Bại não thể phối hợp: Cách điều trị và Phục hồi chức năng
Bại não thể phối hợp là một dạng của bại não với sự kết hợp của các thể các thể khác nhau, chẳng hạn như liệt cứng, loạn động (múa vờn), thất điều. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một trong các thể bệnh nghiêm trọng mà phần lớn các bệnh nhân đều sẽ gặp phải tình trạng tàn tật nặng nề.
Bại não thể phối hợp là gì?
Bại não (cerebral palsy – CP) được biết đến là một trong các tình trạng bệnh lý nguy hiểm và nghiêm trọng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây không phải là một rối loạn cụ thể, đơn lẻ mà chính là một nhóm các hội chứng gây cơ cứng không tiến triển. Dựa vào số liệu thống kê thì có đến khoảng 0.1 – 0.2% trẻ em bị ảnh hưởng bởi bại não, trong đó có đến gần 15% sơ sinh sinh non.
Bại não là căn bệnh bẩm sinh khiến cho não bộ bị tổn thương và chậm phát triển. Do đó, những trẻ mắc phải tình trạng bệnh này cũng sẽ đối diện với các rối loạn vận động, thính giác, thị giác, tứ chi và phần lớn trẻ không thể tự chăm sóc cho bản thân, một vài trường hợp nghiêm trọng có thể bị liệt toàn thân.
Bại não được phân thành nhiều thể khác nhau, bao gồm:
- Bại não thể co cứng
- Bại não thể loạn động (múa vờn)
- Bại não thể thất điều
- Bại não thể phối hợp
Trong đó, bại não thể phối hợp được đánh giá có mức độ nghiêm trọng nhất vì đây là tình trạng kết hợp của ít nhất 2 thể khác nhau của bại não và có thể gây ra tàn tần nặng nề nếu không được can thiệp kịp thời. Theo đó, các hậu quả của bệnh sẽ kéo dài dai dẳng cho đến hết quãng đời còn lại, gây ra những gánh nặng to lớn đối với gia đình và toàn xã hội.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng 15% các trường hợp bại não bị ảnh hưởng bởi thể bại não phối hợp với nhiều mức độ khác nhau. Các biểu hiện của trẻ nhỏ cũng sẽ có phần riêng biệt tùy thuộc vào các thể bại não kết hợp.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bại não thể phối hợp
Đặc điểm chủ yếu của chứng bại não thể phối hợp đó chính là sự tổn thương não bộ xảy ra ở vùng trung tâm điều khiển chức năng vận động của não. Theo đó, những trẻ bại não có sự kết hợp của nhiều triệu chứng, biểu hiện của các loại bại não khác nhau thì sẽ được xác định là bại não thể phối hợp.
Não bộ của trẻ nhỏ do bị tổn thương nên không thể đảm bảo tốt các hoạt động bình thường. Chính vì thế, trẻ sẽ gặp phải các cản trở, khó khăn trong quá trình vận động, tốc độ phát triển trí não cũng gặp nhiều hạn chế, thậm chí là không phát triển.
Với đặc trưng là sự kết hợp của nhiều thể bại não khác nhau nên các biểu hiện của bại não thể phối hợp cũng rất đa dạng và vô cùng phức tạp. Mỗi tình trạng bệnh có thể sẽ tồn tại những triệu chứng riêng biệt với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nêu ra một số biểu hiện đặc trưng, thường gặp ở những trẻ bị bại não thể phối hợp như:
- Gặp phải các vấn đề về vận động, khó khăn trong việc kiểm soát các chi.
- Các phản xạ bất thường
- Hạn chế về tốc độ phát triển, hoàn toàn không đạt được các cột mốc phát triển quan trọng.
- Sự mất cân bằng và thiếu phối hợp vận động
- Có các cử động đột ngột, bất thường
- Co giật, run rẩy
- Thiếu linh hoạt, kỹ năng
- Trương lực cơ quá cứng hoặc quá mềm
Bại não thể phối hợp sẽ bao gồm toàn bộ các triệu chứng của các thể bại não khác. Do đó, tùy thuộc vào sự kết hợp của các thể bại não mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng đặc trưng vẫn là sự suy giảm về vận động, trí não.
Nguyên nhân gây ra bại não thể phối hợp
Cho đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể nêu ra được nguyên nhân chủ đích gây ra tình trạng bại não thể phối hợp. Tuy nhiên, theo đánh giá và tìm hiểu thì họ vẫn có thể đặt ra một số giả thuyết về các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng và làm gia tăng khả năng khởi phát thể bại não phức tạp này.
Cụ thể một số yếu tố có liên quan đến bại não thể phối hợp như:
- Bị đột quỵ sau khi sinh
- Trẻ sơ sinh bị thiếu oxy trong quá trình sinh
- Tình trạng tổn thương não do nhiễm trùng trước và sau khi sinh
- Những trẻ mắc chứng vàng da nghiêm trọng
- Do suy nhau thai
- Trẻ sinh non, nhẹ cân
- Chấn thương trong quá trình sinh
- Mẹ bị tiền sản giật, động kinh, cường giáp
- Các vấn đề chấn thương đầu trong những năm phát triển đầu đời
Rất khó để xác định được nguyên nhân gây ra chứng bại não thể phối hợp. Nhìn chung các ảnh hưởng làm khởi phát bệnh thường sẽ xảy ra trước, trong và sau khi sinh, đặc biệt là các tổn thương ở não bộ.
Cách điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ bại não thể phối hợp
Bại não gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn và kéo dài đối với từng người bệnh. Do đó, việc hỗ trợ can thiệp, phục hồi chức năng cho trẻ cần được thực hiện trong giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần cho trẻ được thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe để xác định rõ về mức độ nghiêm trọng mà trẻ đang gặp phải, từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Đối với bại não thể phối hợp sẽ được kết hợp nhiều phương pháp can thiệp khác nhau để giúp trẻ kiểm soát được các triệu chứng nguy hiểm và dần cải thiện tốt các kỹ năng cơ bản giúp trẻ có thể tự chủ hơn.
1. Mục tiêu
Tùy thuộc vào mức độ rối loạn của mỗi trẻ nhỏ mà việc đưa ra các biện pháp can thiệp sẽ được cân nhắc khác nhau cho mỗi tình trạng bệnh. Theo đó, tất cả các phương pháp được hỗ trợ cho trẻ bại não thể phối hợp đều sẽ hướng đến mục đích giúp trẻ kiểm soát cơn đau và phục hồi chức năng.
Cụ thể các mục tiêu được đặt ra như sau:
- Hỗ trợ trẻ nâng cao và vượt qua những trở ngại do sự ảnh hưởng về thể chất, vận động.
- Mở rộng phạm vi cử động linh hoạt.
- Gia tăng sức mạnh của các cơ bắp, tứ chi
- Nỗ lực giúp trẻ tăng cường tính tự chủ, độc lập
- Hạn chế tối đa nguy cơ gây biến dạng xương
- Giúp trẻ phục hồi khả năng cân bằng
- Điều chỉnh tư thế và sự linh hoạt
- Giảm bớt các cơn đau nhức, khó chịu về thể chất
2. Phương pháp hiệu quả
Như đã chia sẻ, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để lựa chọn những biện pháp can thiệp phù hợp. Đối với trẻ bại não thể phối hợp thì sẽ được ưu tiên áp dụng kết hợp các biện pháp như sau:
2.1 Vật lý trị liệu
Phương pháp này mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ bại não, giúp trẻ rèn luyện sức mạnh và nâng cao sự linh hoạt về thể chất. Để đảm bảo tốt tính hiệu quả của quá trình can thiệp, nhà vật lý trị liệu sẽ xem xét và xây dựng kế hoạch trị liệu chuyên biệt để áp dụng cho từng cá nhân, đáp ứng tốt các ưu và nhược điểm của trẻ.
Nhà vật lý trị liệu sẽ linh hoạt trong việc áp dụng các bài tập vận động, xoa bóp để giúp trẻ cải thiện các khiếm khuyết. Đồng thời, trong một số tình trạng nặng sẽ được sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ với sự hướng dẫn chuyên nghiệp của chuyên gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ phục hồi tốt các chức năng.
2.2 Vận động trị liệu
Trẻ bại não thể phối hợp sẽ được hướng dẫn và tham gia vào các trò chơi vận động hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vận động phù hợp với độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời, một số trẻ nhỏ cũng có thể được tiếp xúc với sách để kích thích sự hấp dẫn, tò mò và thúc đẩy các hành vi bắt chước ở trẻ.
Vận động trị liệu được thực hiện cho trẻ bại não với mục đích kiểm soát tốt các vận động và thúc đẩy quá trình tự vận động để trẻ dần trở nên tự chủ hơn. Quá trình thực hiện sẽ được áp dụng từ các phương pháp đơn giản sau đó phát triển dần để trẻ có thể thích nghi và đáp ứng hiệu quả.
2.3 Ngôn ngữ trị liệu
Không chỉ về vận động mà những trẻ bại não đều có sự suy giảm và khó khăn trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. Do đó, việc hỗ trợ can thiệp bằng ngôn ngữ trị liệu là điều cần thiết và nên được thực hiện sớm để hỗ trợ trẻ cải thiện khả năng tương tác, giao tiếp hiệu quả hơn.
Theo đó, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ bại não tham gia vào các lớp âm ngữ trị liệu tại các cơ sở, trung tâm chuyên phục hội chức năng. Tại đây trẻ sẽ được áp dụng tốt các biện pháp trị liệu âm ngữ phù hợp để dần cải thiện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và tương tác xã hội.
2.4 Sử dụng thuốc
Để giảm bớt các cơn đau nhức và giúp kiểm soát tốt các chức năng của vận động thì bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ cân nhắc cho trẻ bại não sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi trẻ mà việc sử dụng thuốc và liều lượng sẽ được chỉ định riêng biệt để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và theo dõi kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa, người có chuyên môn. Gia đình và người thân cũng cần hỗ trợ và giúp trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để mang đến hiệu quả điều trị tích cực.
2.5 Phẫu thuật
Đối với các tình trạng thực sự nghiêm trọng, trẻ nhỏ thường xuyên phải chịu đựng các cơn đau đớn dữ dội, co giật, co rút thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật giúp giảm bớt các triệu chứng nguy hiểm và cải thiện tốt các chuyển động tổng thể. Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở chức năng, bệnh viện chuyên khoa uy tín với các thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng tốt cho quá trình phẫu thuật.
Trên đây là một số thông tin về bại não thể phối hợp cùng với cách can thiệp, điều trị hiện đang được áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tích cực từ các chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!