh liệt, hét và cười rất to. Những tiến bộ này cho thấy bé đang phát triển một cách linh hoạt và tương tác xã hội dường như tích cực hơn trong quá trình lớn lên.

6. Bé được 37 tuần tuổi

Bé ở tuần khủng hoảng khi 37 tuần tuổi đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong phát triển ngôn ngữ và xã hội. Con hiện giờ có thể hiểu một số từ đơn giản và thường bắt chước biểu cảm của người khác. Đặc biệt, bé rất thích chơi trò đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo và có khả năng cảm nhận và tò mò về con người và động vật xung quanh.

các tuần wonder weeks ở trẻ sơ sinh
Khi được 36 tuần tuổi thì bé dần biết cách phản ứng và tò mò với thế giới xung quanh

7. Khi bé 46 tuần tuổi

Tầm 46 tuần tuổi, bé đã biết trả lời các câu hỏi ngắn và có thể chỉ vào đồ vật mình muốn để nhờ sự trợ giúp từ cha mẹ. Con cũng thích chơi trò xếp chồng đồ vật và đã có thể nói được những từ đơn giản. Điều này thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của bé.

Xem thêm: Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

8. Trẻ sơ sinh 55 tuần tuổi

Khi đạt tuổi 55 tuần, bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi thể hiện niềm yêu thích với vẽ tranh và màu sắc. Con đã có khả năng đứng vịn vào tường hoặc thành giường và thường cầm đồ vật để đưa ra xa. Đồng thời cũng đã có thể tự mặc và cởi quần áo, cho thấy sự độc lập và khả năng tự chăm sóc bản thân ngày càng tăng cao. Những tiến bộ này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đang phát triển một cách toàn diện và tự tin khám phá thế giới xung quanh.

9. Con được 64 tuần tuổi

Lúc 64 tuần tuổi, bé đã thể hiện sự phát triển đáng kể thông qua biết pha trò, nũng nịu và nịnh mẹ. Những hoạt động này cho thấy nhận thức và khả năng thích ứng của trẻ đối với các biểu cảm cũng như hành động của người lớn xung quanh. Đây là giai đoạn bé bắt đầu học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để tương tác, kết nối với những người thân yêu.

vượt qua tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh
Vào 64 tuần tuổi con đã biết cách pha trò và làm nũng với người thân

10. Khi bé được 75 tuần tuổi

Bé đạt 75 tuần tuổi tức là sự phát triển không chỉ dừng lại ở khả năng ngôn ngữ mà còn mở rộng ra cả về mặt tâm lý và thể chất. Con bắt đầu hiểu ra và thể hiện sự đồng cảm, ít ích kỷ hơn trong các tương tác xã hội. Khả năng ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, cho phép bé thay đổi hành vi và phản ứng phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đây là thời điểm quan trọng khi con dần trở thành một cá nhân đầy tự tin và sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh tích cực hơn.

Cha mẹ nên làm gì cho tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh?

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật tốt và chấp nhận rằng sự cáu kỉnh hay gắt gỏng của bé trong các tuần khủng hoảng là điều hoàn toàn tự nhiên trong quá trình phát triển. Đồng thời cũng nên hiểu rằng việc bé quấy khóc không phải là trạng thái diễn ra vĩnh viễn, điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng đối phó với tình trạng khó khăn đó.

quản lý tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh
Trẻ nên được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn từ những giai đoạn đầu đời
  • Bé trở nên đeo bám là do thiếu cảm giác an toàn, nên ôm ấp và trấn an trẻ sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cho trẻ ngủ vào ban đêm sớm hơn bình thường từ 30 – 45 phút và giảm bớt một giấc ngủ ngày (áp dụng cho các tuần 12 – 26, 37 – 55 hoặc 64).
  • Trước khi giảm bớt giấc ngủ của bé, mẹ nên tìm hiểu các dấu hiệu cắt giấc
  • Không nên ép trẻ ăn, tránh biến chứng biếng ăn thành biếng ăn tâm lý, hãy đợi đến khi bé đói và muốn ăn
  • Dành nhiều thời gian quan tâm và chơi với con, giúp bé phát triển các kỹ năng đang học được
  • Cha mẹ nên thể hiện tình yêu thương với trẻ nhiều hơn
  • Khi bé quấy khóc, khó chịu, mẹ có thể cho con ra ngoài vui chơi, massage cho trẻ, hoặc để bé nghịch nước
  • Cho con ăn và bú khi bé cảm thấy đói, thay vì lo lắng về lịch cho ăn đã có sẵn

Kết thúc mỗi tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh, bé không chỉ vượt qua những thử thách khó khăn trong các giai đoạn này mà còn trưởng thành hơn về nhiều khía cạnh. Sự đồng hành và thấu hiểu của cha mẹ luôn luôn quý giá, là cơ hội để có thể gắn kết tình cảm với bé, giúp con phát triển tốt nhất có thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) và các phương pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của căn bệnh này đó...

phát triển toàn diện của trẻ em
Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em? Cần chuẩn bị những gì?

Sự phát triển toàn diện của trẻ em được thể hiện trên các khía cạnh như đạo đức, trí tuệ, thể chất, tinh thần, và...

Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ
Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ – Những kỹ năng cần thiết

Trẻ tự kỷ thường phải đối mặt với nhiều khiếm khuyết liên quan đến các khía cạnh giao tiếp, nhận thức, hành vi,...nên việc lựa...

Top 9 Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ 0 – 6 Tuổi tốt nhất

Các phương pháp giáo dục sớm được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là “giai đoạn vàng” của não...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort