Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Cách điều trị
Bại não thể thất điều chỉ chiếm khoảng 6% trong 4 thể bại não nhưng những ảnh hưởng của nó đối với người bệnh là vô cùng to lớn. Gia đình cần sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ để có thể tiến hành thăm khám, can thiệp nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bại não thể thất điều là gì?
Bại não thể thất điều là 1 trong 4 loại bại não cơ bản, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng từ 5 đến 10%. Theo nghiên cứu thì khả năng mắc bệnh giữa nam và nữ đều tương đương nhau, không có quá nhiều sự chênh lệch.
Đặc trưng nổi bật nhất của thể bại não này đó chính là các vấn đề về khả năng cân bằng và phối hợp. Đây được xem như một tình trạng rối loạn chức năng vận động có liên quan đến những sự tổn thương của cấu trúc tiểu não,
Mặc dù thể thất điều khá hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của nó gây ra là vô cùng lớn, khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, vận động, sinh hoạt. Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến khoảng gần 30% các trường hợp trẻ bị bại não dần mất khả năng đi lại, không thể phát triển trí tuệ một cách bình thường.
Trong kết quả của nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu, bại não thể thất điều thường có nhiều khả năng khởi phát ở trẻ sinh non, nhẹ cân. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để có thể biết rõ về nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán bại não thể thất điều
Trong thực tế, những người bệnh bại não thể thất điều vẫn có khả năng đi lại, di chuyển nhưng dáng đi của họ có vẻ bất thường, đong đưa, không vững. Đồng thời, họ cũng khó có thể giữ được cân bằng, không phối hợp linh hoạt giữa các cử động cơ thể.
Cụ thể một số biểu hiện thường gặp như sau:
1. Toàn thân giảm trương lực cơ
Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một hoặc nhiều nhóm cơ trên toàn bộ cơ thể của trẻ nhỏ. Nó khiến cho cơ thể dần bị co thắt cơ, trẻ không có khả năng tự chủ và điều khiển các hoạt động của mình.
Tình trạng co cứng này sẽ gây đau, vặn tự phát và làm biến đổi về tư thế di chuyển của trẻ, trẻ gặp khó khăn trong việc nói, phát âm. Thậm chí còn có nhiều trường hợp trẻ bị giảm trương lực cơ còn gặp vấn đề về thị lực, bị lác mắt hoặc gây cận thị.
2. Rối loạn điều hòa cảm giác
Trẻ thường có những phản ứng thái quá hoặc đôi khi đứng im, không phản ứng trước các hoạt động. Tình trạng này thường xuất hiện ở nhiều các giác quan khác nhau, cụ thể như thính giác, xúc giác, khứu giác,….
Trong một vài trường hợp, trẻ nhỏ bị bại não thể thất điều còn không thể cảm nhận được nhiệt độ, sự đau đớn khi chạm vào một vật gì đó. Đồng thời, trẻ cũng có nhiều xu hướng muốn né tránh, không gần gũi với những người xung quanh.
3. Mất hoặc rối loạn điều phối vận động hữu ý
Trẻ thường không thể giữ vững thăng bằng khi di chuyển, đầu, cổ, thân người khó có thể kiểm soát đúng theo ý muốn. Trẻ nhỏ mắc phải chứng bại não này thường đi không vững, đi chao đảo, loạng choạng.
Bên cạnh đó, trẻ còn gặp nhiều sự hạn chế trong quá trình điều khiển và kết hợp các chi lại với nhau. Tình trạng này kéo dài và không được can thiệp tốt sẽ làm cho trẻ đối diện với hiện tượng rối loạn hành vi vận động.
4. Cột sống bị cong vẹo
Trẻ bị bại não thường không thể nào có được tư thế cơ thể chuẩn giống như những người bình thường bởi sự ảnh hưởng to lớn của những tổn thương ở thần kinh não bộ. Chính vì thế mà những đứa trẻ này sẽ có nguy cơ bị cong vẹo cột sống nhiều hơn so với bình thường, giới chuyên môn hay gọi là tình trạng cong vẹo thần kinh cơ.
Lâu dài nó có thể phát triển và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhược cơ, bại liệt hoặc một số vấn đề có liên quan đến thần kinh ngoại biên. Tình trạng này gây nên nhiều cản trở đối với sinh hoạt của trẻ, trẻ cần phải có người chăm sóc, theo dõi liên tục.
5. Liệt não
Liệt não là một trong các biểu hiện nghiêm trọng và nặng nề nhất của bệnh bại não thể thất điều. Sự tổn thương ở não bộ dần phát triển cùng với sự giảm sút của sự phối hợp não với cơ thể khiến cho trẻ nhỏ gia tăng khả năng co giật. Các tế bào thần kinh có thể tác động và làm thay đổi đột ngột ý thức vận động của trẻ, cơ thể không thể đáp ứng kịp thời.
6. Phản xạ gân xương
Theo nghiên cứu, đối với các trường hợp bại não thể thất điều thì phản xạ gân xương không bị ảnh hưởng quá lớn khi có sự tác động của các lực kéo dãn cơ. Tuy nhiên, trong trường hợp trương lực cơ gia tăng mức đề kháng thì phản xạ gân xương cũng có khả năng tăng nhẹ.
7. Không gây teo cơ
Khác với các thể bại não khác, thể thất điều không gây ra tình trạng teo cơ ở tứ chi. Bởi đây là tình trạng tổn thương có liên quan đến hệ thần kinh trung ương nên nó sẽ làm cho các cơ dần phình to hơn so với mức bình thường. Điều này gây nên sự cản trở rất lớn đối với quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ.
8. Một số biểu hiện cụ thể khác
- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc cầm nắm, giữ lấy vật gì đó
- Đi đứng không vững, bước đi loạng choạng, lệch lạc
- Không thể thực hiện tốt các vận động mang tính lặp đi lặp lại.
- Gặp cản trở trong việc nói, giao tiếp, phát âm
- Các chi run nhưng ở mức độ chậm và nhỏ
Đây là các biểu hiện đặc trưng và thường gặp ở trẻ nhỏ mắc chứng bại não thể thất điều. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả những trẻ có những triệu chứng này đều được chẩn đoán bị bại não.
Để có thể xác định một đứa trẻ mắc chứng bại não thể thất điều, các bác sĩ chuyên khoa cần phải theo dõi, tiến hành thăm khám và thực hiện nhiều biện pháp xét nghiệm cho đến khi trẻ 18 tháng tuổi để có được kết luận chính xác nhất.
Nguyên nhân dẫn đến bại não thể thất điều
Về nguyên nhân gây ra chứng bại não thể thất điều, các chuyên gia cho biết đây là tình trạng có liên quan đến sự tổn thương ở trung tâm điều khiển của não bộ. Các chấn thương ở não bộ có tác động đến tiểu não xảy ra trong hoặc sau khi sinh chính là lý do làm khởi phát chứng bệnh nguy hiểm này.
Theo chia sẻ, tiểu não nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng, nó chính là cơ quan trung tâm dùng để điều chỉnh và kiểm soát tốt những vận động tự chủ, chủ động của cơ thể. Đồng thời, tiểu não còn có chức năng giúp cơ thể giữ được sự thăng bằng và điều hòa trương lực cơ hiệu quả.
Khi tiểu não được hoạt động tốt thì cơ thể cũng sẽ được điều chỉnh tư thế đúng chuẩn, hỗ trợ tốt cho quá trình giao tiếp, tương tác và học tập. Ngược lại, nếu cơ quan này bị tổn thương thì các hoạt động này sẽ dần bị giảm sút, rối loạn.
Một vài lý do có thể gây tổn thương ở tiểu não như:
- Hạ đường huyết
- Tử cung bị nhiễm trùng
- Trong hoặc sau khi sinh xảy ra tình trạng chấn thương
- Tình trạng sinh ngôi mông hoặc bong nhau non gây mất oxy
- Đột quỵ ở trẻ sơ sinh
- Đông máu
Ngoài ra, tỷ lệ trẻ nhỏ bị bại não thể thất điều cũng sẽ tăng cao nếu mẹ bầu không có sức khỏe ổn định hoặc không được tiêm phòng đầy đủ. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Tạo điều kiện để trẻ được thăm khám và chẩn đoán để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Cách điều trị bại não thể thất điều
Bại não là một chứng bệnh kéo dài vĩnh viễn, các tổn thương ở não bộ không thể chữa lành. Tuy nhiên, nếu có thể áp dụng tốt các biện pháp phục hồi sức khỏe thì vẫn có thể giúp trẻ cải thiện được những kỹ năng sống cần thiết, trẻ vẫn có khả năng tự chăm sóc cho chính mình và hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.
Ngay khi trẻ được chẩn đoán mắc chứng bại não thể thất điều, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi, kết hợp cùng với bác sĩ chuyên khoa để cùng nhau tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp nhất cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng như:
1. Phục hồi chức năng
Như đã chia sẻ, những trẻ mắc chứng bại não thể thất điều thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi lại, di chuyển chậm chạp, liêu xiêu nên việc áp dụng phương pháp phục hồi chức năng chủ yếu để cải thiện tốt tình trạng này. Ngoài ra, một số bài tập phục hồi còn nhắm đến mục tiêu giúp nâng cao khả năng phản xạ để giúp trẻ dần trở nên độc lập hơn.
Tùy thuộc vào từng mức độ và giai đoạn khác nhau mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để áp dụng các bài tập khác nhau, giúp trẻ dần cải thiện hiệu quả nhất. Khi mới bắt đầu, chuyên gia sẽ ưu tiên kết hợp cả những bài tập chức năng cùng với một số dụng cụ vật lý trị liệu để có thể hỗ trợ trẻ tiếp cận và thực hiện tốt hơn, sau đó sẽ dần nâng cao các mức độ phù hợp.
2. Hoạt động trị liệu
Song song với việc cải thiện tốt các kỹ năng vận động, đi đứng của trẻ bại não thì việc giúp trẻ nâng cao những kỹ năng sống cơ bản cũng là điều quan trọng trong quá trình can thiệp. Các hoạt động trị liệu được áp dụng vừa có thể giúp trẻ nâng cao kỹ năng phối hợp cân bằng mà còn hỗ trợ tốt trong việc nắm vững những kỹ năng sinh hoạt cần thiết.
Sau thời gian được trị liệu cùng với chuyên gia, những trẻ bại não cũng có thể tự thực hiện được những công việc đơn giản để phục vụ tốt cho các nhu cầu của cá nhân. Cũng chính nhờ thế mà trẻ dần không cần phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng.
Để có thể lựa chọn và áp dụng các hoạt động trị liệu phù hợp nhất, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá cụ thể về khả năng của từng trẻ, từ đó có sự phân chia hợp lý nhất. Các bậc phụ huynh cũng nên đồng hành và tham gia vào hoạt động này để hiểu và hỗ trợ tốt cho trẻ ngay tại nhà.
3. Âm ngữ trị liệu
Một trong những khó khăn thường thấy ở trẻ bại não thể thất điều đó chính là khả năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ. Trẻ bị hạn chế về mặt phát âm, giao tiếp, nhai nuốt nên việc ứng dụng âm ngữ trị liệu hay còn gọi là trị liệu ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn, giúp trẻ gia tăng sự tương tác xã hội.
Tùy vào mức độ khiếm khuyết của mỗi trẻ mà các chuyên gia trị liệu sẽ cân nhắc để kết hợp nhiều liệu pháp ngôn ngữ với nhau. Thông thường sẽ chú trọng vào việc cải thiện phát âm để trẻ nói được rõ ràng hơn.
Trẻ nhỏ sẽ được hướng dẫn kỹ lưỡng về các bài tập lưỡi, rèn luyện hơi thở để tăng cười khả năng nói, đồng thời khắc phục được những vấn đề liên quan đến nhai, nuốt. Bên cạnh đó, chuyên gia còn sử dụng theo nhiều công cụ như đồ chơi, sách vở, tranh ảnh để kích thích sự hứng thú, khám phá của trẻ.
4. Sử dụng thuốc
Một số trường hợp bại não cần thiết sẽ được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc điều trị nhằm cải thiện tốt các triệu chứng nguy hiểm và hỗ trợ tốt cho quá trình trị liệu. Các loại thuốc thường được sử dụng nhằm giúp kiểm soát cảm xúc, giảm đảm, giãn cơ và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Việc dùng thuốc của trẻ cần được chỉ định và có sự hướng dẫn cụ thể của chuyên gia. Gia đình và người thân cần theo dõi, cho trẻ uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh các phương pháp được nêu trên thì bại não thể thất điều còn có thể được ứng dụng cấy chỉ, châm cứu, cấy ghép tế bào gốc, thủy trị liệu, điện trị liệu,…Tùy vào từng tình trạng bệnh và sự đáp ứng của mỗi trẻ mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ cân nhắc để tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Bại não thể thất điều là một căn bệnh nguy hiểm không thể chữa trị tận gốc các tổn thương ở não bộ. Chính vì thế, chúng ta cần biết cách phòng ngừa, bổ sung dinh dưỡng thai kỳ, tiêm ngừa đầy đủ trước, trong và sau khi sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ. Mong rằng qua những chia sẻ này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về thể bại não thất điều và có cách hỗ trợ trẻ nhỏ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!