Bệnh bại não có di truyền không? Giải đáp cụ thể từ chuyên gia

Bại não là một dạng khuyết tật vận động phổ biến nhất trong thời thơ ấu. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, phối hợp các cơ của trẻ, và gây tổn thương suốt đời. Chính vì những ảnh hưởng mà bại não gây ra cho sự phát triển của trẻ là quá lớn, nhiều phụ huynh lo ngại bệnh bại não có di truyền không, và có cách nào giúp xác định sớm tình trạng này.

Những điều cần biết về bệnh bại não

Bại não là tên gọi của một nhóm rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động và phối hợp các cơ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh bại não ở trẻ có ảnh hưởng suốt đời, xảy ra do sự tổn thương não khi hình thành và phát triển bào thai, biến chứng khi sinh và sau sinh. Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng của bại não, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng về việc bệnh bại não có di truyền không.

bệnh bại não có di truyền không
Vấn đề bệnh bại não có di truyền không đang là mối lo ngại của nhiều phụ huynh do lo sợ ảnh hưởng đến những thế hệt sau.

Những biến chứng, chấn thương não và sự phát triển bất thường của các vùng não điều khiển vận động cơ bắp khiến trẻ mất khả năng điều khiển cơ thể. Cơ mềm nhũn hoặc co cứng khiến trẻ không thể cầm nắm, giữ thăng bằng, không thể di chuyển bình thường, khó thể hiện cảm xúc. Khả năng ngôn ngữ và sự phát triển trí tuệ cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị co giật, gặp khó khăn khi nuốt và nói chuyện vì không thể điều khiển cơ mặt, mắt không thể tập trung vào một điểm, biến dạng mặt, động kinh, mù, điếc và liệt một phần cơ thể. Những ảnh hưởng của bại não đến trẻ sẽ khác nhau trong từng trường hợp, nhưng hậu quả chúng để lại kéo dài suốt đời.

Bại não có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, và nhiều trẻ bị bại não vẫn có thể có cuộc sống bình thường nếu được hỗ trợ. Một số trẻ không bị ảnh hưởng trí tuệ có thể đi học bình thường. Những trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ, dị tật, hoặc cần sự hỗ trợ đặc biệt sẽ học ở những ngôi trường chuyên biệt nhằm cung cấp cho trẻ môi trường giáo dục tốt nhất.

Bại não có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được hỗ trợ và cải thiện kịp thời. Những ảnh hưởng tiêu cực của bại não không chỉ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, mà còn gây cảm giác khó chịu, bức bối, căng thẳng, tự ti, cáu gắt và dễ dẫn đến stress, trầm cảm, rối loạn lo âu hay những chứng rối loạn tâm thần khác

Những biểu hiện thường thấy của bại não

Như đã nói ở trên, bại não ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách khác nhau tùy vào sự tổn thương não nặng hay nhẹ. Bại não có thể ảnh hưởng một phần cơ, gây liệt nhiều bộ phận, gây thiểu năng trí tuệ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, và nhiều dị tật khác. Phụ huynh khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chần đoán.

Các biểu hiện của bại não thể hiện qua quá trình vận động, phối hợp các cơ, qua khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ và một số biểu hiện đặc trưng khác. Dấu hiệu bại não thể hiện rất rõ, và phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện sự bất thường ở trẻ trong những năm đầu đời.

  • Chuyển động và phối hợp giữa các cơ không linh hoạt khiến trẻ gặp khó khăn trong việc cầm nắm
  • Trương cơ lực bị ảnh hưởng khiến cơ của trẻ quá cứng hoặc quá mềm
  • Trẻ không thể giữa thăng bằng, không thể bò hay đi đứng một cách tự nhiên
  • Trẻ có dấu hiệu động kinh, thường run rẩy, co giật mất kiểm soát
  • Mọi chuyển động của trẻ đều chậm chạp và vụng về
  • Liệt một phần cơ thể khiến trẻ chỉ có thể bo trườn, di chuyển bằng 1 tay, 1 chân hoặc bị liệt cả tứ chi
  • Trẻ đi lại và ngồi rất khó khăn, ngồi không vững và luôn bị té.
  • Dáng đi của trẻ bất thường, đầu gối bắt chéo, đi không đối xứng và luôn loạng choạng dù trẻ đã qua tuổi biết đi một cách bình thường.
  • Trẻ có thể mù, điếc, thị lực kém, mắt có biểu hiện bất thường, hoặc có dấu hiệu thiểu năng trí tuệ, học tập kém
bệnh bại não có di truyền không
Bại não ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách khác nhau, có trẻ bị liệt một phần cơ thể, có trẻ lại bị thiêu năng trí tuệ.
  • Khả năng phát triển ngôn ngữ giảm sút khiến trẻ chậm nói, nói không rõ chữ, liệt cơ mặt khiến trẻ không thể phát âm một cách chính xác và hoàn chỉnh
  • Gặp vấn đề trong việc nhai nuốt, khó bú và thường chảy nước dãi một cách mất kiểm soát
  • Không thể thực hiện các kỹ năng vận động tinh một cách bình thường, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như không thể cài nút áo, không phân biệt được trái phái, không thể cầm nắm bàn chải, đi đứng leo trèo không vững vàng, không thể cầm hay nhặt đồ vật.
  • Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và bài tiết, có tình trạng táo bón, hoặc đại tiện tiểu tiện không tự chủ
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, người gầy gò ốm yếu, có biểu hiện cáu gắt, mệt mỏi

Một vài biểu hiện của bại não có thể rõ ràng hơn theo thời gian. Đặc biệt, tình trạng co rút và căng cứng cơ thường có xu hướng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Những tổn thương do bại não ở trẻ gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, lo sợ rằng tình trạng này có thể di truyền đến thế hệ sau. Vậy, bệnh bại não có di truyền không, và lý do gây bại não là gì? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Bệnh bại não có di truyền không?

Tình trạng bại não ở trẻ là do tổn thương, hoặc sự phát triển bất thường của bộ phận não điều khiển chuyển động của cơ thể. Sự bất thường này có thể diễn ra trước, trong và sau sinh tùy theo từng trường hợp cụ thể. Dù là trong giai đoạn này, bại não vẫn gây ra những ảnh hưởng suốt đời, hạn chế hoạt động và sinh hoạt bình thường của trẻ.

Phần lớn những trường hợp bại não được ghi nhận là bại não bẩm sinh, tức là sự tổn thương não xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển bào thai. Những trường hợp bại não sau khi sinh do bất thường trong quá trình sinh sản, hoặc biến chứng do bệnh tật trong thời thơ ấu có tỷ lệ thấp hơn.

Vậy, nguyên nhân nào gây ra tình trạng bại não bẩm sinh? Và bệnh bại não có di truyền không? Trên thực tế nguyên nhân gây bại não bắt nguồn từ nhiều yếu tố như bất thường gen, dị tật bẩm sinh do thai nhi bị nhiễm trùng não, bị chấn thương trong quá trình hình thành, hoặc do những nguyên nhân không xác định.

Các nhà khoa học nhận thấy gien có ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ mắc bại não, nhưng ảnh hưởng này không đáng kể, và không phải là nguyên nhân chính. Những yếu tố chính gây bại não ở trẻ xuất phát từ những tổn thương trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, hoặc biến chứng nghiêm trọng xảy ra sau sinh.

Tổn thương não của thai nhi có thể hình thành do cơ thể mẹ yếu, mẹ từng sảy thai nhiều lần trong quá khứ, mẹ bị mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp va tiểu đường thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, hoặc do vòng rốn quấn quanh cổ khiến trẻ rơi vào những trường hợp dưới đây:

  • Tổn thương não trong thai kỳ: Ảnh hưởng của virus, chất độc và biến chứng từ bệnh của mẹ bầu có thể gây tổn thương não của thai nhi, khiến các phần não điều khiển hoạt động bị chấn thương và nhiễm độc. Não của thai nhi trong giai đoạn từ 26 đến 34 tuần rất dễ bị tổn thương, do đó bất cứ tác động xấu nào cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của não.
bại não có di truyền không
Những bất thường trong quá trình hình thành não, và các chấn thương não trong và sau sinh đều có thể dẫn đ0ến tình trạng bại não.
  • Loạn phát triển não: Sự phát triển bất thường của não do đột biến gen, nhiễm trùng, chấn thương,… gây tổn thương cho hệ thần kinh cùa trẻ, và gây loạn phát triển não. Tổn thương thần kinh khiến phần não điều khiển hoạt động và phối hợp không hoạt động một cách bình thường, từ đó gây ra tình trạng mất trương lực cơ và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác
  • Xuất huyết nội sọ: Xuất huyết nội sọ là tình trạng mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ gây chảy máu não. Đây chính là nguyên nhân gây đột qụy ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Những bất thường trong thai kỳ có thể khiến máu đông trong phần nhau thai, gây tắc nghẽn việc lưu thông máu. Trẻ hoàn toàn có thể đột quỵ trong bụng mẹ, từ đó gây ra tình trạng bại não bẩm sinh. Thai phụ bị nhiễm trùng cho virus, nhiễm độc trong thai kỳ, hoặc thường xuyên rơi vào tình trạng huyết áp cao sẽ tăng nguy cơ xuất huyết não dẫn đến đột quỵ ở thai nhi.
  • Thiếu oxy: Trẻ bị thiếu oxy khi còn trong bụng mẹ, hoặc trong quá trình sinh nở đều có thể ảnh hưởng đến não, tăng nguy cơ bại não trong tương lai.
  • Sinh thiếu tháng: Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh, dễ bị biến chứng do các tác động từ môi trường nên có nguy cơ mắc bại não cao hơn những đứa trẻ được sinh đủ tháng. Những trường hợp sinh đôi, sinh ba cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm trong quá trình sinh nở khiến trẻ dễ bị ngạt thở, tổn thương não dẫn đến tình trạng bại não.

Bệnh bại não có di truyền không? Thực tế thì không. Bại não ảnh hưởng đến mọi đứa trẻ theo một cách khác nhau. Những trẻ bị bại não nhẹ vẫn có thể đi lại, học tập, sinh hoạt bình thường dù gặp một số khó khăn nhất định. Trẻ sẽ cần thời gian luyện tập và thích nghi. Với những trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ cần liệu trình điều trị phù hợp, cũng như môi trường giáp dục đặc biệt để cải thiện kỹ năng.

Những phương pháp cải thiện tình trạng bại não ở trẻ

Bại não là tình trạng suốt đời nên không có phương pháp chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu gia đình phát hiện và cho trẻ đi điều trị sớm, các chức năng của trẻ sẽ dần cải thiện theo thời gian. Quan trọng là phương pháp điều trị phải hiệu quả, phù hợp, và được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn, bằng cấp. Trẻ cũng cần theo học tại các trung tâm giáo dục đặc biệt uy tín để được các cô hỗ trợ vận động, chống co rút cơ.

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc không có tác dụng chữa trị tình trạng bại não, mà giúp điều trị một số triệu chứng như cáu gắt, mất kiểm soát cảm xúc, khó ngủ, động kinh, co cứng, cử động không tự chủ, tiểu không tự chủ, rối loạn tiêu hóa và một số triệu chứng đặc trưng khác. Các nhóm thuốc phổ biến trong việc hỗ trợ trẻ bại não bao gồm:

  • Thuốc chống co giật giúp ức chế các tế bào thần kinh gây co giật
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc kháng cholinergic (thuốc chẹn dẫn truyền thần kinh)
  •  Thuốc giãn cơ Baclofen
Bệnh bại não có di truyền hay không
Việc dù thuốc sẽ được cân nhắc sử dụng trong tình huống thích hợp, và với liều lượng vừa phải, không gây hại cho trẻ.

Thuốc chống co giật, thuốc giãn cơ Baclofen, thuốc giảm đau,… có tác dụng giảm đau sau khi tập vật lý trị liệu, hạn chế sự co cứng, co rút cơ lâu ngày do ít vận động. Ngoài ra, thuốc được sử dụng còn giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giảm đau đớn trong quá trình hồi phục, ngăn cản tình trạng héo rút cơ nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Việc cho trẻ sử dụng thuốc, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi và dưới 18 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì thuốc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ. Một số loại thuốc sẽ kèm theo những tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, táo bón, thay đổi huyết áp,… Vì thế, khi phụ huynh cho trẻ dùng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng, theo dõi phản ứng của trẻ với từng loại thuốc để phản ứng kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu bất thường.

2. Trị liệu tâm lý và vật lý trị liệu

Nếu bại não gây co rút cơ và ảnh hưởng đến khả năng phối hợp tay chân, hạn chế khả năng vận động của trẻ thì vật lý trị liệu sẽ là phương pháp hiệu quả giúp hồi phục chức năng cho trẻ bại não. Những trẻ thường xuyên nóng nảy, gặp vấn đề về việc quản lý và biểu hiện cảm xúc cũng có thể thông qua tâm lý trị liệu giúp trẻ cải thiện vấn đề cảm xúc, làm tăng nhận thức của não. Một số phương pháp thường được sử dụng bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu giúp cải thiện các chức năng vận động thông qua các bài tập cụ thể giúp cải thiện sức bền, tăng cường khả năng phối hợp của tay chân, tăng cường hoạt động giúp cơ bắp mạnh mẽ hơn và không bị héo rút, cũng như giúp trẻ giữ thăng bằng tốt hơn khi di chuyển. Vật lý trị liệu nên bắt đầu sớm từ những năm đầu đời, vì lúc này cơ thể của trẻ chưa bị tổn thương nặng, các cơ vẫn còn khả năng cải thiện tốt so với khi trưởng thành. Các cơ bị co cứng, co rút nếu vận động thường xuyên có thể hạn chế tổn thương, và giúp trẻ giảm đau đớn trong tương lai.
  • Trị liệu giải trí: Trị liệu giải trí là hình thức khuyến khích trẻ học hỏi và tham gia các hoạt động giải trí yêu cầu kỹ năng. Ví dụ, trẻ có thể tham gia các lớp vẽ tranh, đàn hát, diễn kịch, thể dục thể thao,… để tìm kiếm hứng thú trong cuộc sống, và tăng sự tự tin. Khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động này mang đến nhiều lợi ích. Thứ nhất, trẻ có mục tiêu để cố gắng, có niềm vui để hoạt động hàng ngày. Điều này rất tốt cho quá trình hồi phục kỹ năng và giúp trẻ xây dựng những mối quan hệ trong cuộc sống. Hai là cha mẹ có thể tham gia cùng trẻ nhằm tạo động lực giúp trẻ phát triển tốt hơn, cải thiện kỹ năng nói, lòng tin, và xây dựng tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
  • Trị liệu ngôn ngữ: Đối tượng chính của trị liệu ngôn ngữ là những trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, hay bị dị tật ảnh hưởng đến cơ quan phát âm. Trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng nói, giúp trẻ giao lưu tốt hơn bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trị liệu ngôn ngữ còn giúp hoạt động của cơ miệng dễ dàng và thuận lợi hơn, giúp điều trị vấn đề chảy nước dãi, khó khăn khi ăn uống, và luyện cử động các cơ miệng, hàm và lưỡi.

Điều trị tâm lý cũng là một phương pháp giúp trẻ cải thiện tâm trạng. Trẻ bại não có thể gặp nhiều bất công, khó khăn và sự trêu chọc ác ý trong cuộc sống, cũng như cảm thấy bức bối vì không thể thể hiện cảm xúc thông qua lời nói. Chính vì thế trẻ rất cần điều trị tâm lý để cân bằng cảm xúc.

3. Thiết bị hỗ trợ

Trẻ bị bại não gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động của đời sống, vì thế trẻ cần những thiết bị hỗ trợ nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động và thích nghi với các hoạt động thường ngày. Những dụng cụ này bao gồm dụng cụ chỉnh hình, khung tập đi, hoặc các thiêt bị điện tử hỗ trợ khi cần thiết bao gồm:

bệnh bại não có di truyền không
Trẻ được sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhằm cải thiện kỹ năng vận động, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà trẻ sẽ dùng dụng cụ hỗ trợ suốt đời, hoặc chỉ trong thời gian trị liệu.
  • Dụng cụ chỉnh hình răng miệng, niềng răng, nẹp hàm,… giúp điều chỉnh các cơ bất thường, tăng hoạt động của cơ miệng, hỗ trợ trẻ nói năng dễ dàng và rõ ràng hơn.
  • Nẹp, ghế có tác dụng trợ lực, xe lăn và khung tập đi cố định dáng đi và dáng ngồi giúp trẻ giữ thăng bằng, tập đi, tập ngồi, tăng cường khả năng hoạt động động lập, hạn chế tình trạng co rút dẫn đến mất khả năng hoạt động của cơ.
  • Dụng cụ chỉnh hình có khả năng kéo căng cơ hoặc định vị khớp.
  • Máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh, giúp trẻ có vấn đề về thính giác nghe rõ hơn.
  • Những dụng cụ hỗ trợ thị giác dành cho những trẻ mắt kém, mắt mờ do ảnh hưởng của bại não như kính lúp, sách khổ lớn, sách chữ nổi,… Một số trẻ sẽ cần sự can thiệp y tế để tăng cường thị lực

Sẽ có những máy móc và dụng cụ khác nhau hỗ trợ trẻ trong từng trường hợp, tùy thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của từng vấn đề. Có những trẻ chỉ cần sử dụng dụng cụ bổ trọ trong thời gian nhất định để cải thiện chức năng, nhưng cũng có trẻ phải sử dụng suốt đời.

4. Phẫu thuật nhằm cải thiện ảnh hưởng của bại não

Phẫu thuật là một trong những cách giúp cải thiện các tổn thương nghiêm trọng, nguy hiểm, và không thể can thiệp bằng những phương pháp trị liệu thông thường. Những trẻ có vấn đề về thị lực, thính lực, bất thường trong cơ quan ngôn ngữ, có vấn đề khi cử động chân, bàn chân, cánh tay, cổ tay, hông và một số bộ phận khác có thể can thiệp bằng phẫu thuật, sau đó dùng vật lý trị liệu để khôi phục.

Phẫu thuật bại não có thể giúp trẻ:

  • Hạn chế co rút, co cứng cơ hoặc cơ quá mềm, giúp giảm đau và giảm run khi trẻ hoạt động
  • Cố định khớp và gân, chỉnh sửa các dị tật bàn tay, bàn chân hay cột sống, ngăn ngừa trật khớp, biến dạng khớp
  • Giúp trẻ giữ thăng bằng tốt hơn, cải thiện tư thế ngồi và khả năng đi đứng
  • Tăng cường độ phối hợp giữa các cơ, giúp trẻ cử động và cầm nắm tốt hơn

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên trong trường hợp bại não khiến trẻ bị co cứng và co rút cơ nghiêm trọng, hoặc gặp một số vấn đề về tai, miệng, mắt khiến trẻ mất khả năng sinh hoạt bình thường, khiến việc đi lại và vận động đau đớn, khó khăn. Trong trường hợp này, vật lý trị liệu không thể giúp cải thiện vấn đề.

Phẫu thuật có thể điều chỉnh hoặc cải thiện tình trạng biến dạng tứ chi và cột sống, giúp trẻ di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, phẫu thuật cũng giúp ngăn cản một số ảnh hưởng xấu nghiêm trọng hơn theo thời gian, giúp trẻ giảm đau đớn và những biến chứng trong tương lai. Phẫu thuật sẽ diễn ra vào những thời điểm thích hợp tùy vào độ tuổi, sự tiến bộ và mức độ cải thiện chức năng của trẻ.

bệnh bại não có di truyền không
Những phương pháp cải thiện kể trên có thể giúp trẻ giảm bớt ảnh hưởng của bại não, mang đến cơ hội mới cho trẻ trong cuộc sống tương lai

Hy vọng qua bài viết này, phụ huynh đã trẻ lời được câu hỏi bệnh bại não có di truyền không, và biết cách giúp trẻ vượt qua những tổn thương mà bại não mang đến. Trẻ rất cần tình thương và sư chăm sóc của cha mẹ để nhanh chóng quay về cuộc sống bình thường.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não sớm
Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não sớm trong thai kỳ? Giải đáp

Siêu âm được biết đến là một trong các phương pháp hiệu quả có thể sớm phát hiện các dị tật ở thai nhi. Tuy...

Trẻ bại não thể múa vờn
Trẻ bại não thể múa vờn: Cách điều trị và phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể múa vờn thường được đặc trưng bởi những tổn thương có liên quan đến các cử động, hành vi xáo trộn,...

trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Cơ quan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ tổn thương với bất cứ tác động nào dù là nhỏ nhất, chẳng...

trung tâm can thiệp sớm trẻ tự kỷ tại Hà Nội
Top 5 trung tâm can thiệp sớm trẻ tự kỷ, bại não tại Hà Nội uy tín

Những đứa trẻ tự kỷ, bại não thường gặp nhiều khiếm khuyết trong cuộc sống, trẻ khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác xã...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort