Chăm sóc trẻ bại não: 6 điều cha mẹ cần đặc biệt quan tâm

Trẻ bại não cần được hỗ trợ chăm sóc và nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi trẻ thường gặp khó khăn về mọi mặt của đời sống. Tùy vào sự ảnh hưởng, mức độ tổn thương của não bộ mà các bậc phụ huynh cần biết cách chăm sóc, hỗ trợ phù hợp để giúp trẻ sinh hoạt, phát triển tốt hơn. 

Chăm sóc trẻ bại não
Trẻ bại não cần được chăm sóc trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

6 điều cha mẹ cần quan tâm khi chăm sóc trẻ bại não

Bại não không phải là một chứng rối loạn riêng lẻ mà nó được biết đến như một nhóm các vấn đề liên quan đến tình trạng tổn thương ở não bộ và thường khởi phát sớm ở trẻ nhỏ. Đây là một căn bệnh bẩm sinh tạo nên những hạn chế, khuyết tật về vận động, giác quan, tinh thần, hành vi của trẻ.

Các ảnh hưởng và hậu quả mà bại não gây ra thường sẽ kéo dài đến hết cuộc đời. Trẻ nhỏ thường sẽ không thể vận động hiệu quả, các vấn đề sức khỏe khác cũng bị hạn chế đáng kể nên phần lớn trẻ bại não đều cần đến sự hỗ trợ, chăm sóc của gia đình, người thân.

Tùy vào vào mức độ nặng nhẹ khác nhau của các trường hợp bại não mà trẻ nhỏ sẽ phải đối mặt với các khó khăn về vận động, nhận thức ở mức độ khác nhau. Mỗi trẻ bại não sẽ có các vị trí và tỷ lệ tổn thương não bộ riêng biệt nên việc hỗ trợ chăm sóc cũng cần dựa vào các đặc điểm triệu chứng của trẻ để có thể giúp trẻ được phát triển ổn định, cải thiện chức năng hơn trong tương lai.

Việc chăm sóc và nuôi dạy một đứa trẻ bị bại não là một trong các khó khăn mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng sẽ trải qua. Bên cạnh đó, không phải bậc làm cha mẹ nào cũng có thể nắm vững được các kiến thức cần thiết để chăm lo hiệu quả cho trẻ bại não.

Do đó, bên cạnh việc cho trẻ được can thiệp, giáo dục tại các trung tâm chuyên biệt, phục hồi chức năng thì cha mẹ cũng cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc đặc biệt tại nhà để giúp trẻ dần được cải thiện, phát triển các kỹ năng sinh hoạt, gia tăng sự chủ động trong cuộc sống.

Để giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ bại não, dưới đây sẽ là một số hướng dẫn đúng cách mà cha mẹ nên áp dụng cho trẻ ngay tại nhà.

1. Cho trẻ ăn uống

Chế độ ăn uống là một trong các vấn đề quan trọng và rất cần thiết đối với sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ bại não thì việc ăn uống cũng là một trong những vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng của gia đình, cha mẹ.

Phần lớn những trẻ bại não sẽ có khả năng ăn uống kém, cơ thể khó hấp thu dưỡng dẫn nên dễ nhận thấy trẻ sẽ gầy và suy dinh dưỡng, sức đề kháng cũng kém hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, do sự thiếu linh hoạt trong vận động, tứ chi nên trẻ cần tiêu hao rất nhiều năng lượng trong ngày vì phải gồng toàn bộ cơ thể khiến cho trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, ốm yếu, tỷ lệ chiếm đến hơn 35%.

Theo đó, vận động miệng, nhai nuốt của trẻ bại não cũng không được phát triển như những trẻ nhỏ bình thường. Trẻ thường mắc phải chứng rối loạn nuốt nên việc lựa chọn thực phẩm ăn uống, chế biến món ăn cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu.

Chăm sóc trẻ bại não
Cha mẹ cần ưu tiên chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa cho trẻ bại não.

Dựa vào lời khuyên của các chuyên gia thì để chăm sóc tốt cho trẻ bại não, cha mẹ cần chú ý đến việc cân bằng đầy đủ dưỡng chất cho con, lựa chọn các thực phẩm đa dạng để tránh tình trạng táo bón, sặc khi ăn,…từ đó giúp trẻ tăng cân, khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau cho bé bại não.

  • Khoáng chất: Rau cải, trứng, phô mai, sữa chua, các loại đậu,…
  • Chất xơ: Các loại rau xanh, hoa quả, trái cây,…
  • Protein: Thịt heo, thịt gà, các loại cá, trứng, thịt bò,…
  • Lipid: Các loại đậu (đậu nành, đậu lạc, đậu vừng), bơ thực vật, dầu tinh luyện,…
  • Vitamin: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, B, D, E,…
  • Glucid: Sắn, mì, khoai, gạo, bắp,…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hóa để trẻ có thể ăn và hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, để giúp trẻ gia tăng sự hấp dẫn và ăn uống tốt thì phụ huynh cũng nên đa dạng các món ăn phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Nếu trẻ ăn không được tốt thì hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Ngoài ra, đối với các trường hợp trẻ bại não bị co cứng mức độ nặng, các cử động miệng, lưỡi bị hạn chế nhiều thì cần hỗ trợ tập luyện và nâng cao cường cơ miệng cho trẻ, giúp trẻ ăn uống dễ dàng, linh hoạt hơn. Nếu quá trình tập luyện không mang lại hiệu quả thì có thể trẻ sẽ được hỗ trợ phẫu thuật để đặt ống nuôi dưỡng dạ dày để giúp cơ thể được bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.

Đồng thời, tư thế cho ăn cũng là yếu tố quan trọng để giúp trẻ có thể nuốt, tiêu hóa dễ dàng, tránh tình trạng sặc, nôn trớ. Một số tư thế được khuyến khích như:

  • Tư thế đỡ đầu và gập tay: Cha mẹ sẽ sử dụng một tay để đỡ lấy phần đầu của trẻ, lúc này tay của trẻ sẽ được gập về phía trước. Thức ăn sẽ cần được đưa vào từ dưới lên hoặc từ trước vào miệng
  • Tư thế ngồi gối đầu và thẳng lưng: Để thực hiện tư thế này, cha mẹ cần cho trẻ ngồi dựa đầu vào một chiếc gối, hai tay sẽ đặt ở giữa để giúp con có được cảm giác thư giãn, thoải mái, dễ chịu.
  • Tư thế ngả ra sau và thăng bằng: Cho trẻ ngồi trong lòng của cha mẹ, ngả người trẻ về phía trước sao cho đầu và lưng trẻ luôn thẳng.
  • Tư thế ngồi thẳng: Đối với những trẻ đã có khả năng ngồi thẳng, cha mẹ hãy cho trẻ ngồi đối diện, thẳng lưng.

2. Chăm sóc trẻ bại não tắm

Tắm cho trẻ bại não đôi khi là một trong các vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khó khăn và đôi khi muốn lảng tránh nó. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc tắm hàng ngày cho trẻ cũng được xem là một trong các biện pháp trị liệu để giúp trẻ cải thiện khả năng vận động, hỗ trợ thư giãn hiệu quả, an toàn.

Thông qua các hoạt động kỳ cọ, massage từ làn nước sẽ giúp cho cơ thể của trẻ được chuyển động một cách hiệu quả, linh hoạt và hỗ trợ các cơ trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn. Tuy nhiên, để giúp cho việc tắm rửa thường xuyên trở thành một hình thức trị liệu vận động thì các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ một số kỹ thuật cơ bản để mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bại não
Tắm cho trẻ bại não được xem là hình thức trị liệu vận động hiệu quả, an toàn tại nhà.

Dưới đây là một số gợi ý về cách tắm cho trẻ bại não mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng:

  • Để hỗ trợ tốt cho quá trình tắm, cha mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của chiếc ghế tắm để giảm bớt việc phải đỡ bé, đồng thời giúp trẻ có được tư thế thoải mái, dễ chịu. Việc lựa chọn ghế tắm cũng cần dựa vào cân nặng, chiều dài cơ thể và các yếu tố khác để trẻ có thể sử dụng một cách thuận tiện.
  • Kết hợp cả việc tắm và tập luyện cải thiện chức năng cho trẻ. Việc thay đổi môi trường tập luyện sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú hơn, đồng thời việc được rèn luyện dưới nước sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình vận động, thư giãn cơ.
  • Đối với những trẻ đã có khả năng ngồi thì nên ưu tiên tắm với tư thế này để giúp cho sống lưng của trẻ được thẳng hơn.

Một lưu ý nhỏ để chăm sóc hoạt động tắm cho trẻ đó chính là cha mẹ cần ưu tiên lót gạch phòng tắm nhám, không quá trơn để hạn chế tình trạng bé có thể té ngã. Để có thể tắm cho trẻ bại não tốt hơn, cha mẹ cũng có thể tư vấn và nhờ đến sự hướng dẫn của chuyên gia, giáo viên phục hồi chức năng.

3. Vệ sinh cho trẻ bại não

Do các vấn đề về đường tiêu hóa và khả năng vận động, điều khiển cơ, tứ chi gặp nhiều cản trở nên việc đi vệ sinh của trẻ bại não cũng sẽ trở nên khó khăn hơn so với thông thường. Nhiều trẻ không thể ngồi hoặc đứng thẳng nên rất cần sự hỗ trợ của những người xung quanh trong lúc đi vệ sinh.

Bên cạnh đó, qua thăm khám nhận thấy rằng, phần lớn những trẻ bại não thường sẽ khó rặn, cơ thể gặp cản trở trong việc phối hợp để đẩy phân ra khỏi hậu môn nên trẻ thường táo bón, số lần đi vệ sinh cũng ít hơn bình thường, trung bình khoảng 3 lần trong tuần. Vì thế, để hỗ trợ tốt trong hoạt động này thì các bậc phụ huynh cũng cần nắm rõ một số biện pháp chăm sóc như xoa bóp bụng, sử dụng thuốc thụt, kích thích hậu môn, sử dụng tay,…

Chăm sóc trẻ bại não
Trẻ bại não thường gặp khó khăn trong vấn đề đi vệ sinh, đặc biệt là đi ngoài.

Ngoài ra, khẩu phần ăn của trẻ bại não cũng có sự tác động đến quá trình đi vệ sinh cả trẻ. Các bậc phụ huynh nên ưu tiên chế biến những món ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Đối với các trường hợp trẻ bại não không đi ngoài quá 2 ngày liên tiếp thì cần hỗ trợ tác thực hiện các phương pháp chủ động đẩy phân ra khỏi hậu môn.

Ngoài ra, cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày và tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh cùng một khung giờ để trẻ có thể đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt hàng. Hoặc đối với những trường hợp đã áp dụng hầu hết các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng trẻ vẫn khó đi vệ sinh thì trẻ cần được hỗ trợ sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng nhuận tràng để đi ngoài hiệu quả hơn.

4. Chăm sóc giấc ngủ trẻ bại não

Do các tổn thương xảy ra ở não bộ nên đa phần những trẻ bại não sẽ gặp khó khăn về giấc ngủ, khó ngủ và nhạy cảm với các tác động từ môi trường. Vì thế, để chăm sóc tốt cho giấc ngủ của trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn không gian thoải mái, sạch sẽ, gọn gàng, yên tĩnh để trẻ có thể ngủ một cách dễ dàng, trọn vẹn.

Ngoài ra, quá trình tập luyện phục hồi chức năng cũng giúp cho trẻ có được giấc ngủ chất lượng hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý rèn luyện cho thói quen ngủ và thức dậy cùng một khung giờ để trẻ có được phản xạ tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp sức khỏe được đảm bảo.

Với một số trẻ mất ngủ kéo dài nghiêm trọng thì có thể được hỗ trợ sử dụng thêm một vài loại thuốc an thần do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Lúc này cha mẹ cũng cần chú ý để theo dõi, giúp trẻ uống thuốc đúng liều lượng, thời gian quy định để tránh các tác dụng nguy hiểm.

5. Chú ý đến đường hô hấp của trẻ

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ bại não thường có xu hướng gia tăng tiết đờm dãi, dễ gặp phải tình trạng ứ đọng ở hầu họng. Ngoài ra, sự hạn chế trong quá trình phối hợp các cơ ở vùng miệng, hầu cũng khiến trẻ ăn uống kém, dễ dẫn đến các vấn đề viêm đường hô hấp trên và dưới.

Trong trường hợp nặng nhiều trẻ có khả năng bị suy hô hấp làm đe dọa đến cả tính mạng. Vì thế, để giảm bớt các tác động nguy hiểm thì cha mẹ cũng cần quan tâm và đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc đường hô hấp cho trẻ bại não.

Chăm sóc trẻ bại não
Để hạn chế các nguy hiểm đối với tính mạng, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe hô hấp cho trẻ bại não.

Cụ thể cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trong lúc cho trẻ ăn nên cẩn thẩn, đút thức ăn với lượng vừa phải để tránh tình trạng sặc, nôn trớ.
  • Không có cho trẻ ăn uống trong lúc khóc hoặc những lúc cơ thể gồng cứng.
  • Khi trẻ bị ứ đọng đờm dãi thì cần áp dụng các biện pháp như vỗ rung, đổi tư thế để lưu thông đờm.
  • Cho trẻ tiếp xúc với môi trường lành mạnh để gia tăng sức đề kháng.
  • Vào thời tiết lạnh cần phải giữ ấm cho trẻ.

6. Áp dụng các bài tập cho trẻ bại não

Song song với việc hỗ trợ chăm sóc các sinh hoạt đời sống hàng ngày của trẻ bại não thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý xây dựng chế độ tập luyện với các bài tập phù hợp, hiệu quả ngay tại nhà. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến và lắng nghe hướng dẫn từ trung tâm phục hồi chức năng để có thể áp dụng tốt các bài tập vận động tại nhà giúp cơ của trẻ được dẻo dai, mềm mại hơn.

Một số bài tập được khuyến khích áp dụng như:

  • Bài tập kiểm soát tình trạng duỗi thân
  • Bài tập điều hòa trương lực cơ
  • Bài tập quỳ ô điểm ở tư thế ngồi

Một số lưu ý cần ghi nhớ khi chăm sóc trẻ bại não

Chăm sóc trẻ bại não là một quá trình khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của các bậc phụ huynh. Do chịu ảnh hưởng và tổn thương quá lớn từ não bộ nên trẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, hỗ trợ từ những người xung quanh.

Nếu có thể chăm sóc tốt cho trẻ bại não thì trẻ sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển, cải thiện những khiếm khuyết, khó khăn trong vận động, giác quan, hành vi để trở nên độc lập hơn trong các sinh hoạt đời sống. Tuy nhiên, để quá trình chăm sóc cho trẻ đạt được nhiều hiệu quả hơn thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Dành nhiều thời gian để tương tác, hỗ trợ và cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường, hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.
  • Trẻ bại não cũng cần có điều kiện thuận lợi để được phát triển toàn diện về ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, vận động,…
  • Luôn động viên và khuyến con nỗ lực mỗi ngày.
  • Kết hợp song song các biện pháp can thiệp, trị liệu, chăm sóc để trẻ được tiến bộ tích cực hơn.
  • Tránh để khớp cổ tay và khớp khủy của trẻ liên tục trong trạng thái gập để tránh tình trạng co rút gập cơ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin chi tiết về một số các chăm sóc đặc biệt cho trẻ bại não mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm, lưu ý nhiều hơn. Hy vọng các bậc làm cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để thuận tiện cho việc chăm sóc, hỗ trợ trẻ tại nhà, từ đó giúp trẻ dần cải thiện tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bại não thể phối hợp
Bại não thể phối hợp: Cách điều trị và Phục hồi chức năng

Bại não thể phối hợp là một dạng của bại não với sự kết hợp của các thể các thể khác nhau, chẳng hạn như...

Bại não thể co cứng: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Bại não thể co cứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát. Đây là bệnh lý thần kinh để lại không ít...

Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Cách điều trị

Bại não thể thất điều chỉ chiếm khoảng 6% trong 4 thể bại não nhưng những ảnh hưởng của nó đối với người bệnh là...

Trẻ bại não thể múa vờn
Trẻ bại não thể múa vờn: Cách điều trị và phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể múa vờn thường được đặc trưng bởi những tổn thương có liên quan đến các cử động, hành vi xáo trộn,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort