Bại não thể co cứng: Biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Bại não thể co cứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát. Đây là bệnh lý thần kinh để lại không ít di chứng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ. Do đó, cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về thể bại não này để giúp con trẻ phát hiện và can thiệp kịp thời.

Bại não thể co cứng là gì?

Bại não là dạng tổn thương não bộ không tiến triển đặc trưng bởi các giới hạn phát triển vận động, ảnh hưởng đến chức năng và phát triển của trẻ. Đây là nguyên nhân khuyết tật lớn nhất tại Việt Nam.

Các thể bại não được phân loại phụ thuộc vào phần não bộ bị dị dạng hoặc tổn thương:

  • Thể co cứng
  • Thể múa vờn (hoặc thể loạn động)
  • Thể thất điều
  • Thể nhẽo
  • Thể phối hợp (thường là kết hợp giữa thể co cứng và múa vờn)

Trong đó bại não thể co cứng thuộc thể vận động hình thành do tổn thương vùng vỏ não vận động. Đây là thể phổ biến chiếm tới 70% trường hợp bại não.

Bại não thể co cứng là hiện tượng tăng trương lực cơ, do tín hiệu của phần não bộ điều khiển vận động gửi tới các cơ quan sai lệch. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng giảm khả năng vận động, co giật, cứng khớp, có thể ảnh hưởng tới cảm xúc trí tuệ và các vấn đề khác.

Theo kết quả thống kê dịch tễ, thể co cứng ở bé trai chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 1,35 lần so với bé gái. Số lượng trẻ mắc bại não ở các nước phát triển chiếm 1,8% đến 2,3%. Tại Việt Nam trường hợp khuyết tật do bại não chiếm hơn ⅓ số trẻ khuyết tật, tương đương 1,8% trẻ sơ sinh tại nước ta.

Bại não thể co cứng
Bại não nói chung và bại não thể co cứng nói riêng là nguyên nhân gây khuyết tật hàng đầu ở nước ta

Ba mẹ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về bệnh lý, biểu hiện cũng như các phương pháp để hỗ trợ con trẻ trong quá trình điều trị.

Nguyên nhân gây bại não thể co cứng

Các trường hợp mắc chứng bại não có thể được phát hiện ngay trong bụng mẹ, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn do một số bệnh lý liên quan. Những nguyên nhân hình thành bại não thể co cứng ở trẻ:

Do vấn đề sức khỏe của mẹ: Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Do đó, các vấn đề sức khỏe của mẹ có thể là nguyên nhân gây bại não thể co cứng ở trẻ.

  • Mẹ bị nhiễm virus cự bào, rubella, … hoặc dùng một số loại thuốc trong quá trình mang thai.
  • Thai phụ có tiền sử bệnh chậm phát triển tâm thần, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, động kinh, bệnh về tuyến giáp, thiếu iod hoặc tiếp xúc với thủy ngân
  • Thai nhi bất đồng nhóm máu Rh của mẹ đến tình trạng tổn thương não bộ, hình thành bại não thể co cứng.

Bẩm sinh: Một số dị tật hình thành sẵn trong cấu trúc hệ thần kinh của trẻ do các yếu tố bất lợi trong quá trình mang thai, làm rối loạn sự phát triển và phân chia tế bào não.

Trong quá trình sinh và sau sinh: Nguyên nhân bại não thể co cứng ở trẻ có thể xuất phát từ biến chứng thai kỳ, chu sinh hoặc các vấn đề của trẻ trong những năm đầu đời, ….

  • Sinh non, bị ngạt khí lúc chuyển dạ và lúc sinh không những khiến trẻ có nguy cơ bại não thể co cứng cao mà còn hết sức nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của cả bé và mẹ.
  • Trẻ sơ sinh có các vấn đề: vàng da, co giật, cân nặng kém hoặc xuất huyết trong não,… là những yếu tố gia tăng nguy cơ bại não thể co cứng cần chú ý.
  • Ngoài ra, trẻ bại não thể co cứng được phát hiện vài năm sau sinh, thường dựa trên biến chứng các bệnh lý khác liên quan tới não bộ như: viêm màng não, viêm não, chấn thương, u, …
Bại não thể co cứng
Sinh non là yếu tố nguy cơ dẫn đến bại não thể co cứng

Biểu hiện của bại não thể co cứng

Đây là hội chứng thường xuất hiện rất sớm ở trẻ ngay trong bụng mẹ hoặc vài tháng sau sinh đến 5 tuổi với những biểu hiện khác nhau:

Biểu hiện của bại não thể co cứng theo từng thể bệnh

Bại não thể co cứng có triệu chứng điển hình là tăng trương lực cơ, co cứng, khó cử động tứ chi,… Tuy nhiên, mức độ triệu chứng ở từng trẻ là không giống nhau. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bại não thể co cứng được chia thành 3 thể bệnh sau:

  • Bại não thể co cứng 2 chi dưới: Mức độ nhẹ nhất của thể bại não này, chiếm 25-35% số ca mắc bại não thể co cứng. Bệnh nhân bị hạn chế trong vận động di chuyển vì tăng trương lực cơ làm khép cứng cơ chân.
  • Bại não thể co cứng nửa người: Khoảng 35-40% trường hợp mắc bại não thể co cứng nửa người. Có thể là tê liệt các chi dưới, nửa thân phải hoặc nửa thân trái.
  • Bại não thể co cứng tứ chi: Trường hợp này chiếm đa số lên tới 40-45%. Đây được xét là dạng tàn phế nặng. Tứ chi và cơ trụ thân liệt hoàn toàn, có thể bị biến dạng. Miệng hở do cơ mặt biến dạng cản trở việc ăn uống, không ngừng chảy nước dãi.
Bại não thể co cứng
Các di chứng bại não thể co cứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ

Triệu chứng của bại não thể co cứng theo độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ mắc bại não thể co cứng có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý các bất thường trong từng độ tuổi của con trẻ để kịp thời điều trị.

  • Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Một số dấu hiệu bất thường của bại não thể co cứng ở độ tuổi này khá mờ nhạt. Tuy nhiên, bé co cứng hoặc mềm nhũn người, hai chân bắt chéo, mất kiểm soát đầu khi bế cũng là những dấu hiệu đáng nghi.
  • Từ 6 đến 10 tháng tuổi: Trẻ gặp khó khăn với các vận động chắp tay, đưa tay lên miệng, lăn qua lăn lại theo hai hướng.
  • Trên 10 tháng tuổi: Ở độ tuổi này trở về sau, biểu hiện ở trẻ ngày càng rõ rệt. Bé phát triển chậm so với độ tuổi, gặp trở ngại với các vận động sinh hoạt bình thường như: đi lại, bò, nhặt đồ dùng, ăn uống, giao tiếp, khó giữ thăng bằng, giác quan kém nhạy cảm, cơ co cứng với phản xạ bình thường hoặc quá mức; nhiều trường hợp có khả năng động kinh.

Chẩn đoán bại não thể co cứng

Chẩn đoán bại não thể co cứng được thực hiện qua các biện pháp y học phổ biến: thăm hỏi bệnh, khai thác tiền sử và khám lâm sàng …

Bên cạnh đó, thực hiện thăm dò chức năng từ chụp cộng hưởng từ, làm điện đồ não, siêu âm não qua thóp, đánh giá nhận thức, tâm lý, … là những phương pháp chẩn đoán cũng được các bác sĩ chuyên gia thực hiện.

Bại não thể co cứng được đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu:

  • Tăng trương lực cơ: Đối với bệnh nhân bại não thể co cứng, trương lực cơ các phần chi bị tổn thương luôn trong trạng thái đồng co cơ. Ảnh hưởng đến việc điều chỉnh linh hoạt trương lực cơ khi nghỉ ngơi và vận động.
  • Khả năng vận động riêng biệt suy giảm: So với một đứa trẻ bình thường, trẻ mắc chứng này rất khó để chủ động giữ thăng bằng và kiểm soát vận động của cơ thể. Đặc biệt, khi trẻ quá hưng phấn, lo lắng, cố gắng điều chỉnh vận động cơ thể.
  • Dấu hiệu tổn thương hệ tháp: Hệ tháp là đường truyền xung đột giúp não bộ điều khiển. Khi hệ tháp tổn thương, một trong những biểu hiện rõ ràng là cơ thể bị liệt một phần hoặc toàn thân.
  • Các nhóm cơ co cứng: Gân xương của một cơ thể khỏe mạnh bình thường chỉ phản ứng khi có tác động vùng phản xạ. Ngược lại, ở trẻ bại não thể co cứng chân tay co tút, duỗi thẳng một cách vô ý thức mà không có các tác động tương tự.
  • Duy trì các phản xạ nguyên thủy: Trẻ giữ nguyên các biểu hiện trong bụng mẹ hoặc lúc mới sinh ra trên 3 tuổi, thì nguy cơ mắc chứng bại não thể co cứng có thể xảy ra.
  • Loạn dưỡng cơ: hay không có teo cơ, co rút tại các khớp khiến bó cơ to hơn bình thường, liên kết với các mô làm cơ yếu đi. Đây là yếu tố ảnh hưởng nặng đến việc di chuyển, khiến trẻ hay ngã, khó ngồi, miệng chảy dãi,…
  • Mất cân bằng cảm xúc: Trẻ dễ bị kích thích thái quá hoặc phản ứng rất chậm gây tình trạng quá nhạy cảm hoặc trơ lì với mọi việc.
  • Tổn thương khu vực thần kinh: Bác sĩ dùng MRI, CT, đo điện não đồ,… để phát hiện các vùng não bộ bị tổn thương và xác định thể bại não. Tương tự bại não thể múa vờn, một số trẻ bại não thể co cứng có động kinh do tổn thương não bộ.
Bại não thể co cứng
Bại não thể co cứng được chẩn đoán bằng điện đồ não

Ngoài ra, có thể gặp một số biểu hiện khác của chứng bại não thể co cứng như: trẻ không khóc hoặc khóc yếu khi sinh. Bé phát triển chậm và có dấu hiệu khó khăn khi vận động.

Phương pháp điều trị bại não thể co cứng

Thực tế, bại não thể co cứng nói riêng và bại não ở trẻ nói chung là một dạng tổn thương não không tiến triển. Tuy là bệnh lý không thể chữa nhưng có thể phục hồi chức năng não bằng một số phương pháp y học. Can thiệp, điều trị sớm giúp nâng cao chức năng tự lập của trẻ cũng phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Vật lý trị liệu

Đây là một trong những phương pháp không dùng thuốc và đang được ưu tiên lựa chọn để giúp trẻ phục hồi chức năng não qua tác động yếu tố vật lý lên cơ thể.

Điều trị vật lý giúp trẻ tăng khả năng vận động, giảm co cứng các cơ và phòng ngừa biến dạng cơ. Hơn nữa, vật lý trị liệu cũng góp phần phục hồi chức năng não cho trẻ, làm chủ được các vận động của bản thân.

Các bài tập vật lý trị liệu cần được áp dụng tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế theo từng giai đoạn phát triển của bé. Không nên quá phụ thuộc việc tập luyện và kết hợp chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Bịa não thể co cứng
Kiên trì luyện tập cùng trẻ bại não thể co cứng để đạt hiệu quả tối ưu

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thường dùng cho trẻ bại não là thuốc chống động kinh và thuốc điều trị co cứng cơ. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bại não thể co cứng mà dùng các loại thuốc khác nhau theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc được bổ sung vào cơ thể trẻ theo đơn thuốc, tiêm nội tủy hoặc tiêm trực tiếp vào các nhóm cơ bị cứng. Thuốc có tác dụng giảm sự co cơ, giúp trẻ chủ động điều chỉnh tư thế vận động.

Điện trị liệu

Bằng việc sử dụng điện thấp tần với cường độ đa dạng để kích thích các nhóm cơ khác nhau. Điện trị liệu giúp tăng lực cơ, giảm co cứng để trẻ có thể điều khiển linh hoạt các bộ phận trên cơ thể. Phương pháp này phát huy hiệu quả tối đa khi áp dụng luyện tập song song vật lý trị liệu tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị.

Thủy trị liệu

Thủy trị liệu cho trẻ bại não thể co cứng thường được thực hiện bằng phương pháp tắm bể bơi 36-38℃, ngâm bồn nước xoáy,…. Ngoài việc giúp trẻ thư giãn, tăng khả năng chủ động, đây còn là phương pháp thúc đẩy phát triển não bộ và khả năng thị lực, thính giác, chủ động cân bằng cảm xúc ở trẻ. Tuy nhiên, thủy trị liệu khuyến cáo sử dụng đối với trẻ bại não thể co cứng có động kinh lâm sàng.

Ngôn ngữ trị liệu

Phương pháp này được áp dụng để giảm rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, cải thiện kỹ năng giao tiếp, truyền đạt ngôn ngữ phục vụ cho các hoạt động xã hội, học tập. Ba mẹ có thể tham khảo chương trình tập luyện từ chuyên gia theo từng kỹ năng và áp dụng cho con trẻ.

Một số phương pháp khác như dùng thuốc, dụng cụ chỉnh hình thích nghi, điều trị ngoại khoa và Oxy áp cao, … cũng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để có chỉ định phù hợp.

Điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại não là một quá trình dài, tốn kém thời gian, công sức. Sự kiên trì động viên của cha mẹ là liều thuốc tinh thần lớn nhất bổ trợ trẻ phục hồi, phát triển.

Phòng ngừa bại não thể co cứng

Bại não nói chung và bại não thể co cứng nói riêng đều là những bệnh lý mạn tính để lại nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng. Do đó, nên có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế căn bệnh này ở mức tối đa.

  • Bổ sung dinh dưỡng: Trước và trong thời kỳ thai sản, mẹ nên được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
  • Phòng bệnh: Tiêm phòng bệnh rubella, xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào
  • Theo dõi thai sản: Thực hiện khám định kỳ và có kế hoạch theo dõi, quản lý thai sản chặt chẽ, xét nghiệm yếu tố Rh trong máu để kịp thời can thiệp trong trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé.
  • Đảm bảo sức khỏe cho con trẻ: Trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy đủ, chăm sóc trẻ khi bị bệnh tránh tình trạng sốt quá cao, co giật. Trong những năm đầu đời, mẹ cũng nên chú ý dinh dưỡng để bé thật sự khỏe mạnh và nên cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu.
bại não thể co cứng
Phụ nữ nên tiêm vaccine rubella trước sinh để phòng bại não thể co cứng

Bên cạnh các phương pháp trên, gia đình cũng cần cho bé thực hiện thăm khám định kỳ đầy đủ để theo sát và tìm ra các phương pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Để con trẻ phục hồi nhanh chóng an toàn, tiết kiệm thì việc tìm một cơ sở y tế chất lượng là yếu tố không kém phần quan trọng. Chúc ba mẹ luôn kiên trì tạo nguồn động lực cho trẻ bại não thể co cứng vượt qua những khó khăn của chính mình.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não: 7 Phương pháp hiệu quả

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não được xem là biện pháp hỗ trợ quan trọng góp phần giúp trẻ cải thiện tốt các...

bệnh bại não có di truyền không
Bệnh bại não có di truyền không? Giải đáp cụ thể từ chuyên gia

Bại não là một dạng khuyết tật vận động phổ biến nhất trong thời thơ ấu. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả...

Trẻ bị bại não sống được bao lâu
Trẻ bị bại não sống được bao lâu? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Trẻ bị bại não sống được bao lâu, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào, làm sao để cải thiện tiên...

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không
Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không? Giải Đáp

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không là một trong những băn khoăn lớn của phụ huynh có con mắc bệnh. Người...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort