Phục hồi chức năng cho trẻ bại não: 7 Phương pháp hiệu quả
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não được xem là biện pháp hỗ trợ quan trọng góp phần giúp trẻ cải thiện tốt các chức năng đang bị khiếm khuyết, thiếu hụt. Nếu có thể thực hiện trong giai đoạn sớm thì trẻ sẽ có thêm nhiều cơ hội được phục hồi và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Vì sao trẻ bại não cần phục hồi chức năng?
Bại não là một chứng bệnh bẩm sinh do ảnh hưởng của những tổn thương nghiêm trọng từ não bộ khiến cho sự phát triển, hoạt động của các chức năng vận động, ngôn ngữ, giác quan, cảm giác của trẻ nhỏ gặp phải nhiều khiếm khuyết, cảm trở. Đây là thuật ngữ chỉ đến một nhóm rối loạn thần thường thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, khởi phát sớm trước năm 2 đến 3 tuổi và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ.
Các tác động tiêu cực của bại não đối với trẻ thường kéo dài vĩnh viễn và những phương pháp hỗ trợ can thiệp chỉ mang tính chất hỗ trợ phục hồi, cải thiện các chức năng ở mức độ nhất định. Theo đó, những trẻ bị bại não sẽ có những tổn thương và triệu chứng khác nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ nên việc can thiệp cũng sẽ có phần riêng biệt dựa vào từng tình trạng.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, phần lớn những trẻ bại não đều có xuất hiện các thiếu hụt về khả năng vận động, chậm phát triển về tâm thần, các vấn đề về thị giác, xúc giác, thính giác, ngôn ngữ, giao tiếp, động kinh, co giật,…Để giúp khắc phục tốt những rối loạn này thì phục hồi chức năng được xem là biện pháp quan trọng, hiệu quả nhất hiện nay.
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não sẽ giúp sẽ dần nâng cao và cải thiện tốt các chức năng đã bị mất hoặc bị khiếm khuyết. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì quá trình phục hồi chức năng cần được thực hiện trong giai đoạn sớm để giúp trẻ cải thiện tốt các chức năng, tự chủ trong sinh hoạt và hòa nhập với cộng đồng hiệu quả.
Bên cạnh đó, phục hồi chức năng cần được thực hiện một cách toàn diện về nhiều khía cạnh phát triển, sinh hoạt đời sống khác nhau. Cũng bởi mỗi trẻ nhỏ cần được phát triển về mọi mặt, cả về vận động, giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, kỹ năng xã hội, tâm lý,….
Trong thực tế những năm gần đây, tỷ lệ trẻ bại não đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tình trạng này không chỉ gây nên nhiều cản trở đối với sự phát triển của trẻ mà còn tạo thêm gánh nặng cho gia đình cùng toàn xã hội.
Chính vì thế, áp dụng phục hồi chức năng cho trẻ bại não mang ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với việc giảm bớt những áp lực mà bại não gây ra. Đồng thời đây cũng chính là cơ hội để trẻ bại não dần cải thiện chức năng, đáp ứng tốt với cuộc sống một cách lành mạnh, tích cực nhất.
Các phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Như đã chia sẻ, mỗi tình trạng trẻ bại não sẽ có những triệu chứng và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chính vì thế, quá trình phục hồi chức năng cho trẻ cũng sẽ cần được cân nhắc để lựa chọn được phương pháp phù hợp, hiệu quả, đáp ứng tốt tình trạng khiếm khuyết của trẻ.
Dưới đây là một số phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não thường được áp dụng như:
1. Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là một trong các phương pháp phục hồi chức năng luôn được sử dụng cho trẻ bại não ở nhiều thể bệnh khác nhau. Mặc dù mỗi trẻ bại não sẽ có những khiếm khuyết về chức năng riêng biệt thì phần lớn sự rối loạn vận động luôn sẽ là biểu hiện đặc trưng và thường trực ở mỗi trẻ.
Trẻ thường mất kiểm soát về khả năng vận động tay chân, tứ chi hoặc toàn bộ cơ thể. Sự phát triển vận động của trẻ bại não cũng sẽ bị hạn chế, yếu kém hơn so với thông thường. Ví dụ như trẻ thường gặp khó khăn trong việc lẫy, ngồi, quỳ, bò, đi, đứng, chạy nhảy hoặc giữ thăng bằng.
Các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá mức độ rối loạn của mỗi trẻ nhỏ và có sự lựa chọn về phương pháp cải thiện vận động để giúp trẻ điều chỉnh tốt các tư thế bất thường, ngăn chặn sự mất kiểm soát về tay chân, cơ thể. Các bài tập vận động trị liệu cũng sẽ hướng đến việc nâng cao chức năng phát triển của trẻ, giúp trẻ chủ động hơn trong việc sử dụng các vận động.
2. Phục hồi giao tiếp và ngôn ngữ
Song song với các rối loạn vận động thì sự hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp cũng là một trong các vấn đề thường gặp ở trẻ bại não. Trẻ thường sẽ chậm nói, khả năng tiếp thu, vận dụng ngôn ngữ, lời nói sẽ gặp nhiều cản trở hơn so với mức thông thường.
Vì thế, việc ứng dụng các phương pháp phục hồi ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ bại não là điều cần thiết và nên được thực hiện trong những năm tháng đầu đời để đạt được kết quả tốt hơn. Tập luyện ngôn ngữ cho trẻ càng sớm sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tương tác, tiếp xúc và hòa nhập hơn với cộng đồng, xã hội.
Tùy vào độ tuổi của mỗi trẻ, các chuyên gia sẽ biết cách lựa chọn một số cách phục hồi phù hợp, ví dụ như sử dụng hình ảnh, tranh vẽ, giao tiếp qua nét mặt, cử chỉ,…Một số trường hợp cũng cần hỗ trợ cải thiện các hoạt động ở cơ miệng, hàm, lưỡi để giúp trẻ có thể phát âm hiệu quả, thuận tiện hơn.
3. Phục hồi qua sinh hoạt hàng ngày
Do gặp phải các cản trở về nhiều chức năng nên phần lớn trẻ bại não thường sẽ khó khăn trong việc chủ động sinh hoạt, trẻ cần có sự giúp đỡ, chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình, người thân. Vì thế, quá trình phục hồi chức năng cho trẻ bại não cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc nâng cao kỹ năng sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ tự lập hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc huấn luyện kỹ năng sinh hoạt cần được tiến hành song song với tất cả các phương pháp phục hồi chức năng khác. Trẻ bại não cần học cách ăn uống, đi vệ sinh, thay quần áo,…để giảm bớt các gánh nặng cho gia đình, xã hội.
4. Phục hồi giáo dục
Phục hồi giáo dục cho trẻ bại não sẽ được áp dụng với hai hình thức đó là giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập. Với biện pháp phục hồi này, trẻ bại não sẽ có thêm cơ hội để được hòa nhập, tương tác tốt với xã hội và có điều kiện để được tham gia nhiều hoạt động lành mạnh, tích cực trong cuộc sống.
Để có thể phát huy tốt hiệu quả của phương pháp phục hồi này thì chuyên gia, gia đình cần đặt trẻ làm vị trí trung và tập trung vào việc xây dựng tốt các mối quan hệ lành mạnh, tích cực giữa trẻ với gia đình, gia hội. Bên cạnh đó, quá trình giáo dục cho trẻ đòi hỏi nhiều sự cố gắng, nỗ lực và kiên trì bởi để trẻ bại não được hòa nhập cộng đồng thực chất là một hành trình dài đầy khó khăn và thử thách.
5. Điện trị liệu
Điện trị liệu là phương pháp sử dụng tử ngoại B với bước sóng 280-315nm thường áp dụng cho các trường hợp bệnh bại não có còi xương – SĐ hoặc bại não thể nhẽo. Đối với phương pháp phục hồi chức năng này sẽ không được khuyến khích sử dụng cho trẻ bại não có kèm theo triệu chứng động kinh, suy thận, suy gan, lao phổi, chàm cấp để tránh gây ra các nguy hiểm, biến chứng nghiêm trọng.
Một số phương pháp điện thấp tần thường được sử dụng như:
- Galvanic dẫn CaCl2 cổ.
- Galvanic dẫn CaCl2 lưng.
- Dòng Galvanic ngược thân.
- Dòng Galvanic ngược khu trú chi trên.
- Dòng Galvanic ngược khu trú chi dưới.
- Dòng Galvanic ngắt quãng (xung chữ nhật hoặc tam giác) khu trú.
6. Thủy trị liệu
Tương tự như phương pháp điện trị liệu, thủy trị liệu là cách phục hồi chức năng thường được chỉ định áp dụng cho trẻ bại não không có động kinh lâm sàng. Mục đích chính của phương pháp này đó chính là hỗ trợ trẻ thư giãn, giúp giảm bớt các trương lực cơ và gia tăng khả năng vận động có ý thức ở người bệnh.
Trẻ bại não khi được hỗ trợ áp dụng thủy trị liệu sẽ được ngâm trong bồn nước xoáy Hubbard hoặc bể bơi. Thời gian ngâm thường sẽ kéo dài từ khoảng 20 đến 30 phút và nhiệt độ nước cần được đảm bảo ở mức 36 đến 38 độ C.
7. Tiêm thuốc giãn cơ
Tiêm thuốc giãn cơ cũng được xem là một trong các biện pháp phục hồi chức năng hiệu quả dành cho trẻ bại não. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng cho những trẻ bại não thể co cứng nhằm giúp giảm bớt trương lực cơ, hỗ trợ gia tăng kiểm soát các vận động có ý thức, phòng chống tốt tình trạng biến dạng ở người bệnh.
Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá và xác định cụ thể về mức độ trương lực cơ của mỗi trường hợp. Sau đó họ sẽ tiến hành xác định điểm vận động và đánh dấu cụ thể về vị trí cần tiêm thuốc.
Thông tin bài viết trên đây đã chia sẻ về những phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ bại não. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mỗi trẻ nhỏ mà việc lựa chọn phương pháp cũng sẽ được tiến hành kỹ lưỡng, cẩn trọng để mang đến hiệu quả tốt nhất, giúp trẻ cải thiện các chức năng và hòa nhập tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!