Bệnh bại não ở trẻ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương pháp điều trị

Bệnh bại não ở trẻ là một trong các vấn đề vô cùng nghiêm trọng liên quan về thần kinh, não bộ. Theo số liệu thống kê được thì cứ khoảng trong 1000 trẻ nhỏ vừa mới chào đời thì có khoảng 1 đến 2 trẻ mắc phải căn bệnh này và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, trở thành gánh nặng của gia đình và toàn xã hội. 

bại não ở trẻ
Bại não là căn bệnh tổn thương não bộ có thể khởi phát trước, trong hoặc sau khi sinh.

Bại não là gì?

Bại não được biết đến là một thuật ngữ thường sử dụng cho một nhóm nhiều rối loạn vận động khác nhau. Căn bệnh này hình thành từ nhiều tổn thương nặng nề và nguy hiểm liên quan đến não bộ. Tuy đây không phải là một chứng bệnh di truyền nhưng những biểu hiện của bệnh có thể khởi phát từ trước, trong và sau khi sinh (xuất hiện sớm trước 5 tuổi).

Theo chia sẻ của các nhà nghiên cứu thì bại não ở trẻ là một căn bệnh đa tàn tật về vận động, hành vi, giác quan, tinh thần. Ngoài ra, chứng bệnh này còn khiến cho trẻ nhỏ phải liên tục đối diện với những rối loạn về thính giác, thị giác, trí não, khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ bị hạn chế,…

Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Thậm chí có những trường hợp trẻ bại não không thể tự chăm sóc bản thân và luôn cần có người giám sát, hỗ trợ trong hầu hết mọi việc, kể cả các vấn đề cá nhân.

Bại não không chỉ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và đời sống của cá nhân người bệnh mà còn tác động và cản trở đến sự phát triển của gia đình và nền kinh tế của toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu có thể kịp thời phát hiện và can thiệp tốt sẽ góp phần vào việc kiểm soát tối đa các hệ quả nguy hiểm có thể xảy ra.

Đây là một căn bệnh kéo dài vĩnh viễn, không thể cải thiện tận gốc bởi những tổn thương ở não bộ khó có thể chữa lành. Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng 2/1000 trẻ nhỏ vừa mới chào đời phải đối mặt với chứng bệnh này. Trong đó, tỷ lệ bé trai bị bại não cao hơn so với bé gái nhưng không quá chênh lệch (1.35/1).

Phân loại bại não theo thể lâm sàng

Bại não ở trẻ là một căn bệnh phức tạp được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:

bại não ở trẻ
Bại não được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, mỗi trẻ sẽ có những đặc trưng riêng biệt.

1. Bại não thể múa vờn (loạn động)

Theo số liệu thống kê được thì có khoảng gần 6% các trường hợp trẻ nhỏ bị bại não rơi vào thể múa vờn. Loại bại não này được đặc trưng bởi những sự biến đổi nhanh chóng và bất thường về trương lực cơ, có lúc giảm, có lúc tăng.

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra bởi những đứa trẻ này sẽ thường xuyên có những hành vi, động tác mất kiểm soát. Trẻ có những hành động bất thường, đôi khi di chuyển, thực hiện các cử chỉ ở tốc độ chậm, nhìn giống như đang khiêu vũ, nhảy múa. Tuy nhiên, trẻ hoàn toàn không tự ý thức được vấn đề này và khó có thể điều chỉnh.

Tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt sẽ khiến cho người bệnh dần mất đi khả năng kiểm soát hành vi, các cử động của bản thân. Họ gặp nhiều cản trở đối với các vận động, sinh hoạt bình thường, thậm chí những phần cơ ở lưỡi, mặt cũng sẽ gặp nhiều vấn đề, có những trẻ mắc phải chứng khó nói, khó nuốt hoặc gặp khó khăn trong việc bú.

2. Bại não thể liệt cứng

Đây là loại bại não phổ biến nhất chiếm tỷ lệ đến hơn 70%. Những trẻ mắc phải loại bệnh này sẽ có biểu hiện đặc trưng bởi trạng thái tăng trương lực cơ, cơ co cứng gây nên nhiều cản trở đến quá trình hoạt động, sinh hoạt của trẻ. Trẻ nhỏ sẽ vô cùng khó khăn trong việc đi lại, bò trường hoặc cầm nắm, giữ một vật gì đó.

Theo đó, bại não thể liệt cứng sẽ được phân chia thành 3 nhóm nhỏ riêng biệt như:

  • Liệt cứng nửa người: Người bệnh sẽ có biểu hiện bị liệt cứng bên trái hoặc bên phải, các chi trên sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với chi phía dưới.
  • Liệt cứng 2 chi dưới: Tình trạng này được biểu hiện rõ bằng việc các chi ở phần đùi, chân của trẻ bị co cứng, trẻ không thể di chuyển như bình thường, 2 chân thường bắt chéo vào nhau.
  • Liệt cứng tứ chi: Đây là tình trạng nghiêm trọng khiến cho bệnh nhân bị liệt cả 2 chi trên và 2 chi dưới, thậm chí là cả cơ mặt.

3. Bại não thể thất điều

Trẻ nhỏ mắc phải thể bại não này sẽ gặp nhiều cản trở trong việc di chuyển, điều chỉnh tư thế, dáng đi, bước chân thường hay lảo đảo, không giữ vững. Khả năng thăng bằng và phối hợp nhiều động tác cùng lúc cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nên trẻ sẽ khó có thể thực hiện được các động tác một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Tuy nhiên, loại thể này chiếm tỷ lệ không cao, chỉ khoảng 6%.

4. Bại não thể phối hợp

Trẻ có thể mắc phải một hoặc nhiều loại thể bại não khác nhau. Đối với loại phối hợp, người bệnh sẽ đối diện cùng lúc ít nhất 2 loại thể bại não (thể múa vờn, thể liệt cứng, thể thất điều).

Đây là tình trạng mang tính chất nghiêm trọng và có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống của người bệnh hoặc thậm chí khiến họ bị tàn tật suốt đời. Tùy vào mức độ nặng nề của mỗi trường hợp mà các hệ lụy cũng sẽ tương ứng.

Triệu chứng bệnh bại não ở trẻ

Các triệu chứng của bệnh bại não thường không xuất hiện cố định và có nhiều khả năng thay đổi liên tục ở mỗi trường hợp trẻ nhỏ khác nhau. Theo thời gian, các biểu hiện của bệnh có thể chuyển biến từ nặng sang nhẹ hoặc ngược lại tùy vào nhiều yếu tố tác động khác nhau, đặc biệt là phần não bị tác động.

Tuy nhiên, phần lớn những đứa trẻ mắc bệnh bại não đều gặp khó khăn trong quá trình vận động, phối hợp các vận động bởi sự co cứng của các cơ và trương lực cơ. Cụ thể một số triệu chứng đặc trưng của chứng bệnh này như:

Bệnh bại não ở trẻ
Trẻ bệnh bại não thường có trường lực quá thấp hoặc quá cao gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
  • Sự bất ổn định của trương lực cơ (quá cứng hoặc quá mềm). Có những trẻ cơ thể lúc nào cũng mềm nhũn, không thể ngẩng đầu nhưng cũng có những trẻ cứng đờ tay chân, khó khăn trong việc vận động, đi lại, cầm nắm, thay đồ, sinh hoạt,….
  • Trẻ thường chuyển động, di chuyển một cách chậm chạp, đôi lúc có những cử động như đang nhảy múa.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng, không thể kết hợp tốt các hoạt động với nhau.
  • Trẻ thường xuyên run rẩy, khó có thể kiểm soát được các cử động của cơ thể theo đúng ý muốn của mình.
  • Trẻ không đạt được những mốc phát triển vận động theo đúng lứa tuổi, cụ thể như biết lật, biết bò, biết đi,…
  • Trẻ có những hành vi, cử chỉ, vận động bất thường. Chẳng hạn như đi khom lưng, đi nhón gót, đi bắt chéo chân,…
  • Trẻ còn gặp vấn đề nuốt, thường xuyên chảy nước dãi.
  • Nhiều trẻ nhỏ khi còn trong giai đoạn bú mẹ nhưng lại gặp khó khăn trong việc bú, không thể ăn uống tốt.
  • Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác bằng lời nói.
  • Trẻ bại não thường bị yếu kém về khả năng học tập, tư duy.
  • Co giật, bất tỉnh
  • Không bộc lộc cảm xúc qua nét mặt, ánh mắt

Mỗi đứa trẻ bại não sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng biệt. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tần suất và sự ảnh hưởng của triệu chứng cũng có phần khác nhau. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát và kịp thời phát hiện ở giai đoạn sớm để có thể giúp trẻ can thiệp càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị bại não

Bệnh bại não ở trẻ em là một căn bệnh phức tạp bởi nó có thể khởi phát từ rất nhiều các nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì bất kỳ sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của trẻ nhỏ cũng có thể là lý do gây ra chứng bại não.

Cũng bởi não là một bộ phận quan trọng, khi nó không được tiến triển bình thường hoặc chịu phải những tổn thương nghiêm trọng nào đó thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động của cơ thể. Để có thể phòng ngừa và khắc phục tốt các triệu chứng nguy hiểm của bại não, trước tiên chúng ta cần xác định cụ thể các yếu tố nguy cơ có khả năng gây ra chứng bệnh này.

Bệnh bại não ở trẻ
Sinh non, nhẹ cân có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bại não ở trẻ nhỏ.

1. Yếu tố trước khi sinh

Các vấn đề xảy ra trước khi sinh của cả mẹ và bé có thể cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị bại não ở nhiều trẻ nhỏ. Chẳng hạn như:

  • Mẹ đã từng sảy thai nhiều lần trước đó.
  • Mẹ bị tật bẩm sinh, mắc phải các chứng bệnh cường giáp, tuyến giáp, tiểu đường thai kỳ,….
  • Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ liên tục tiếp xúc với hóa chất độc hại, các loại thuốc trừ sâu hoặc bị nhiễm virus.
  • Mẹ bầu bị chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Trẻ mắc phải dị tật ở não, bị rối loạn nhiễm sắc thể,…
  • Vòng rốn quấn cổ trẻ

2. Yếu tố nguy cơ trong lúc sinh

Các vấn đề xảy ra trong quá trình sinh nở cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của não bộ, gây ra các dấu hiệu về bại não ở trẻ nhỏ. Cụ thể như:

  • Quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn, sinh khó, mất nhiều thời gian sinh.
  • Mẹ bị vỡ ối sớm hoặc sang chấn lúc chuyển dạ, sinh nở
  • Trẻ sinh non dưới 36 tuần
  • Trẻ bị nhẹ cân
  • Khi sinh trẻ bị thiếu hoặc ngạt oxy não
  • Trẻ không khóc ngay sau khi sinh ra, cơ thể tím tái hoặc trắng nhạt.
  • Quá trình sinh phải có sự can thiệp của kẹp thai, máy hút,…
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da nếu không được theo dõi và khắc phục tốt có thể gây ảnh hưởng đến não của trẻ.

3. Yếu tố nguy cơ sau sinh

Một vài các vấn đề sau sinh có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển chứng bại não ở trẻ như:

  • Viêm não, viêm màng não
  • Trẻ sơ sinh bị chảy máu não
  • Suy hô hấp dẫn đến tình trạng thiếu oxy
  • Do tai nạn hoặc bị đánh đập, bạo hành dẫn đến chấn thương sọ não.
  • Sốt cao gây co giật

Có thể thấy rằng, bệnh bại não ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, kể cả trong khoảng 12 tháng đầu đời. Cần phải xác định cụ thể nguyên nhân gây bại não mới có thể đề ra được phương pháp khắc phục và cải thiện phù hợp nhất.

Các biến chứng khôn lường của bệnh bại não ở trẻ

Bệnh bại não ở trẻ gây nên rất nhiều các tác động tiêu cực đối với đời sống và các sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Trẻ dường như không thể vận động một cách bình thường bởi sự ảnh hưởng của các cơ cơ cứng.

Bệnh bại não ở trẻ
Trẻ bại não lâu ngày có thể làm cản trở sự phát triển của xương khớp.

Điều này nếu không được can thiệp và khắc phục tốt có thể để lại rất nhiều các hệ lụy nguy hiểm, thậm chí là gây ra những biến chứng kéo dài đến suốt cuộc đời, khiến trẻ trở thành người tàn tật. Một số các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ bại não như:

  • Trẻ bị bại não sau khi trưởng thành sẽ có tốc độ lão hóa sớm hơn so với bình thường, đặc biệt là từ sau 40 tuổi.
  • Do tình trạng cơ co cứng lâu ngày, trẻ bị hạn chế về vận động nên quá trình phát triển của xương, các cơ cũng bị hạn chế. Nhiều trường hợp trẻ còn bị biến dạng xương, cơ thể không phát triển.
  • Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, những trẻ bị bại não sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến tim phổi, hô hấp hơn so với những trẻ khỏe mạnh.
  • Trẻ bại não sẽ gặp nhiều hạn chế về hoạt động nuốt, bú, ăn uống nên dễ bị thiếu dinh dưỡng.
  • Tình trạng co rút các cơ gây ảnh hưởng khá lớn đối với xương khớp, có thể làm biến dạng xương và gây nên tình trạng thoái hóa khớp.
  • Trẻ bại não không đảm bảo được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thiếu vận động có thể làm cho xương bị thiếu hụt khoáng chất và dễ dẫn đến tình trạng gãy xương.

Những biến chứng của bại não gây ra có thể kéo dài cho đến khi trưởng thành hoặc thậm chí là cả đời. Trong thực tế đã có rất nhiều người bệnh bại não bị tàn tật, không thể tự chăm sóc, sinh hoạt cá nhân và trở thành gánh nặng của gia đình và sự phát triển của toàn xã hội.

Phương pháp điều trị trẻ bị bại não

Như đã chia sẻ, bại não là căn bệnh gây tổn thương não bộ và nó sẽ tiến triển trong nhiều giai đoạn, trước trong hoặc sau khi sinh. Các chuyên gia cho biết rằng, sự tổn thương này không thể chữa khỏi tận gốc và nó sẽ kéo dài vĩnh viễn cho đến cuối đời.

Tuy nhiên, việc có thể sớm phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ góp phần giúp hạn chế được những ảnh hưởng của bại não, đồng thời cũng giúp trẻ cải thiện tốt hơn về những mặt hạn chế của bản thân. Để có thể hỗ trợ tốt cho trẻ bại não, các chuyên gia, bác sĩ thường cân nhắc áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ

Trẻ bại não thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, trẻ cũng bị hạn chế về mặt thính giác, thị giác và nhiều chức năng cần thiết khác.

Chính vì thế, để có thể giúp trẻ tốt hơn, các chuyên gia thường sử dụng thêm các công cụ, thiết bị hỗ trợ cần thiết như xe lăn, các loại nẹp, máy trợ thính, mắt kính,…Ngoài ra, cũng cần giúp trẻ dần cải thiện các hoạt động đi đứng, vận động, tập luyện đi bộ mỗi ngày.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc là một trong các biện pháp can thiệp cần thiết và được ứng dụng hàng đầu cho các trường hợp trẻ mắc chứng bại não. Việc dùng thuốc cần được hướng dẫn và có sự theo dõi kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả tuyệt đối.

Một số loại thuốc có thể được ứng dụng cho trẻ bại não như Dantrolene (Dantrium), Diazepam (Valium) hoặc Baclofen. Ngoài ra, trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ cũng có thể cân nhắc đến việc đề xuất tiêm độc tố botulinum loại A (Botox) cho người bệnh.

3. Phẫu thuật

Để giúp trẻ bại não dần cải thiện tốt các hoạt động cơ thể, vận động linh hoạt và giảm bớt sự đau đớn do triệu chứng co cứng cơ gây ra thì bác sĩ cũng có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật. Một vài trường hợp bất thường, xương của trẻ dần bị biến dạng hoặc cơ thể cần phải được giải phóng sự căng cơ thì phẫu thuật được xem là phương pháp hữu hiệu nhất.

Tình trạng đau mãn tính, co cứng cơ khi áp dụng hầu hết các phương pháp nhưng không mang lại hiệu quả tốt thì cắt rễ thần kinh chọn lọc có thể được xem là phương pháp sau cùng. Đây là thủ thuật cắt đi phần dây thần kinh ở gần với gốc cột sống để giúp giảm đau đớn do bại não gây ra.

4. Phục hồi chức năng

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa thì phục hồi chức năng cho trẻ bệnh bại não cũng đóng vai trò vô cùng cần thiết. Trẻ cần được cải thiện và nâng cao các rối loạn vận động, ăn uống,…để có thể ổn định được các sinh hoạt cơ bản hàng ngày.

Thông thường, đối với các tình trạng rối loạn vận động sẽ được ưu tiên áp dụng vật lý trị liệu nhằm giảm bớt sự co cứng cơ, giúp trẻ đi lại, vận động linh hoạt hơn. Đồng thời, cần dạy cho trẻ một số kỹ năng cần thiết nhu ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo,….để trẻ dần thích nghi tốt hơn với cuộc sống.

Bệnh bại não ở trẻ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng và hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, cuộc sống của cá nhân và cả gia đình, xã hội. Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về bại não và có cách giúp trẻ can thiệp ở giai đoạn sớm, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ bị bại não sống được bao lâu
Trẻ bị bại não sống được bao lâu? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Trẻ bị bại não sống được bao lâu, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào, làm sao để cải thiện tiên...

Trẻ bại não thể múa vờn
Trẻ bại não thể múa vờn: Cách điều trị và phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể múa vờn thường được đặc trưng bởi những tổn thương có liên quan đến các cử động, hành vi xáo trộn,...

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không
Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không? Giải Đáp

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không là một trong những băn khoăn lớn của phụ huynh có con mắc bệnh. Người...

Bại não thể co cứng: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Bại não thể co cứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát. Đây là bệnh lý thần kinh để lại không ít...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort