Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ cần phát hiện sớm
Phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ để can thiệp kịp thời sẽ giúp gia tăng khả năng cải thiện để mang đến cho trẻ cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường của con trong những năm tháng đầu đời.
Thiểu năng trí tuệ ở trẻ là gì?
Thiểu năng trí tuệ hay còn được nhiều người gọi với tên chậm phát triển trí tuệ là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Đây là một dạng khiếm khuyết về trí não với đặc trưng là sự yếu kém về trí thông minh.
Trẻ mắc phải chứng bệnh này thường có chỉ số IQ thấp hơn 75 và bị hạn chế nhiều về các hoạt động, chức năng của não bộ. Tình trạng này khiến cho nhiều trẻ nhỏ không thể thực hiện và duy trì tốt các hoạt động phục vụ cho đời sống, chẳng hạn như giao tiếp, tư duy, học tập, hành vi, cảm xúc,….
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi trường hợp khác nhau mà các biểu hiện và sự ảnh hưởng của thiểu năng trí tuệ cũng có phần khác nhau. Ở các trường hợp nhẹ, trẻ nhỏ nếu được giáo dục và hỗ trợ tốt vẫn có khả năng học tập và tư duy. Tuy nhiên, khi mức độ chậm phát triển trí tuệ trở nên nghiêm trọng thì trẻ dường như không thể đáp ứng tốt các nhu cầu sinh hoạt thông thường và luôn cần có sự hỗ trợ, chăm sóc của người khác.
Về nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, dựa vào nghiên cứu nhận thấy chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc các khiếm khuyết sắc thể khác làm hình thành nên những hội chứng như hội chứng nhiễm sắc thể X, hội chứng rượu bào thai, hội chứng Down,…
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nếu có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ ở giai đoạn sơ sinh thì việc điều trị và can thiệp sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của chứng bệnh này thường khó phát hiện bởi trẻ sơ sinh vẫn chưa có quá nhiều các hành vi, cử chỉ bất thường.
Như kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát thực tế, trẻ sơ sinh mắc chứng thiểu năng trí tuệ thường có những biểu hiện tương tự như sinh non, chẳng hạn như trẻ không có nhu cầu bú sữa mẹ, ngủ rất nhiều,…Đồng thời, sự quan tâm của trẻ đối với các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh cũng ít hơn so với mức bình thường.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể quan sát và chú ý đến các đặc điểm sau đây để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp đối với trẻ nhỏ.
1. Mắt
Đối với những trẻ nhỏ chậm phát triển trí tuệ thì thường có khoảng cách giữa 2 mắt quá xa hoặc quá gần. Đồng thời, một số trường hợp trẻ bị tật mắt lác, tròng mắt không có biểu hiện giống như các đứa trẻ khác.
Bên cạnh đó, nếu chú ý kỹ, các bậc phụ huynh cũng có thể thấy được mắt của trẻ sẽ có phản ứng chậm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, chẳng hạn như trẻ không nheo mắt khi có ánh sáng chiếu vào, không chớp mắt khi có vật gì đó tiến lại quá gần,…Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu này thì nhiều khả năng trẻ đang bị thiểu năng trí tuệ và cần được hỗ trợ kịp thời.
2. Đầu
Đầu chính là một trong các bộ phận dễ quan sát nhất ở trẻ sơ sinh và các biểu hiện bất thường của đầu cũng là dấu hiệu cảnh cáo nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ. Đối với những trẻ có phần đầu quá nhỏ hoặc quá to so với mức bình thường thì nhiều khả năng trẻ đang gặp phải các vấn đề liên quan đến não bộ, chậm phát triển.
Về kích thước vòng đầu của trẻ nhỏ, các chuyên gia cũng sẽ đưa ra những chỉ số chung để các bậc phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi và phát hiện ra những điều bất thường ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ em Châu Á sẽ dựa vào bảng số liệu sau:
- Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi: Có bán kính quanh thóp là 35cm
- Trẻ 4 tháng tuổi: Có bán kính quanh thóp là 40cm
- Trẻ được 1 tuổi: Có bán kính quanh thóp là 45cm
- Trẻ được 2 tuổi: Có bán kính quanh thóp là 47cm
Để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ, các bậc phụ huynh nên thường xuyên đo và kiểm tra vòng đầu của trẻ. Nếu nhận thấy kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh to hoặc nhỏ bất thường thì nên cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các bệnh viện chuyên khoa chất lượng.
3. Tai
Ngoài ra, tai cũng là một bộ phận có thể giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ nhỏ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này thường sẽ có vị trí tai thấp hoặc cao hơn so với mức bình thường. Đồng thời, phần vành tai cũng có xu hướng phát triển khác biệt hơn so với những đứa trẻ khác.
Bên cạnh đó, những trẻ thiểu năng trí tuệ cũng sẽ có khả năng nghe kém hơn bình thường, trẻ dường như không thể phân biệt tốt các âm thanh, tiếng động phát ra từ xung quanh. Chính vì thế mà trẻ thường không có nhiều phản ứng như giật mình, tìm kiếm đối với các tiếng động dù nhỏ hay lớn.
4. Mũi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ sơ sinh sau 3 ngày đã có khả năng để nhận biết các mùi, ngửi được các hương thơm. Do đó, trẻ nhỏ có thể dễ dàng phát hiện được mùi sữa của mẹ hoặc các hương thơm đặc trưng của những người thân thiết, thường xuyên chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ gặp phải các khiếm khuyết liên quan đến não bộ, điển hình như thiểu năng trí tuệ thì khả năng sử dụng thính giác của trẻ sẽ gặp nhiều hạn chế. Điển hình như trẻ sẽ không phân biệt được mùi sữa mẹ, đồng thời cũng không có phản ứng đối với các mùi hương lạ gây khó chịu.
5. Lưỡi
Trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ thường gặp nhiều vấn đề về lưỡi. Mặc dù trẻ vẫn chưa thể sử dụng ngôn ngữ nhưng vẫn có những cách biểu hiện và phát ra các âm thanh riêng biệt.
Thông thường, các bậc phụ huynh cần quan sát đến độ dài của lưỡi, trẻ có biểu hiện lưỡi quá dài hoặc quá ngắn hay không. Đồng thời, các âm thanh của trẻ phát ra có điều gì bất thường không.
6. Miệng
Trẻ sơ sinh vẫn chưa thể phát âm một cách tròn vành rõ chữ, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng có thể quan sát về khẩu hình miệng của trẻ. Đồng thời, để ý xem trẻ có những biểu hiện như miệng không khép lại, lúc nào cũng có xu hướng há hờ ra, trẻ hay ngậm thức ăn quá lâu và không nhai thức ăn, hay rơi nước dãi,…
7. Chân và tay
Trẻ bị thiểu năng trí tuệ thường có cánh tay và chân không được đồng đều. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các ngón tay và ngón chân cũng không được đảm bảo, có chỗ rộng, chỗ hẹp.
Một số trường hợp không có đủ các ngón tay, hoạt động của ngón tay và ngón chân không được linh hoạt. Điều này cũng gây nên nhiều khó khăn trong việc cầm nắm, di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
8. Da
Nếu nhận thấy trên da của trẻ có những dấu hiệu bất thường như có nhiều vết lang màu trắng xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể, có quá nhiều dấu chàm (hơn 6 dấu), các dấu tràm có hình giống với cây thì nhiều khả năng trẻ đang bị thiểu năng trí tuệ. Đồng thời, da hay khô, dễ bị kích ứng, ngứa ngáy, sưng tấy. Cơ thể thì luôn trong trạng thái mềm nhũn, không được săn chắc.
Cần làm gì khi phát hiện trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ?
Ngay khi các bậc phụ huynh nhận thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo về chứng thiểu năng trí tuệ ở trẻ sơ sinh thì cần cho trẻ tiến hành thăm khám và đánh giá nguy cơ tại các cơ sở, bệnh viện uy tín. Việc có thể phát hiện trong giai đoạn sớm và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp có thể giúp trẻ cải thiện hiệu quả và nâng cao các kỹ năng sống cần thiết.
Trong thực tế, không phải hầu hết những trẻ sơ sinh có các biểu hiện nêu trên đều mắc phải chứng thiểu năng trí tuệ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy giữ bình thường và cho trẻ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng.
Nếu trẻ vẫn được đánh giá là có sự phát triển bình thường nhưng bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng và bất an thì có thể cho trẻ được tiến hành khám và chẩn đoán tại nhiều cơ sở khác để có được kết quả chắc chắn nhất. Còn trong trường hợp trẻ được cho rằng mắc bệnh thiểu năng trí tuệ thì các bậc phụ huynh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp hiệu quả đối với mỗi trẻ.
Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hỗ trợ điều trị ở trẻ chậm phát triển trí tuệ. Có thể quá trình này sẽ cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì nhưng nếu có thể nỗ lực đồng hành cùng trẻ thì trẻ hoàn toàn có khả năng phục hồi tốt.
Cụ thể những việc cần làm như sau:
- Giữ sự bình tĩnh và chấp nhân đối diện với sự thật. Cha mẹ, gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi đứa trẻ. Nếu có được sự đồng hành từ chính những người thân yêu thì trẻ nhỏ sẽ có thêm nhiều động lực và hy vọng hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
- Hãy luôn đặt niềm tin và cổ vũ con, tin rằng con có thể vượt qua được căn bệnh này và phát triển ổn định trong tương lai.
- Dành cho con nhiều thời gian hơn, cùng chơi đùa kết hợp với việc giáo dục cho con. Điều trị thiểu năng trí tuệ ở trẻ nhỏ là một quá trình dài và cần rất nhiều sự kiên định. Vì thế, các bậc phụ huynh đừng nên hấp tấp và vội vã để tránh gây áp lực cho bản thân và cả trẻ nhỏ.
- Phụ huynh cần tìm hiểu thông tin và trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa để có thể hiểu và biết rõ về các phương pháp, cách giáo dục phù hợp cho trẻ nhỏ, từ đó có cách hỗ trợ hiệu quả cho trẻ tại nhà. Tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp từ đơn giản đến phức tạp, khi trẻ đã đáp ứng tốt với các biện pháp ở mức cơ bản thì hãy dần nâng cấp độ khó hơn để trẻ thích nghi tốt nhất.
- Trong quá trình hướng dẫn cho con, các bậc phụ huynh cũng đừng quên những lời khen ngợi, động viên để giúp trẻ có thêm nhiều động lực và sự cố gắng hơn.
- Bên cạnh các biện pháp can thiệp chuyên khoa thì cha mẹ cũng nên tạo nhiều điều kiện để con có thể học tập, tiếp thu kiến thức và nâng cao những kỹ năng sống cần thiết. Chẳng hạn như thường xuyên đọc sách cho con, cùng con nghe nhạc, khám phá các trò chơi, hoạt động thú vị,…
Trên đây là những thông tin chi tiết về các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên chủ động cho con tiến hành thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.
Có thểm bạn quan tâm:
- Trẻ chậm phát triển tâm thần: Phân loại mức độ và điều trị
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Biểu hiện, Chăm sóc phục hồi chức năng
- Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Cần làm gì?
- 11 Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả tốt nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!