7 Phương pháp dạy trẻ nhút nhát dễ áp dụng, cha mẹ cần biết
Phương pháp dạy trẻ nhút nhát sẽ giúp những trẻ rất nhút nhát, ít nói, sợ hãi người lạ trở nên dạn dĩ, tự tin và có khả năng hòa nhập tốt hơn với những người xung quanh. Sự nhút nhát khiến trẻ không thể vui chơi, giao tiếp và rất khó hòa nhập với bạn bè khi đến tuổi đi học. Để giúp trẻ cải thiện vấn đề này, cha mẹ cần biết một số phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả để giúp trẻ tự tin hơn.
Vấn đề nhút nhát và thiếu tự tin ở trẻ
Tình trạng trẻ nhút nhát ít nói trong những năm đầu đời là phản xạ tự nhiên của cơ thể, khi trẻ chưa quen thuộc với thế giới xung quanh, và đang trong giai đoạn khám phá và học hỏi. Đây là một vấn đề hết sức bình thường với trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Chỉ khi ở cạnh người thân trẻ mới thoải mái và dạn dĩ vì không cảm thấy lo lắng, nhưng khi bị đưa vào môi trường lạ lẫm, trẻ sẽ lập tức thu mình lại, trở nên nhút nhát và ít nói như một cơ chế tự vệ.
Ngoài ra khi ở nơi đông người, khi trẻ nhận được quá nhiều sự chú, trẻ cũng sẽ thấy lạ lẫm và sợ hãi, tìm cách quay lại bên những người thân quen. Trẻ sẽ có biểu hiện ngại giao tiếp, trốn sau lưng người lớn, úp mặt vào vai cha mẹ, trốn trong góc khuất, bỏ chạy khi bị người lạ tiếp cận, không chào hỏi hay nhìn vào mắt người đối diện,… Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần có những phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả để trẻ giảm sự sợ hãi.
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự nhút nhát và ít nói của trẻ mà cha mẹ cần quan tâm. Chỉ khi xác định được lý do thật sự khiến trẻ thu mình và ngại giao tiếp, cha mẹ mới có biện pháp thích hợp để kích thích sự tự tin của trẻ, giúp trẻ tự tin và hoạt bát hơn. Một số lý do thường thấy bao gồm:
- Cha mẹ thường xuyên cãi nhau: Việc cha mẹ thường xuyên cãi nhau và khiến bầu không khí trong nhà trở nên ngột ngạt sẽ tác động trực tiếp đến trẻ. Trẻ con rất nhạy cảm với cảm xúc của người lớn, chứ không phải không biết gì như nhiều người vẫn nghĩ. Khi cảm thấy không khí trong nhà không vui vẻ, bị năng lượng tiêu cực từ phụ huynh ảnh hưởng, tâm lý của trẻ cũng sẽ không thoải mái. Điều này ngăn cản nhu cầu muốn nói chuyện, hình thành tâm lý nhút nhát, sợ sệt và thói quen ít nói để tránh gây thêm căng thẳng.
- Cha mẹ ít quan tâm đến trẻ: Những trẻ được cha mẹ quan tâm, có cơ hội giao tiếp và nói chuyện nhiều thường dạn dĩ, hoạt bát và có khả năng giao tiếp tốt hơn. Nếu trẻ không được cha mẹ đưa đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, không được khuyến khích giao tiếp thì trẻ không thể tự tin và giao tiếp lưu loát được. Quan tâm nhiều hơn đến suy nghĩ và cảm nhận của trẻ mới là phương pháp dạy trẻ nhút nhát đúng và giúp trẻ hòa nhập tốt hơn.
- Cha mẹ hay phê bình và so sánh trẻ: Nhiều phụ huynh có phương pháp dạy con sai lầm khi thường xuyên la mắng, đánh đập, phạt nặng và tạo áp lực cho trẻ. Những hành động này khiến trẻ sợ hãi, nhút nhát, không dám hoạt động nhiều hay nói chuyện nhiều vì sợ sai lầm và bị trách phạt. Việc tạo áp lực, buộc trẻ phải giao tiếp, hoặc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ cảm thấy tủi thân, giảm tự tin, và không có động lực giao lưu kết bạn.
- Cha mẹ chiều con quá mức: Việc chiều con quá mức cũng có thể khiến trẻ trở nên nhút nhát và ít nói. Nhiều trẻ ban đầu không thích nói chuyện hay hoạt động, nhưng nếu cha mẹ khích lệ và tạo môi trường thích hợp, trẻ sẽ nhanh chóng tự tin và hoạt bát hơn. Nhưng nếu trẻ tỏ thái độ không thích mà cha mẹ vẫn chiều theo thì lâu dần, trẻ sẽ không muốn giao tiếp và nói chuyện nữa. Trẻ sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, biết rằng bản thân có thể ảnh hưởng đến cha mẹ, mất đi động lực, sự chủ động trong cuộc sống, và quá phụ thuộc vào người khác.
Tuy nhút nhát là một biểu hiện thường thấy, và một số trẻ sẽ dần dạn dĩ hơn khi lớn lên, nhưng phụ huynh cũng không thể để tình trạng này kéo dài. Nhút nhát và ít nói có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giao tiếp, khiến trẻ khó xây dựng các mối quan hệ, cũng như gây hại đến việc hình thành tính cách của trẻ về sau. Trẻ nhút nhát và ít nói rất dễ bị xa lánh, cô lập, không có bạn bè, và trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.
Những điều này khiến trẻ ngày càng tự ti, nhạy cảm, không có động lực và mục đích trong cuộc sống, dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, ít giao tiếp, khó hòa nhập với xã hội, thích nhốt mình trong nhà,… Đặc biệt tình trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tự lập, học tập, công việc hay các mối quan hệ về sau của trẻ. Chính vì thế cha mẹ cần có những phương pháp dạy trẻ nhút nhát đơn giản, hiệu quả để trẻ tự tin và giao tiếp tốt hơn.
7 phương pháp dạy trẻ nhút nhát mà cha mẹ cần quan tâm
Khi thấy trẻ có biểu hiện nhút nhát, cha mẹ không nên tạo áp lực và khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Càng sợ hãi và căng thẳng, trẻ sẽ càng thu mình và chống cự việc giao tiếp với người xung quanh. Phụ huynh nên cho trẻ thấy việc giao tiếp không đáng sợ như trẻ vẫn nghĩ nhằm khuyến khích, tạo động lực cho trẻ cố gắng nhiều hơn. Hãy quan tâm đến nhu cầu và cảm nhận của trẻ.
Mục tiêu của những phương pháp dạy trẻ nhút nhát là kích thích nhu cầu giao tiếp, khiến trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong việc trò chuyện. Tình trạng nhút nhát và ít nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do trẻ không có môi trường giao tiếp hiệu quả, hoặc trẻ đang gặp trở ngại về tâm lý. Việc cải thiện môi trường giao tiếp thông qua phương pháp dậy trẻ nhút nhát thì đơn giản, nhưng vấn đề trở ngại tâm lý khó giải quyết hơn.
Do đó để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để được thăm khám và chẩn đoán. nếu sự nhút nhát, sợ hãi mà trẻ đang thể hiện đến từ chấn thương tâm lý, hoặc vấn đề sức khỏe thì cần sự can thiệp y tế. Các chuyên gia tâm lý sẽ có biện pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng tinh thần, vượt qua ám ảnh và cảm thấy tự tin hơn.
Sự can thiệp tâm lý từ sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giúp trẻ nhanh chóng trở nên hoạt bát, hòa nhập xã hội tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ chỉ để cập đến những phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả, đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng tạo nhà nhằm giúp trẻ cải thiện sự tự tin.
1. Tạo môi trường thoải mái cho trẻ
Tình trạng nhút nhát của trẻ trong giao tiếp có thể bắt nguồn từ môi trường và đối tượng giao tiếp. Có trẻ chỉ ít nói, căng thẳng hoặc sợ hãi khi đứng trước người lớn, nhưng hoàn toàn bình thường khi chơi đùa với bạn bè đồng trang lứa. Có trẻ lại nhạy cảm khi ở trong môi trường xa lạ, và sợ hãi khi đối diện là bất cứ ai. Cha mẹ cần xác định những tác nhân gây khó chịu cho trẻ để tìm cách giải quyết.
Đầu tiên, hãy tạo môi trường thoải mái cho trẻ, và giúp trẻ dần làm quen với những tác nhân mới. Ví dụ nếu trẻ không thoải mái khi tiếp xúc với bạn cùng tuổi thì hãy cho trẻ đi học để tăng cơ hội giao tiếp của trẻ, cũng như được giáo viên hỗ trợ. Cha mẹ hãy mời bạn bè của trẻ đến nhà thường xuyên hơn, khi ở trong môi trường quen thuộc, trẻ sẽ đỡ cảm thấy sợ hãi và tự tin hơn. Đây là phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả và dễ thực hiện.
Nếu trẻ gặp vấn đề khi tiếp xúc với người lớn ở nơi xa lạ, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài nhiều hơn. Phụ huynh hãy tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng rằng cha mẹ luôn ở bên bảo vệ trẻ. Hãy ôm trẻ, vỗ về và khuyến khích trẻ giao tiếp với thái độ thân thiện và kiên nhẫn. Trẻ có thể cảm nhận được năng lượng tích cực và tình yệu thương từ cha mẹ để mạnh mẽ và dạn dĩ hơn. Hãy cho trẻ thời gian để thay đổi.
2. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến
Trẻ sẽ cảm thấy tự tin và có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn nếu nhận ra, ý kiến và cảm xúc của mình được cha mẹ hưởng ứng và tôn trọng. Khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, đưa ra ý kiến và quyết định những điều liên quan đến bản thân trong mọi trường hợp là phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả. Trẻ cần được tạo thói quen độc lập, tự chủ để rèn luyện thái độ tự tin.
Cha mẹ nên bắt đầu từ những cuộc trò chuyện trong gia đình về bộ phim hoạt hình trẻ vừa xem, về câu chuyện trẻ vừa nghe kể, hay những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Hãy khơi gợi chúng một cách thật tự nhiên, và nghe trẻ nói lên suy nghĩ của bản thân. Điều này không chỉ kích thích trẻ nói nhiều hơn, mà còn giúp phụ huynh hiểu được góc nhìn và suy nghĩ của trẻ để giải thích và sửa đổi nếu có sai lệch.
Cha mẹ cũng không nên tự ý quyết định mọi thứ mà không hỏi ý kiến của trẻ. Hãy gợi ý những điều cụ thể, và để trẻ tự quyết định sẽ đi chơi ở đâu, hoặc mặc đồ gì khi ra ngoài, hỏi trẻ muốn ăn gì và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Cha mẹ cần tôn trọng những quyết định của trẻ liên quan đến cuộc sống hàng ngày để trẻ tự tin, mạnh mẽ, chịu thể hiện ý kiến và loại bỏ cảm giác rụt rè, nhút nhát.
3. Phương pháp dạy trẻ nhút nhát là phát triển tài năng sẵn có
Phát triển tài năng sẵn có của trẻ cũng là phương pháp dạy trẻ nhút nhát tốt và nên được áp dụng. Để trẻ tự tin vào giao tiếp và thoát khỏi tình trạng nhút nhát, cha mẹ nên chú ý những điểm mạnh của trẻ. Ví dụ nếu trẻ có tài năng về bất cứ lĩnh vực nào như ca hát, diễn kịch, chơi nhạc cụ, vẽ tranh, hoặc bất cứ tài lẻ nào khiến trẻ tự hào và thích thú thì nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện.
Trẻ có thể biểu diễn trước mặt cha mẹ, người thân, hoặc khuyến khích trẻ biểu diễn trong những ngày lễ hội của trường. Ban đầu trẻ sẽ cảm thấy bối rối, ngượng ngùng nhưng chỉ cần cha mẹ cổ vũ nhiệt tình và có thái độ tích cực, trẻ sẽ dần dần dũng cảm, tự tin hơn và không còn lo sợ rụt rè nữa. Những màn trình diễn hay tài năng của trẻ không cần hoàn hảo hay xuất sắc, mà quan trọng là cha mẹ giúp trẻ nhận ra bản thân có tự tin làm được điều mình thích.
Hãy khuyến khích trẻ biểu diễn trước nhiều người, ban đầu là người trong gia đình để trẻ cảm thấy tự tin hơn. Sau đó để trẻ biêu diễn trước thấy cô, bạn bè, và người lạ để trẻ đỡ cảm thấy bối rối. Dù trẻ có làm tốt hay không thì cũng nên động viên, khen ngợi chứ không nên tỏ thái độ hay la mắng trẻ khi trẻ thể hiện không tốt. Càng tạo áp lực thì trẻ càng thiếu tự tin, thế nên hãy để mọi thứ tự nhiên.
4. Khen ngợi trẻ đúng cách
Khen ngợi cũng là một môn nghệ thuật vì không phải lúc này lời khen cũng mang đến tác dụng tốt. Nếu cha mẹ khen ngợi quá đà, không đúng sự thật sẽ khiến trẻ có tâm lý ảo tưởng về năng lực bản thân. Lời khen sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp sẽ khiến trẻ tự mãn, không tiếp thu sự phê bình và góp ý. Trẻ cũng rất dễ bị sốc và suy sụp khi nhận được những ý kiến trái chiều.
Do đó cha mẹ nên chú ý khen ngợi vừa phải, giúp trẻ học được sự tự tin, nhưng kèm theo đó là sự khiêm tốn và cố gắng không ngừng. Khen ngợi và động viện trẻ hợp lý là phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả giúp tăng sự tự tin, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và sự nhút nhát của trẻ. Trẻ sẽ tự tin thể hiện cá tính, dũng cảm, và học được cách vượt qua rào cản tâm lý.
Những trẻ được cha mẹ quan tâm, khích lệ luôn phát triển khỏe mạnh, tự tin, biết cách thể hiện tài năng và cá tính, cũng như mạnh dạn và chủ động hơn trong việc giao tiếp. Ngoài những lời khen thì cha mẹ cũng nên góp ý với trẻ một cách tinh tế và nhẹ nhàng nếu trẻ làm sai, không nên để trẻ tự mãn về khả năng của bản thân. Lời khen và lời góp ý luôn phải song hành với nhau đúng cách.
5. Không so sánh và tạo áp lực cho trẻ
Không đặt mục tiêu quá cao cho trẻ, không so sánh trẻ với bạn bè, và không tạo áp lực cho trẻ là 3 điều cha mẹ cần làm nếu muốn trẻ loại bỏ sự rụt rè. Những phương pháp dạy trẻ nhút nhát sẽ hoàn toàn thất bại nếu trẻ không cảm thận được sự khích lệ, công nhận và tình thương của gia đình. Do đó, quá trình dạy trẻ cần sự kiên trì, bình tĩnh và nhẫn nại rất lớn từ phía cha mẹ.
Nhiều phụ huynh đặt mục tiêu quá cao, và ép buộc trẻ phải dũng cảm, tự tin ngay lần đầu tiếp xúc với môi trường xa lạ. Sự ép buộc này có thể tạo nên cú sốc tâm lý nặng nề với một đứa trẻ, vì chúng chưa sẵn sàng để thoát khỏi vòng bảo vệ an toàn của cha mẹ. Càng ép buộc và tạo áp lực thì trẻ cáng khó chịu, càng sợ sai lầm và sợ bị la mắng. Hậu quả là trẻ lại càng nhút nhát và rụt rè hơn.
Đặc biệt, việc so sánh trẻ với bạn bè một cách thái quá không khích lệ trẻ cố gắng, mà còn khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, hoài nghi vào bản thân. Trẻ là một cá thể độc lập và cần được công nhận một cách độc lập. Cha mẹ nên tự hào về những tài năng của trẻ, chứ không nên kích thích bằng cách so sánh trẻ với bạn bè. Điều này làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trả ngại tiếp xúc hơn.
6. Tạo nhiều cơ hội giao tiếp là phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả
Cha mẹ hãy dùng mọi cơ hội để kích thích trẻ tập nói, và khích lệ trẻ phát biểu ý kiến. Trẻ càng hoạt ngôn thì sự tự tin sẽ càng dâng cao, do đó việc phát triển ngôn ngữ cần được xem trọng. Muốn trẻ trở nên hoạt ngôn thì chính cha mẹ cần chủ động nói chuyện với trẻ, tạo điều kiện để trẻ giao tiếp với càng nhiều người càng tốt. Cha mẹ nên đưa trẻ đến công viên, khu vui chơi để trẻ có cơ hội gặp nhiều người.
Khi thấy cha mẹ trò chuyện vui vẻ, và được tạo cơ hội nói chuyên với người lớn, trẻ sẽ quen với việc thường xuyên giao tiếp. Ban đầu trẻ chỉ sẽ trả lời những câu ngắn gọn, ít phản ứng với mọi người. Nhưng lâu dần, trẻ sẽ quen với không khí nhộn nhịp và những người xa lạ, trẻ bắt đầu có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn. Duy trì phương pháp dạy trẻ nhút nhát này trong thời gian dài sẽ giúp trẻ dần tự tin và hoạt ngôn hơn.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần chú ý theo sát trẻ trong quá trình trẻ khám phá và giao tiếp với mọi người. Hãy dạy trẻ những điều nên làm và không nên làm khi ở nơi công cộng, dạy trẻ cách tự vệ khi gặp rắc rối. Nếu trẻ biết được mình cần làm gì, trẻ sẽ có tự tin và can đảm hơn. Khi đưa trẻ đến công viên, nơi đông người tuyệt đối phải luôn theo sát trẻ để tránh những sự cố không mong muốn
7. Đừng gắn mác nhút nhát cho con
Phụ huynh không nên áp đặt cái mác “nhút nhát”, “hiền lành”, “khờ” lên người trẻ, để trẻ cảm thấy bản thân thật sự là con người như vậy. Sự khẳng định của cha mẹ sẽ biến thành gông cùm khiến trẻ cảm thấy mất tự tin. Thay vào đó, hãy khích lệ bằng câu “con làm được”, “con của bố/mẹ giỏi nhất”, “chào chú/bác/cô/dì để mọi người nghe giọng nói đáng yêu của con nào”,… Những câu khích lệ như vậy sẽ giúp trẻ vui vẻ và tự tin hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên làm gương cho con trong cuộc sống. Phụ hynh nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với người thân, giúp trẻ xây dựng tình cảm với ông bà cô chú, có như vậy trẻ mới tự tin nói chuyện và chơi đùa, hạn chế tình trạng nhút nhát. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ trò chuyện vui vẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào cuộc nói chuyện, trẻ cũng sẽ thả lòng, cảm thấy được khích lệ và có nhu cầu giao tiếp hơn.
8. Tìm hiểu về cảm giác của trẻ
Trẻ rất nhạy cảm với cảm xúc của những người xung quanh. Thế nên bất cứ cảm xúc tiêu cực nào của người lớn cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận và suy nghĩ của trẻ. Cha mẹ cần nói chuyện và tìm hiểu rõ hơn về cảm nhận của trẻ, những điều gì làm trẻ lo sợ và nhút nhát. Có lẽ cha mẹ sẽ phát hiện những hành vi không đúng đắn của bản thân gây ảnh hưởng đến trẻ, từ đó thay đổi để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Tìm hiểu về cảm giác của trẻ cũng giúp cha mẹ hiều thêm về nhu cầu của trẻ, những điều trẻ không thể nói. Trẻ nhút nhát hạy cảm và dễ tổn thương, do đó nếu không được thấu hiểu và thông cảm, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, bất an và hạn chế giao tiếp hơn. Cah ẹm cần nhiều sự thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc cùng con để trẻ biết bản thân có chỗ dựa về tình thần.
Nếu thấy trẻ ngày càng nhút nhát và không thích giao tiếp, cha mẹ nên tâm sự với trẻ nhiều hơn. Co thể trẻ đang bị trêu chọc, bắt nạt, hay chịu những bất công mà trẻ không dám nói. Hãy dạy trẻ cách giải quyết khi gặp vấn đề trong cuộc sống, dạy trẻ cách tự tin vào bản thân mình. Cha mẹ chính là chỗ dự tinh thần để giúp trẻ dụng cảm hơn.
Lưu ý khi áp dụng các phương pháp dạy trẻ nhút nhát
Khi áp dụng các phương pháp dạy trẻ nhút nhát, cha mẹ có rất nhiều điều cần chú ý nếu muốn có được kết quả tốt. Nếu phạm phải một số vấn đề cốt lõi, hiệu quả của quá trình dạy trẻ tự tin hơn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi hỗ trợ trẻ tự ti, nhút nhát, giúp trẻ thay đổi suy nghĩ, cải thiện sự tự tin mà các bậc phụ huynh cần chú ý:
- Quá trình giáo dục giúp trẻ tự tin hơn nên diễn ra một cách tự nhiên, tùy theo sự thích nghi của trẻ, đừng tạo áp lực hay ép trẻ phải nhanh chóng làm quen với việc tự tin hay giao tiếp tốt với mọi người.
- Cha mẹ nên giáo dục trẻ từng bước, theo thứ tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để trẻ có thể làm quen, tránh áp đặt tiêu chuẩn quá cao và buộc trẻ tiến bộ trong thời gian ngắn.
- Thường xuyên trò chuyện, tâm sự và tìm hiểu suy nghĩ, cảm nhận của trẻ. Cha mẹ cần trẻ đang gặp những vấn đề gì, đang cảm thấy ra sao để có biện pháp giúp trẻ tháo gỡ khúc mắc, loại bỏ sự nhút nhát, và cảm thấy tự tin hơn.
- Mỗi trẻ sẽ phù hợp với một phương pháp khác nhau và có thời gian thích nghi khác nhau. Chính vì thế cha mẹ nên thử nhiều phương pháp để chọn ra phương pháp phù hợp nhất dành cho trẻ.
- Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc gúp trẻ tự tin và giao tiếp tốt hơn, cha mẹ có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn phương pháp hiệu quả và phù hợp với trẻ.
Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng trẻ nhút nhát, tự ti, ít giao tiếp để có phương pháp giúp tre cải thiện suy nghĩ và hành vi. Tình trạng này ở trẻ thường do ảnh hưởng từ việc thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, không có môi trường giao tiếp tốt, hoặc trẻ bị sang chấn tâm lý làm hạn chế việc biểu lộ cảm xúc va suy nghĩ, thu mình lại và từ chối giao tiếp với người lạ.
Hy vọng thông qua bài viết này cha mẹ đã hiểu thêm về những phương pháp dạy trẻ nhút nhát hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và không chịu những ảnh hưởng xấu, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thấy trẻ có xu hướng tự ti, từ chối giao tiếp và quá nhút nhát.
Có lẽ bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!