[Cảnh báo] Smartphone khiến trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ

Với sự phát triển của thời đại 4.0, phần lớn trẻ em hiện nay đã được tiếp xúc với điện thoại, tivi từ rất sớm, thậm chí trẻ có thể sử dụng Smartphone trong thời gian kéo dài. Tuy nhiên, thói quen sử dụng Smartphone  quá nhiều sẽ khiến trẻ có xu hướng chậm nói, không muốn sử dụng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh và gây nên nhiều trở ngại trong cuộc sống. 

Smartphone khiến trẻ chậm nói
Tỷ lệ trẻ em được sử dụng điện thoại, iPad ngay từ nhỏ hiện đang gia tăng đáng kể.

Vì sao Smartphone khiến nhiều trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ?

Trong thời đại phát triển công nghệ vượt bậc hiện nay thì việc sử dụng Smartphone, điện thoại, tivi, iPad là một trong những điều bình thường và vô cùng phổ biến ở hầu hết các gia đình. Từ trẻ nhỏ cho đến người già lớn tuổi đều có nhu cầu được sử dụng các thiết bị công nghệ để làm việc, giải trí, vui chơi, kết nối bạn bè, liên lạc với người thân.

Trong thực tế, các thiết bị công nghệ này mang đến rất nhiều lợi ích đối với đời sống của con người. Tuy nhiên, song song với đó nó cũng tiềm ẩn rất nhiều tác hại nghiêm trọng nếu chúng ta không biết cách sử dụng phù hợp.

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay luôn xem chiếc điện thoại như một “bảo mẫu” giúp họ trông chừng con cái, tránh việc con quấy khóc hoặc nghịch ngợm quá nhiều. Một đứa trẻ đang la khóc dữ dội có thể dễ dàng được dỗ dành nhờ vào việc ba mẹ cho xem điện thoại, cho trẻ chơi game trên máy tính bảng.

Tuy nhiên, việc để con cái được tiếp xúc với Smartphone khi còn quá sớm và không biết cách quản lý, kiểm soát việc sử dụng của con sẽ khiến trẻ phải đối diện với rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực, phổ biến nhất là tình trạng chậm nói ở nhiều trẻ nhỏ hiện nay. Smartphone được xem là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc thậm chí là rối loạn ngôn ngữ ở nhiều mức độ khác nhau.

Chậm nói được chia thành 2 loại chính, đó là trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ chậm nói tự kỷ. Trẻ chậm nói đơn thuần thường do sự rối loạn và hạn chế trong quá trình phát triển ngôn ngữ, vốn từ. Còn chậm nói tự kỷ là do sự ảnh hưởng của chứng tự kỷ khiến trẻ gặp nhiều khiếm khuyết trong việc tiếp nhận và hình thành ngôn ngữ giao tiếp.

Bên cạnh đó, theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thì việc trẻ nhỏ sử dụng Smartphone quá mức cũng có thể dẫn đến việc trẻ giảm nhu cầu tương tác trực tiếp và dần bị hạn chế về khả năng phát triển ngôn ngữ, dẫn đến chậm nói, rối loạn ngôn ngữ. Trong những năm trở lại đây, số lượng trẻ chậm nói do nghiện Smartphone đang ngày càng gia tăng đáng kể và gây nên rất nhiều cản trở đối với đời sống của trẻ nhỏ.

Smartphone khiến trẻ chậm nói
Sử dụng Smartphone khiến trẻ nhỏ bị hạn chế về khả năng phát triển ngôn ngữ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc để trẻ nhỏ liên tục sử dụng điện thoại, máy tính, tivi trong thời gian dài sẽ khiến trẻ dần phụ thuộc và bám dính vào các thiết bị đó. Trẻ nhỏ sẽ bị giảm dần nhu cầu được tương tác trực tiếp bên ngoài, đồng thời khó khăn trong việc đáp ứng với giọng nói và khuôn mặt của người thật.

Nhiều bậc phụ huynh thường có quan điểm sai làm về việc càng cho trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, thường xuyên xem các chương trình hoạt hình hay hướng tập nói qua màn hình máy tính sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Thậm chí có nhiều người còn vỗ tay hoan hô khi nghe thấy con nói theo một vài từ tiếng Anh trong video và xem đó là sự phát triển vượt trội của con.

Tuy nhiên, trong thực, quá trình tiếp nhận, hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ không hề đơn giản mà cần phải trải qua các giai đoạn vô cùng phức tạp. Trẻ cần phải có sự chú ý với đối tượng giao tiếp, chủ động nghe, nhu cầu tương tác, các hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ và có ngôn ngữ cùng kết hợp nhịp nhàng.

Vì thế, khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ không thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu phát triển ngôn ngữ tự nhiên. Phần lớn trẻ nhỏ chỉ quan sát bằng cách nhìn, hoàn toàn không có sự tương tác âm thanh qua lại từ 2 phía.

Bên cạnh đó, một số trẻ nghiện điện thoại sẽ có xu hướng sử dụng điện thoại quá nhiều, cả ngày lẫn đêm nên bị hạn chế tối đa thời gian tương tác trực tiếp với những người xung quanh, thậm chí không còn nhu cầu để trò chuyện. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ nhỏ không thể phát triển ngôn ngữ ổn định, chậm nói và đối diện với nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác.

Những tác hại khôn lường của Smartphone đối với trẻ nhỏ

Smartphone mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống của mỗi con người. Nó được xem là công cụ tiện ích giúp chúng ta có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, lưu trữ được một khối lượng lớn các dữ liệu, hỗ trợ tốt cho công việc, giúp kết nối giữa người và người, đồng thời là công cụ giải trí vô cùng tuyệt vời.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì trẻ dưới 3 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị điện từ và trẻ từ 3 tuổi trở lên nên hạn chế, có cách kiểm soát thời gian sử dụng của trẻ để tránh các tác hại tiêu cực sau đây:

1. Sử dụng Smartphone quá nhiều khiến trẻ bị cận thị

Việc liên tục dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad sẽ khiến cho nhiều trẻ nhỏ gia tăng nguy cơ bị cận thị, giảm thị lực. Cũng bởi, trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện về cấu trúc, hoạt động của mắt nên khi thường xuyên chơi điện thoại, ánh sáng xanh trong các thiết bị này sẽ làm tổn thương đến mắt và dễ khiến bị cận thị.

Smartphone khiến trẻ chậm nói
Ngoài di truyền thì Smartphone được xem là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị cận thị

Tình trạng này có thể dễ dàng nhận thấy khi tỷ lệ trẻ em ở các trung tâm, thành phố lớn có khả năng bị cận thị cao hơn các em ở vùng quê, nông thôn. Nếu không biết cách kiểm soát và điều chỉnh tốt cho trẻ thì tình trạng cận thị do Smartphone sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Kìm hãm quá trình phát triển cảm xúc, trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ

Như đã chia sẻ, Smartphone khiến nhiều trẻ bị chậm nói và khó phát triển toàn diện về ngôn ngữ. Đồng thời, trẻ cũng bị hạn chế về mặt cảm xúc, trí tuệ khiến cho quá trình giao tiếp và phát triển gặp nhiều cản trở.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ lạm dụng Smartphone ngày gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở trẻ từ 2 đến 7 tuổi. Tình trạng này khiến cho trẻ giảm bớt sự tương tác trực tiếp với những người thân xung quanh, đồng thời bị hạn chế nhiều về việc bộc lộ cảm xúc của bản thân.

3. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nhiều trẻ nhỏ do nghiện Smartphone nên có xu hướng sử dụng liên tục trong nhiều giờ liền, thậm chí là lấn át sang thời gian đi ngủ, nghỉ ngơi của bản thân. Có không ít các trường hợp trẻ nhỏ cố gắng thức khuya để bấm điện thoại, chơi game khiến cho giấc ngủ bị rối loạn và gián đoạn liên tục.

Lâu dần trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc hoặc thậm chí mơ gặp phải ác mộng, mơ thấy bản thân đang sử dụng điện thoại. Các chuyên gia cho biết rằng, ánh sáng xanh có trong màn hình các thiết bị điện tử sẽ làm ức chế hormone gây buồn ngủ, khiến cho người dùng bị biến đổi chu kỳ ngủ và làm rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

4. Smartphone làm ảnh hưởng đến khả năng học hỏi

Trong một số cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, sử dụng Smartphone quá nhiều chính là một trong các nguyên nhân làm suy giảm khả năng học hỏi của trẻ nhỏ, khiến trẻ trở nên sao nhãng, mất tập trung. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các thiết bị điện tử có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các giác quan vận động khiến cho khả năng học tập, tiếp thu của trẻ gặp nhiều trở ngại.

Smartphone khiến trẻ chậm nói
Dùng Smartphone quá nhiều khiến trẻ bị suy giảm khả năng học hỏi, tư duy, sáng tạo.

Bên cạnh đó, việc liên tục tham gia các trò chơi trực tuyến, tiếp xúc với các thông tin tiêu cực ở mạng xã hội sẽ khiến cho khả năng liên tưởng, sáng tạo của trẻ bị cản trở rất nhiều. Có không ít các trường hợp trẻ nhỏ do quá nghiện Smartphone nên khiến kết quả học tập bị sa sút, thua kém bạn bè.

5. Thiết bị công nghệ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần

Một tác hại khó lường của Smartphone mà ít người có thể biết được đó chính là nguy cơ làm gia tăng khả năng phát triển các vấn đề về sức khỏe thần kinh, các bệnh lý về tâm thần. Khi sử dụng điện thoại, iPad thì trẻ nhỏ dường như đã bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, trẻ chỉ tập trung vào những thứ diễn ra trong chiếc điện thoại.

Hơn thế, trẻ em vẫn chưa thể đủ nhận thức và khả năng để phân biệt, chọn lọc được các thông tin tích cực, lành mạnh trên mạng xã hội. Trẻ có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của các tình trạng bạo lực mang (cyberbulled) khiến tinh thần suy sụp, mệt mỏi và chán chường.

Nhiều trẻ nhỏ không biết cách phản kháng và nhờ đến sự hỗ trợ của người thân nên dễ bị lún sâu vào những cảm xúc tiêu cực, lâu dần hình thành nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, cảm xúc. Tình trạng này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây nên rất nhiều các ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khỏe, đời sống của trẻ.

Đây chỉ là các tác hại thường gặp mà Smartphone có thể gây ra cho người dùng nếu bạn không biết cách sử dụng phù hợp. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích mọi người nên có kế hoạch sử dụng thiết bị công nghệ hợp lý, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt là với trẻ em.

Làm sao để hạn chế trẻ chậm nói sử dụng Smartphone?

Như đã chia sẻ, việc sử dụng Smartphone quá nhiều sẽ khiến cho trẻ bị chậm nói và gây ra hàng loạt các tác hại nghiêm trọng khác. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và biết cách điều chỉnh thời gian sử dụng điện thoại của trẻ nhỏ, tránh để trẻ lạm dụng quá nhiều vào các thiết bị công nghệ.

Cụ thể một số cách hữu hiệu dành cho các bậc phụ huynh đang có con chậm nói do sử dụng Smartphone như sau:

1. Ba mẹ cần làm gương cho con

Để giúp con hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, việc đầu tiên cần thực hiện đó chính là làm gương cho con. Nếu ba mẹ suốt ngày cứ dán mắt vào màn hình máy tính, điện thoại thì khó có thể chỉ dạy và khuyên răn con không được sử dụng.

Cũng bởi trẻ nhỏ luôn cố gắng bắt chước theo các hành động và bị ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen của ba mẹ và những người thân trong gia đình. Chính vì thế, để còn ít xem điện thoại lại, các bậc phụ huynh cũng cần điều chỉnh thời gian sử dụng của mình, khi về nhà chỉ nên tập trung chơi với con thay vì việc cứ bấm điện thoại.

2. Tìm công việc thay thế

Bạn không thể bảo trẻ ngưng sử dụng điện thoại và bắt trẻ phải ngồi yên một chỗ. Vì thế, hãy tìm kiếm cho trẻ các hoạt động thay thế để hạn chế bớt thời gian trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ.

Smartphone khiến trẻ chậm nói
Khuyến khích trẻ làm việc nhà là cách hiệu quả để trẻ cai nghiện Smartphone

Các bậc phụ huynh có thể khuyến khích con đọc sách hoặc giao cho các nhiệm vụ đơn giản phù hợp với lứa tuổi của con, chẳng hạn như quét nhà, xếp quần áo, đổ rác, nhặt rau,….Khi trẻ bắt đầu tập trung để hoàn thành công việc được giao, trẻ sẽ dần quên đi sự chú ý đến chiếc điện thoại và đôi lúc cũng cảm thấy hứng thú với những công việc được giao phó hàng ngày.

Để gia tăng sự hấp dẫn ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên dành cho trẻ những lời khen, tán thưởng nếu trẻ có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, hãy đặt ra cho trẻ những mục tiêu trong tuần, trong tháng và đưa ra một mức thưởng hợp lý đúng với sở thích của trẻ để trẻ trở nên hào hứng hơn.

3. Giới hạn khu vực sử dụng Smartphone

Bạn có thể bắt gặp nhiều hình ảnh trẻ nhỏ xem điện thoại khi ăn, khi tắm, khi gia đình đang trò chuyện với nhau hoặc bất cứ lúc nào. Nhiều trẻ khi không được xem điện thoại, iPad sẽ khóc lóc, la hét và ăn vạ cho đến khi mong muốn đó được đáp ứng.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải cứng rắn hơn trong việc hạn chế thời gian dùng điện thoại của trẻ. Cách tốt nhất là hãy đưa ra những giới hạn về khu vực mà trẻ được phép sử dụng điện thoại. Cụ thể như trẻ không được dùng điện thoại trên bàn ăn, khi đi vệ sinh hoặc trong phòng ngủ,…

4. Đặt ra quy định về thời gian

Để kiểm soát tốt thời gian sử dụng điện thoại của trẻ, các bậc phụ huynh hãy đặt ra các quy định cụ thể để trẻ có thể hiểu rõ hơn về thời lượng mà bản thân có thể dùng Smartphone. Cụ thể, ba mẹ có thể cho trẻ xem điện thoại, tivi trong khoảng 30 đến 1 tiếng mỗi ngày sau bữa ăn.

Sau khi kết thúc thời gian sử dụng trong ngày, ba mẹ cần thu lại điện thoại để tránh trường hợp trẻ lén lút xem. Đồng thời, đối với những trẻ có phòng ngủ riêng, phụ huynh cũng không nên cho trẻ đem thiết bị vào phòng sẽ khiến cho quá trình kiểm soát không được đảm bảo.

Smartphone khiến trẻ chậm nói
Phụ huynh cần đặt ra quy định về thời gian sử dụng Smartphone ở trẻ nhỏ.

Hoặc nếu không thể quản lý được thời gian sử dụng điện thoại của trẻ, ba mẹ cũng có thể ngắt kết nối wifi ở những khu vực mà trẻ sinh hoạt hoặc vào ban đêm để trẻ không thể dùng được. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm thời để tránh việc trẻ lén lút chơi điện thoại, ba mẹ cũng nên tìm cách để khuyên bảo và giải thích cụ thể cho trẻ nghe về tác hại của điện thoại.

5. Gia tăng thời gian trò chuyện, vui chơi cùng trẻ

Việc trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng Smartphone sẽ khiến trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ. Vì thế, song song với các biện pháp hạn chế thời gian dùng điện thoại của trẻ nhỏ và các bậc phụ huynh cũng nên tăng cường thời gian trò chuyện, kích thích ngôn ngữ ở trẻ.

Thay vì để trẻ liên tục chìm đắm vào các thế giới ảo thì gia đình, người thân nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ và vui chơi với trẻ nhiều hơn. Bằng cách này trẻ sẽ dần cai nghiện điện thoại hiệu quả và gia tăng được ngôn ngữ một cách lành mạnh nhất.

Để gia tăng sự hứng thú với trẻ, các bậc phụ huynh cũng nên ưu tiên nói về những chủ đề mà trẻ yêu thích. Đồng thời, hãy tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới thực bên ngoài, cho trẻ khám phá nhiều điều mới mẻ và lý thú xoay quanh cuộc sống.

Nhờ thế mà trẻ nhỏ sẽ trở nên hoạt bát, mạnh dạn và có sự tự tin hơn đối với quá trình tương tác với xã hội. Ngoài ra, để gia tăng được sự hiểu biết và đáp ứng tốt nhu cầu được khai thác cuộc sống, trẻ cũng sẽ cố gắng để học hỏi ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt hơn với mọi người xung quanh, từ đó cải thiện tốt chứng chậm nói.

Thông tin bài viết trên đây đã chia sẻ với bạn đọc về những tác hại của Smartphone khiến cho trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ biết cách kiểm soát tốt thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của trẻ nhỏ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả, phòng tránh các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
5 Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cha mẹ nên áp dụng ngay

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ gây nên nhiều cản trở trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội và các sinh hoạt đời...

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Những tác hại của smartphone đối với trẻ em cực khủng khiếp

Những tác hại của smartphone đối với trẻ em là một trong các vấn đề thường xuyên được bàn luận và cũng là nỗi lo...

Bé bị ngọng có chữa được không?
Bé bị ngọng có chữa được không? Phương pháp khắc phục

Nói ngọng là một dạng rối loạn phát âm khiến cho nhiều trẻ nhỏ không thể tạo ra âm vị chuẩn của ngôn ngữ. Tình...

trẻ hay đánh bạn
Trẻ hay đánh bạn, gây hấn: Nguyên nhân và Cách xử trí phù hợp

Trẻ hay đánh bạn, hay gây hấn với bạn là điều không hề hiếm gặp. Đây có thể chỉ là biểu hiện bướng bỉnh của...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort