Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé
Cơ quan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ tổn thương với bất cứ tác động nào dù là nhỏ nhất, chẳng hạn như rung lắc trẻ không đúng cách. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của con nên phụ huynh cần cực kỳ thận trọng.
Rung lắc trẻ sơ sinh không đúng cách gây tổn thương não bộ
Những năm tháng đầu đời rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Sau 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, con đã được chào đời nhưng thực tế các cơ quan vẫn chưa được phát triển hoàn thiện hoàn toàn. Các bác sĩ luôn căn dặn cần thực sự thận trọng khi chăm sóc, bế con hay mọi hoạt động xung quanh để tránh các vấn đề nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhưng ít được phụ huynh phát hiện. Theo bác sĩ, chỉ cần rung lắc bé không đúng cách trong vòng 5s đã đủ để làm tổn thương não bộ của một trẻ sơ sinh và gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, ở trẻ sơ sinh thì đầu chiếm đến 1/4 trọng lượng cơ thể nhưng hệ xương và cơ ở cổ còn yếu nên không hoàn toàn nâng đỡ được sức nặng của cơ quan này. Đồng thời não bộ của trẻ do chưa hoàn thiện với đặc trưng là xương sọ mềm và phát triển nhanh hơn, màng não mỏng, não triển chậm đã tạo ra khoảng trống giữa xương sọ và não.
Chính cấu tạo não bộ này đã khiến trẻ sơ sinh có thể gặp những tổn thương não bộ khi rung lắc bé từ chính những hành vi vô ý thường ngày chẳng hạn như việc bế con, cho con nằm võng, chơi đùa cùng trẻ. Chẳng hạn
- Bế xốc trẻ lên một cách đột ngột trong tư thế đứng
- Đùa giỡn với trẻ bằng cách tung hay bế nâng trẻ lên cao, xoay vòng
- Rung lắc mạnh trẻ do đu võng, đu nôi cho trẻ quá mạnh
- Xốc hay lay trẻ mạnh để con tỉnh ngủ
- Lắc bé mạnh để con nín khóc
- Các tường hợp trẻ bị bạo hành chẳng hạn nắm chân trẻ đung đưa, đánh mạnh vào đầu trẻ, vật trẻ ngã từ trên cao đều có thể ảnh hưởng đến não bộ trong quá trình đầu bị rung lắc
Theo các chuyên gia, khi đầu của trẻ bị gập tới gập lui hoặc quay tròn thì theo lực quán tính não sẽ bị va đập vào xương sọ và tổn thương. Đặc biệt nếu đầu bé bị tác động mạnh bởi một vật cứng thì não lại càng bị va đập và chấn thương nặng hơn.
Các tổn thương tại não thường biến chứng kéo dài đến suốt đời, khó khắc phục hoàn toàn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng có những trẻ có tổn thương não bộ nhưng đến 6 tuổi mới phát hiện những bất thường, lúc này việc điều trị đã được coi là muộn và khó khăn hơn rất nhiều.
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé
Tình trạng trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé còn được gọi với tên là Shaken Baby Syndrome ( SBS) – Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh hoặc chấn thương đầu kiểu ngược đãi (Abusive Head Trauma). Các vấn đề này đã được đưa ra những báo cáo đầu tiên vào năm 1970 nhưng chỉ bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu mạnh mẽ trong khoảng 10 năm gần đây.
Theo thống kê tại nước Mỹ có đến khoảng 1200 đến 1400 trẻ dưới 2 tuổi có những chấn thương hoặc thậm chí là tử vong vì bị rung lắc não. Tuy nhiên các dấu hiệu của SBS thường không được phát hiện ngay lập tức hoặc ít người nghi ngờ những bất thường này là do việc bế xốc hay đung đưa võng mạnh.
Theo các chuyên gia, các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé có thể xuất hiện ngay lập tức và biểu hiện rõ ràng nhất 4-6 tiếng kể từ khi thực hiện các hành vi này hoặc đôi khi cũng có thể tiến triển âm thầm. Một số đặc điểm phổ biến như
- Giảm linh hoạt, chậm chạm trong mọi hành vi, nhận thức hơn bình thường
- Mắt lờ đờ, ngơ ngẩn, trương lực cơ yếu
- Ngủ gà, ngủ mê man không chịu dậy
- Buồn nôn hoặc nôn, ọc sữa khi bú
- Quấy khóc, dễ kích thích
- Chán ăn, bú kém hoặc không chịu
- Rối loạn nhịp thở, thở chậm hoặc thậm chí có dấu hiệu ngưng thở
- Không mỉm cười
- Da xanh tái mét, đặc biệt trên vùng trán
- Tình trạng nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ mất tri giác, rơi vào hôn mê, liệt, không phản ứng với xung quanh
- Co giật bất thường có thể xảy ra ở một số trường hợp
Mức độ các triệu chứng trong từng trường hợp cũng được biểu hiện khác nhau, tùy theo mức độ rung lắc, độ tuổi hay cấu tạo của bộ não. Các chấn thương trong não bộ cũng rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt khác với những tình trạng tổn thương nhẹ hơn trẻ có thể không có biểu hiện nào lạ, nhưng một thời gian sau mới bộc phát các triệu chứng bất thường.
Thực tế trừ tình trạng va đập mạnh thì hầu như không có bất cứ tổn thương thực thể nào được thể hiện ở bên ngoài nếu chỉ với tình trạng rung lắc đầu trẻ. Do đó các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé co thể bị bỏ qua. Nhiều trẻ bị tổn thương não khi đưa đến bệnh viện kiểm tra cũng không tìm được nguyên nhân khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Những nguy hiểm khi trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé
Như đã nói, bất cứ tác động nào trong những giai đoạn đầu đời đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ sơ sinh. Việc rung lắc bé không chỉ gây ra các ảnh hưởng đến não bộ mà còn có thể gây ra các biến chứng về mọi mặt, từ thể chất, hệ thống xương khớp hay nhận thức của trẻ sơ sinh.
Cụ thể, những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện bao gồm
- Vỡ xương sọ: thường tình trạng này chỉ xảy ra trong trường hợp trẻ bị rung mắc mạnh dẫn tới té ngã, đập đầu vào các vật cứng hoặc bị lắc với một lực rất mạnh trong khi xương con quá mềm.
- Các vấn đề não bộ: tăng áp lực nội sọ, tụ máu tại màng cứng, màng ngoài màng cứng hay dưới màng nhện , phù và chảy máu trong não, dập . Những chấn thương này có thể làm tăng nguy cơ bại não ở trẻ và trở thành tổn thương vĩnh viễn không thể khắc phục. Sự va đập của não vào xương sọ cũng làm tổn thương các dây thần kinh khiến trẻ có chậm phát triển về trí tuệ, kém về trí nhớ, học tập kém, tăng nguy cơ động kinh cùng rất nhiều vấn đề khác liên quan trực tiếp đến não bộ.
- Tổn thương thị giác: trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé có thể bị xuất huyết võng mạc, mù, giảm thị lực vĩnh viễn không thể điều trị được do các dây thần kinh thị giác liên kết với não bộ bị tổn thương
- Tổn thương tại hệ thống xương khớp: như đã nói, do xương và cơ ở cổ còn yếu nên việc rung lắc mạnh không đúng cách có thể làm tổn thương các đốt sống cổ, gãy xương, thậm chí là bại liệt khiến trẻ không thể xoay đầu cổ.
Các biến chứng từ việc rung lắc bé ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ sự phát triển bình thường của trẻ sơ sinh chứ không chỉ riêng đối với não bộ. Thống kê tại Mỹ còn cho thấy có đến 30% trẻ mắc Shaken Baby Syndrome tử vong, 62-96% có các tổn thương muộn về nhận thức đã có thấy rõ ràng mức độ nguy hiểm của các hành vi này.
Cần làm gì với hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé không hề dễ phát hiện hoặc dù được biểu hiện nhưng lại không tìm được nguyên nhân. Gia đình khi thấy con có các triệu chứng bất thường như nôn mửa, da xanh xao tím tái, co giật cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm soát kịp thời, ngăn chặn các biến chứng khác xuất hiện.
Một số xét nghiệm phổ biến được dùng trong chuẩn đoán hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh bao gồm
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp điện toán vi tính (CT hoặc CAT scanner)
- Chụp X-quang xương
- Xét nghiệm máu
Cần chú ý rằng nếu đã có thể xác định cơ bản những bất thường của trẻ có liên quan đến việc não bị rung lắc tổn thương thì quá trình sơ cứu hay đưa trẻ đến bệnh biện cần thực sự thận trọng. Cha mẹ nếu bế xốc bé lên và rung lắc quá mạnh khi chạy thì lại càng làm não va đập vào xương sọ và chấn thương nghiêm trọng hơn.
Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương, chẳng hạn như có bị tụ máu não không, có bị xuất huyết không, có những tổn thương tại cơ quan nào bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Trẻ có thể phải cấp cứu để loại bỏ máu bầm, nẹp xương nếu gãy hoặc dùng một số loại thuốc khác để hỗ trợ.
Cũng cần chú ý rằng hiện nay không có bất cứ loại thuốc hay phương pháp nào để điều trị hoàn toàn các tổn thương ở trẻ sơ sinh khi não bị ảnh hưởng từ việc rung lắc bé. Các tổn thương tại não bộ thường là vĩnh viễn, mọi phương pháp chỉ hỗ trợ giải quyết phần nào các triệu chứng chứ không thể khắc phục hoàn toàn.
Tuy nhiên với tình trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé gây ảnh hưởng tới nhận thức, bại não trẻ có thể phải tham gia các biện pháp trị liệu cả đời để phục hồi nhận thức, nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân, ghi nhớ, trau dồi về mặt cảm xúc để có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Nói chung, việc điều trị hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh cần phụ thuộc vào tình trạng, mức độ biến chứng, giai đoạn bắt đầu điều trị cùng nhiều vấn đề khác nhưng đều có chung mục tiêu là phục hồi những tổn thương trong não bộ để hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện cho trẻ. Gia đình nên đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa nhi, chuyên khoa về thần kinh để được điều trị chính xác.
Phòng tránh hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh
Thực tế trừ trường hợp bé bị té ngã hay cố ý bạo hành, việc trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé hầu như đều mang tính chất vô ý. Nhiều phụ huynh mới có con lần đầu, người chưa có đủ kinh nghiệm, không được ai hướng dẫn, không được cảnh báo nên mới có các hành vi thiếu phù hợp này.
Mặt khác trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh đôi lúc cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn việc khiến đầu trẻ bị rung lắc, chẳng hạn như nhiều trẻ phải đưa đưa võng, đưa nôi con mới có thể ngủ. Do đó để hạn chế các nguy cơ tổn thương não bộ ở trẻ sơ sinh từ việc rung lắc bé, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau
- Bế trẻ đúng cách, tránh việc bế thốc một cách đột ngột hay di chuyển, xoay người quá nhanh và mạnh khi đang bế trẻ sơ sinh
- Không được bế và rung lắc trẻ trên tay đồng thời vì bất cứ nguyên nhân nào
- Không bế thốc ngược, không tung trẻ lên cao hay không bế và đùa giỡn với trẻ bằng cách xoay vòng, đưa trẻ từ dưới lên cao
- Đưa nôi nhẹ nhàng, tuyệt đối không được đẩy võng hay nôi quá mạnh với lí do để con ngủ
- Luôn đỡ cổ trẻ khi bế hay khi di chuyển, không nên bế trẻ với tư thế cổ bị ngửa ra sau
- Nếu đưa trẻ cho một nguồi khác, nên cố gắng để trẻ trong tầm mắt hoặc đảm bảo người đó biết bế em bé.
- Với những phụ huynh chưa có kinh nghiệm chăm sóc con có thể tham gia các lớp tiền sản có sự hỗ trợ từ chuyên gia, bác sĩ nhi để biết cách bế và chăm sóc trẻ tốt nhất
Bên cạnh đó, phụ huynh hoặc người chăm sóc đôi khi trong trạng thái trẻ sơ sinh quấy khóc quá nhiều nên dẫn tới bực tức, mệt mỏi và dẫn tới các hành vi có phần mạnh tay hơn với trẻ, vô tình làm ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé. Chính vì vậy, khi đã quyết định làm cha mẹ, mỗi người nên học cách kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp để phòng tránh nguy cơ này.
Khi thấy trẻ khóc, phụ huynh cần cố gắng tìm ra đâu là nguyên nhân, chẳng hạn như con đói, con bị lạnh, tã đã đầy.. Nếu cho trẻ ngủ một mình cũng cần giữ ấm cho con, luôn để con trong tầm mắt với mọi tình huống. Bất cứ sơ suất nào của cha mẹ cũng có thể vô tình làm tổn thương đến con nên cần phải thực sự thận trọng.
Ngoài ra không ít gia đình thuê bảo mẫu thiếu chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm nuôi dạy con hoặc có tính tình nóng nảy, không biết kiểm soát cảm xúc nên có xu hướng chăm sóc không chu đáo, có các hành vi trẻ làm tổn thương sơ sinh từ việc rung lắc bé khi gia chủ không có nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ. Vì vậy nếu gia đình không có thời gian chăm sóc con thì cần phải tìm kiếm bảo mẫu hay người chăm sóc đáng tin cậy để bảo vệ con luôn an toàn.
Trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé có thể để lại các di chứng suốt cả đời, cản trở sự phát triển toàn diện thậm chí khiến con phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc cuả gia đình nên cực kỳ nguy hiểm. Mỗi phụ huynh cần nắm bắt rõ các kiến thức về việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ ngay từ khi con mới chào đời để mang đến những điều tốt nhất cho con.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!