Những tác hại của smartphone đối với trẻ em cực khủng khiếp

Những tác hại của smartphone đối với trẻ em là một trong các vấn đề thường xuyên được bàn luận và cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt là đối với thời đại 4.0 hiện nay, trẻ nhỏ được tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngay từ rất sớm, thậm chí có những trường hợp trẻ nghiện điện thoại và gây ra các hậu quả khủng khiếp. 

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Việc để trẻ liên tục sử dụng smartphone ngay từ nhỏ sẽ khiến cho trẻ đối diện với nhiều tác hại nghiêm trọng.

Thực trạng trẻ em sử dụng smartphone hiện nay

Smartphone, thiết bị điện tử thông minh hiện nay đang là một trong các công cụ được sử dụng phổ biến. Có thể thấy, bất kỳ gia đình nào cũng đều trang bị cho mình những chiếc điện thoại, máy tính, ipad,…với đầy đủ các chức năng nhằm phục vụ tốt cho các nhu cầu cá nhân, công việc.

Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ cùng với nhịp sống vội vã và bận rộn của xã hội ngày nay nên phần lớn trẻ em đã được tiếp cận rất sớm với các thiết bị thông minh. Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến khoảng gần 20% các trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sử dụng điện thoại và có gần 60% trẻ trên 5 tuổi thường xuyên tiếp xúc với smartphone, laptop.

Theo khảo sát nhận thấy rằng, phần lớn trẻ nhỏ sử dụng điện thoại để chơi game, nghe nhạc, đọc truyện, xem phim hoặc phục vụ cho việc học tập. Thời lượng trung bình một đứa trẻ dùng điện thoại chiếm khoảng 30 phút đến 2 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt, con số này còn gia tăng đáng kể vào những ngày nghỉ lễ, tết.

Mặc dù không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà chiếc smartphone mang đến cho con người. Nó có thể giúp chúng ta cập nhật nhanh chóng các thông tin trên toàn thế giới, trao đổi và giữ liên lạc với bạn bè, người thân, hỗ trợ tốt cho học tập, công việc hoặc là công cụ giải trí cho mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, việc sử dụng smartphone quá mức cũng chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của các chuyên gia cho biết rằng, việc để trẻ em sử dụng điện thoại thông minh quá 2 tiếng mỗi ngày đồng nghĩa với việc bạn đang dần giết chết trẻ.

Những tác hại khôn lường của smartphone đối với trẻ em

Các tác hại của smartphone đối với trẻ em đã được kiểm chứng cụ thể qua rất nhiều các con số. Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, việc cho trẻ sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị thông minh quá nhiều và liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức, khuynh hướng giao tiếp và gia tăng khả năng mắc phải các chứng bệnh về mắt ở trẻ.

Hiểu rằng các nhiều bậc phụ huynh do quá bận rộn với công việc, không có nhiều thời để chăm sóc con cái nên lựa chọn cách cho con sử dụng điện thoại để con không phá phách, quấy rầy mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc để trẻ nhỏ phụ thuộc quá nhiều vào chiếc smartphone sẽ khiến cho các ông bố, bà mẹ phải trả giá rất đắt.

Chính vì thế, trước khi cho trẻ sử dụng điện thoại, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ đến những tác hại khôn lường sau đây:

1. Ảnh hưởng đến thị lực

Thị lực kém, gia tăng khả năng mắc phải các bệnh liên quan đến mắt là một trong những hệ lụy nguy hiểm và thường được nhắc đến đối với việc sử dụng smartphone quá nhiều ở trẻ em. Do mắt của trẻ em còn rất yếu, khi tiếp xúc liên tục với điện thoại có cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị tổn thương.

Khi sử dụng điện thoại, trẻ nhỏ thường nhìn chằm chằm vào màn hình và có những tư thế không đúng. Đồng thời, mắt của trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển nên việc liên tiếp tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại sẽ khiến cho mắt trẻ yếu đi, thị lực giảm nhanh chóng.

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Trẻ nhỏ sử dụng điện thoại lâu ngày trong bóng tối sẽ làm suy giảm thị lực, khiến mắt hoạt động kém.

Dựa vào số liệu khảo sát từ Viện Chính sách Y tế của Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ (AOA) cho biết, sự gia tăng của các vấn đề về mắt đều có sự liên quan đến quá trình sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh trong thời gian kéo dài. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ dần làm tổn thương các tế bào biểu mô ở võng mạc, từ đó làm cho mắt không thể hoạt động tốt.

Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo, thường xuyên dùng điện thoại vào ban đêm, những nơi không có đủ ánh sáng sẽ làm cho đồng tử giãn nỡ ra. Làm gia tăng tiếp xúc với thủy tinh thể, ngăn chặn sự di chuyển của thủy dịch ở hậu phòng ra tiền phòng, từ đó gây nên tình trạng tăng nhãn áp.

Không những thế, việc các bậc phụ huynh thường xuyên sử dụng điện thoại để chụp lại những khoảnh khắc đáng yêu của trẻ cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe giác mạc, làm cho chúng mỏng và yếu đi. Trong thực tế, đã có một vài trường hợp do người lớn liên tục chụp ảnh nhưng không tắt đền flash đã khiến cho trẻ nhỏ bị giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.

2. Sa sút khả năng học tập

Smartphone cũng chính là một trong các trợ thủ đắc lực hỗ trợ tốt cho quá trình học tập của mỗi trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong đợt đại dịch Covid 19 vừa qua, các em học sinh, sinh viên phải liên tục sử dụng điện thoại trong thời gian dài để có thể theo kịp tiến độ học tập online.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường xuyên phó mặc cho con sử dụng điện thoại, không quản lý thời gian lướt web hoặc thường để con tự học online để có thể rảnh thời gian làm những công việc khác. Do không có sự giám sát của người lớn, trẻ nhỏ thường dễ sử dụng điện thoại với mục đích khác và không thể kiểm soát tốt sự tò mò, hấp dẫn của bản thân.

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Khả năng học tập của trẻ nhỏ sẽ bị sa sút đáng kể nếu trẻ phụ thuộc quá nhiều vào smartphone.

Theo như chia sẻ của các giáo viên, việc trẻ nhỏ học tập sa sút, kết quả học tập càng đi xuống chủ yếu là do tác động tiêu cực đến từ việc dùng điện thoại quá mức. Nhiều trẻ nhỏ hiện nay khi đi học luôn mang theo điện thoại di động, chúng thường xuyên sử dụng để nhắn tin, chơi game hoặc tạo dựng cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội.

Cũng chính vì sự hấp dẫn của chiếc smartphone mà trẻ nhỏ dần không thể tập trung vào việc học, xao nhãng bài vở và hậu quả là trẻ bị tụt lại so với các bạn cùng trang lứa. Khi bị phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, trẻ nhỏ dường như sẽ dành hầu hết thời gian của mình chỉ để sử dụng điện thoại, laptop, ipad mà quên đi việc học tập.

3. Gây mất ngủ

Mất ngủ là một trong các tác hại nghiêm trọng và thường thấy nhất của smartphone. Việc trẻ em liên tục sử dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến cho giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo.

Theo nghiên của Hiệp hội Tâm lý học Anh nhận thấy rằng, trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng điện thoại sẽ dễ mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Tình trạng này nếu liên tục kéo dài và không được can thiệp tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, suy giảm nhận thức ở trẻ nhỏ.

Đặc biệt là khi trẻ sử dụng điện thoại về đêm, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại sẽ làm ức chế sản sinh melatonin. Đây là loại hormone tự nhiên được sản sinh ở tuyến tùng có tác dụng ổn định thần kinh và duy trì giấc ngủ chất lượng. Hiểu theo cách đơn giản thì khi lượng melatonin được sản sinh nhiều thì cơ thể sẽ càng chìm vào giấc ngủ sâu và ngon.

Tuy nhiên, do ánh sáng xanh từ điện thoại đã làm hạn chế việc sản sinh ra loại hormone này nên khiến cho cơ thể khó ngủ, mất ngủ liên tục. Nguồn ánh sáng quá mạnh phát ra từ thiết bị thông minh đã đánh lừa não bộ nghĩ rằng đó chính là thời điểm ban ngày và cơ thể sẽ dần ngừng việc sản sinh ra melatonin khiến trẻ nhỏ không buồn ngủ hoặc khó có thể đi vào giấc ngủ sâu.

4. Giảm sự tập trung, trí nhớ kém

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, việc cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến trẻ gia tăng nguy cơ bị mất tập trung. Trẻ nhỏ sẽ khó có thể chú ý hay tập trung quá lâu vào bất kỳ hoạt động nào xảy ra xung quanh. Đồng thời, các hành vi của trẻ cũng sẽ bị rối loạn, khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, việc trẻ nhỏ bị phụ thuộc vào smartphone quá nhiều sẽ khiến cho bộ não dần lười biếng, suy giảm hoạt động, lâu dần dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ. Theo như chia sẻ của các chuyên gia nghiên cứu, việc sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ khiến cho bộ não hoạt động ít đi và phụ thuộc vào các thiết bị, từ đó dung lượng bộ nhớ của não bộ cũng bị suy giảm đáng.

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Trẻ nghiện điện thoại thường mất tập trung, trí nhớ suy giảm.

Trong thực tế, việc có được một chiếc điện thoại thông minh sẽ giúp chúng ta giảm bớt khối lượng thông tin cần phải ghi nhớ. Tất cả những gì cần nhớ đều có thể lưu trữ kỹ lưỡng thông qua smartphone. Chính vì thế, mà con người dần lãng quên đi não bộ của mình, không để chúng hoạt động thường xuyên khiến cho bộ não dần suy giảm chức năng.

Điều này đã được chứng minh cụ thể thông qua một cuộc khảo sát với hơn 6.000 người dùng điện thoại. Công ty an ninh mạng Kaspersky Lab nhận thấy rằng, có đến hơn 70% người dùng không thể nhớ được số điện thoại của người thân và có hơn 85% trường hợp không nhớ được số điện thoại ở cơ quan, trường học.

5. Gia tăng khả năng ung thư ở trẻ

Một tác hại không ngờ đến của smartphone đối với trẻ em đó chính là sự gia tăng khả năng bị ung thư. Trong rất nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, bức xạ từ điện thoại thông minh hoặc các thiết bị điện tử có thể gây ra tình trạng ung thư ở mọi lứa tuổi.

Vào năm 2011, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) cũng đã liệt kê tần số vô tuyến, trong đó có thiết bị điện thoại thông minh vào các tác nhân có thể gây ra ung thư. Cũng chính vào thời gian đó, những sự nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe con người khi dùng điện thoại cũng đã được xác nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Đặc biệt hơn, trẻ em chính là đối tượng có khả năng hấp thụ bức xạ đến hơn 60% vào não bộ. So với người trưởng thành, trẻ nhỏ sẽ hấp thu bức xạ vào xương, mô và da cao gấp 2 lần. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là tình trạng ung thư não.

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra phát hiện, chỉ cần mất khoảng 2 phút để nghe điện thoại cũng có thể làm thay đổi hoạt động của não trong khoảng 1 tiếng sau đó. Các sóng vô tuyến được phát ra từ smartphone sẽ dần xâm nhập vào não bộ và khiến cho hoạt động của bộ não bị gián đoạn, xáo trộn.

Tiến sĩ Devra cũng đã có bài phân tích sâu về vấn đề này, ông cho biết, não bộ của trẻ nhỏ có chứa nhiều dung dịch và hộp sọ sẽ mỏng hơn so với người trưởng thành. Vì thế, sự xâm nhập của bức xạ từ điện thoại sẽ cao hơn, gây tổn thương nhiều hơn và nguy cơ mắc ung thư cũng sẽ cao hơn 4 đến 5 lần.

6. Trẻ kém thông minh, chậm phát triển

Trẻ nhỏ sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ khiến trẻ kém thông minh, tốc độ phát triển không được đảm bảo. Đối với những đứa trẻ chưa biết nói (dưới 2 tuổi) nếu thường xuyên tiếp xúc với điện thoại, máy tính sẽ khiến trẻ bị hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ, chậm nói, vốn từ hạn hẹp hơn so với các trẻ cùng trang lứa.

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ tương tác nhiều để trẻ có thể học hỏi và tiếp thu thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, việc thường xuyên cho trẻ sử dụng điện thoại sẽ làm hạn chế khả năng học hỏi của trẻ nhỏ, trẻ không còn chú ý và hứng thú với những điều xảy ra xung quanh cuộc sống hàng ngày.

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Sử dụng điện thoại thường xuyên khiến trẻ nhỏ bị hạn chế về khả năng phát triển.

Trong thực tế, có nhiều ông bố, bà mẹ luôn cảm thấy tự hào khi con nhỏ sử dụng điện thoại một cách thành thạo mặc dù trẻ vẫn chưa biết nói chuyện, biết đọc chữ. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, đây chính là một trong những thói quen khiến cho nhiều trẻ nhỏ chậm phát triển, suy giảm trí thông minh.

Việc ngồi ì một chỗ xem điện thoại khiến cho trẻ nhỏ bị hạn chế về khả năng vận động, từ đó làm cản trở quá trình tự nhiên của trẻ. Tình trạng này cũng khiến cho trẻ không thể phát huy tốt khả năng học tập, tư duy bị hạn chế, nhận thức yếu kém.

Tìm hiểu thêm: [Cảnh báo] Smartphone khiến trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ

7. Smartphone cản trở sự giao tiếp, suy giảm tình cảm gia đình

Smartphone chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ nhỏ bị hạn chế về mặt giao tiếp và dần trở nên xa cách với mọi người xung quanh. Khi trẻ bị phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, trẻ sẽ dành hầu hết thời gian trong ngày chỉ để lướt web, chơi game, xem tin tức, nhắn tin, trao đổi qua các trang mạng.

Điều này khiến cho trẻ nhỏ không còn để ý đến bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh. Trẻ dường như sẽ không còn quan tâm đến những người bên cạnh, kể cả bố mẹ. Trẻ nhỏ dần chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi việc tương tác thực tế, không còn xem trọng và có nhu cầu duy trì các mối quan hệ lành mạnh.

Nhiều đứa trẻ còn xem điện thoại như một vật báu, đề cao vai trò của nó còn hơn cả những người thân thiết trong gia đình. Thậm chí có nhiều trường hợp khi không tìm thấy điện thoại hoặc bị tịch thu còn có thái độ chống đối, phản kháng, khóc lóc, ăn vạ và thù ghét bố mẹ.

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Smartphone chính là nguyên nhân phổ biến gây rạn nứt, xa cách tình cảm gia đình.

Cũng chính những điều này đã tạo nên một vách ngăn lớn giữa trẻ với thế giới xung quanh. Trẻ có thể ngồi hàng giờ đồng hồ để đăng status và trả lời comment trên các trang mạng nhưng không thể dành ra ít phút để trò chuyện, tâm sự với những người bên cạnh.

Điều này dần khiến cho trẻ nhỏ mất đi sự kết nối với thế giới hiện thực. Trẻ sẽ dần không còn khả năng giao tiếp hay duy trì một mối quan hệ bền vững. Lâu dần trẻ sẽ tự tách biệt ra với gia đình, xã hội, không thể phát triển tốt sự gắn kết tình cảm với những người xung quanh.

8. Các vấn đề về cổ

Khi sử dụng smartphone, điện thoại hay các thiết bị thông minh, trẻ em thường bị chìm đắm vào thế giới ảo mà quên đi những hoạt động đang diễn ra xung quanh. Trẻ thường ngồi im với một tư thế bất động trong một thời gian dài mà không cử động các cơ. Thậm chí có nhiều trẻ nhỏ còn nằm, ngồi khom lưng, nghiêng đầu, quẹo cổ để chơi game, xem phim.

Thông thường, chúng ta hay có thói quen nhìn xuống khi xem ipad, điện thoại. Cũng bởi, điện thoại thường được đặt dưới tầm mắt nên trẻ thường xuyên phải cúi đầu để xem. Bên cạnh đó, việc mải mê xem điện thoại làm cho trẻ không chú tâm nhiều đến dàng ngồi, điều này gây tổn thương và áp lực rất lớn đến cột sống cổ.

Khi duy trì tư thế này trong một thời gian dài, cổ, xương, đốt sống của trẻ nhỏ sẽ dần bị ảnh hưởng. Việc ngồi sai tư thế thường sẽ không gây ra hậu quả ngay lập tức nhưng nó sẽ khiến chúng ta đối mặt với những cơn đau kéo dài dai dẳng.

Các cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ từ ngày này qua ngày khác. Thậm chí có những trường hợp còn lan xuống lưng, cánh tay, vai, các ngón tay, khuỷu tay, khiến các bộ phận đau nhức liên tục và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời thường.

Bên cạnh đó, động tác lướt điện thoại được lặp đi lặp lại khiến cho ngón tay di chuyển theo một tư thế trong thời gian dài. Lúc đầu, có thể nó chỉ mang cảm giác tê, nhức thông thường. Tuy nhiên khi về lâu dàu, các khớp ở ngón tay có thể bị ảnh hưởng và gây ra những cơn đau mãn tính, làm suy giảm chức năng hoạt động.

9. Gia tăng khả năng mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần

Sử dụng smartphone trong thời gian dài và phụ thuộc quá nhiều vào nó có thể khiến cho bạn gia tăng khả năng mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đây được xem là tác hại nghiêm trọng và đáng lo ngại nhất của smartphone đối với trẻ em.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, ipad từ quá sớm và thường xuyên sẽ làm cho trẻ gia tăng nguy cơ bị lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi, mất tập trung, rối loạn tâm thần. Kết quả của một cuộc nghiên cứu chuyên sâu nhận thấy rằng, những người sử dụng điện thoại càng nhiều thì càng cảm thấy không hạnh phúc.

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Các vấn đề về tâm lý chính là tác hại nghiêm trọng của smartphone đối với trẻ em.

Trẻ nhỏ “nghiện” smartphone sẽ dần không còn hứng thú với những điều xảy ra xung quanh, trẻ thích ở một mình, có xu hướng tách biệt đối với những người xung quanh. Thậm chí, do còn quá nhỏ nên trẻ không thể biết cách chắt lọc thông tin lành mạnh, dễ tiếp xúc với những trang mạng mang tính chất xấu, tiêu cực.

Mặc dù điện thoại mang đến nhiều thông tin và sự tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, thiết bị thông minh này lại tìm ẩn nhiều mối đe dọa khủng khiếp mà chúng ta không thể lường trước được. Các bạn trẻ có thể bị đả kích, đe dọa, uy hiếp hoặc cô lập trên mạnh. Lâu dần hình thành tâm lý tổn thương, che giấu cảm xúc và phát sinh các rối loạn tâm thần nguy hiểm.

10. Béo phì

Béo phì cũng được xem là một trong các tác hại phổ biến của smartphone đối với trẻ em. Trẻ nhỏ khi phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại, iPad, laptop,…sẽ lười vận động, không muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào diễn ra xung quanh.

Nhiều trẻ còn dành hàng giờ đồng hồ để nằm ườn trên giường chơi game, lướt web, xem phim, nghe nhạc. Điều này khiến cho cơ thể không được vận động để tiêu hao nguồn thực phẩm được dung nạp vào, từ đó dễ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, việc liên tục sử dụng các thiết bị thông minh còn khiến cho trẻ rối loạn ăn uống, ăn không đều độ, thường xuyên dung nạp các loại thực phẩm độc hại, thức ăn nhanh, chế biến sẵn. Khi thói quen này kéo dài và không được can thiệp tốt sẽ khiến cơ thể trẻ dần tích tụ lượng mỡ thừa, không thể giải phóng năng lượng.

Theo thời gian, tình trạng béo phì tăng cao sẽ khiến cho trẻ nhỏ gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tim mạch. Trẻ không có sức đề kháng tốt, cơ thể yếu ớt nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Cha mẹ cần làm gì khi con “nghiện” smartphone?

Như đã chia sẻ, các tác hại của việc sử dụng smartphone thường xuyên là vô cùng lớn đối với trẻ nhỏ. Trong thực tế, những chiếc điện thoại, iPad cũng mang đến nhiều lợi ích đối với quá trình học tập và đời sống của trẻ em. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần có biện pháp quản lý, theo dõi hiệu quả để trẻ có thể kiểm soát tốt thời gian sử dụng, hạn chế những tác hại khôn lường.

Những tác hại của smartphone đối với trẻ em
Các hoạt động vui chơi ngoài trời có thể giúp giảm bớt thời lượng dùng smartphone ở trẻ nhỏ.

Cụ thể một số phương pháp hữu hiệu để các bậc phụ huynh có thể giúp con “cai nghiện” smartphone như:

  • Giới hạn về thời gian sử dụng của trẻ: Cha mẹ cần trao đổi với con về thời gian và số lần con có thể sử dụng điện thoại trong ngày, trong tuần. Chẳng hạn như quy định rằng trẻ có thể dùng điện thoại từ 30 đến 45 phút mỗi ngày sau giờ ăn trưa và tránh cho trẻ sử dụng vào trước giờ đi ngủ để hạn chế tình trạng mất ngủ.
  • Cha mẹ cần làm gương cho con: Trẻ nhỏ thường học theo các thói quen của người lớn và nếu như bạn cũng là một người “nghiện” điện thoại thì tất nhiên bạn khó có thể cấm con làm đều tương tự. Do đó, đầu tiên bạn cần quản lý tốt thời gian dùng điện thoại của mình, khi sinh hoạt tại nhà cùng trẻ bạn nên tránh bấm điện thoại hoặc ngồi hàng giờ trên laptop.
  • Giải thích cho con hiểu về các tác hại của điện thoại: Trẻ nhỏ từ trên 3 tuổi đã có thể hiểu rõ về những chia sẻ của mọi người xung quanh. Vì thế, cha mẹ hoàn toàn có thể trò chuyện và nói cho con hiểu về các ảnh hưởng nghiêm trọng của việc sử dụng điện thoại quá nhiều.
  • Giúp con tìm kiếm hoạt động giải trí mới: Nhiều trẻ liên tục chơi điện thoại cũng bởi vì trẻ không có cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh. Do đó, các bậc phụ huynh có thể tạo thêm cho con nhiều điều kiện để con được vui chơi, thư giãn ngoài trời hoặc khám phá các trò chơi bổ ích ngay tại nhà như vẽ tranh, ca hát, chơi mô hình, tham gia các hoạt động thể thao,…Lúc này trẻ sẽ dành phần lớn thời gian để vui chơi mà quên đi việc sử dụng điện thoại.
  • Trao thưởng cho trẻ: Đối với một đứa trẻ đã có thói quen dùng điện thoại liên tục trước đó thì việc cắt giảm ngay thời gian sử dụng của trẻ là đều không thể, thậm chí trẻ có thể kích động, chống đối dữ dội. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên cân chỉnh thời gian hợp lý và đưa ra phần thưởng khi trẻ có thể hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra. Ví dụ nếu trong 1 tuần, trẻ chỉ sử dụng điện thoại 30 phút mỗi ngày thì trẻ sẽ nhận được một món đồ chơi mà mình yêu thích.

Như vậy, có thể thấy, tác hại của smartphone đối với trẻ em là vô cùng to lớn và nguy hiểm. Mong rằng qua thông tin của bài viết này, các bậc phụ huynh có thể hiểu và kịp thời can thiệp, điều chỉnh tốt thời gian sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói: Khi nào cần can thiệp?

Trẻ gần 30 tháng tuổi là giai đoạn phát triển vượt trội về mọi khía cạnh, kể cả ngoại hình, tính cách và ngôn ngữ....

Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói
Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói và những điều cần lưu ý

Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý để có thể góp phần hiệu...

phương pháp Montessori
Dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà | Hướng dẫn chi tiết

Dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà hiện đang được áp dụng rất phổ biến cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp...

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói
Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói: Bất thường cần can thiệp sớm

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói là một trong các tình trạng bất thường cần được thăm khám và can thiệp sớm. Cũng bởi,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort