Top 10 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển tư duy
Việc áp dụng các trò chơi học tập cho trẻ mầm non có tác dụng tốt trong quá trình giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nâng cao trí thông minh, sáng tạo hiệu quả. Những trò chơi này vừa là công cụ giúp trẻ giải trí, thư giãn, vừa có thể hỗ trợ và nâng cao trí não, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Lợi ích của những trò chơi học tập đối với trẻ mầm non
Mầm non được xem là giai đoạn phát triển vàng của mỗi đứa trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ bắt đầu rèn luyện và hình thành về nhiều khía cạnh đời sống, từ tính cách, cảm xúc, nhận thức cho đến kỹ năng, trí tuệ, sự sáng tạo, tư duy,…
Do đó, giáo dục mầm non luôn được xem trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Bên cạnh việc hỗ trợ và rèn luyện các kỹ năng cho trẻ nhỏ thì việc áp dụng các trò chơi học tập cũng được xem là một trong các phương pháp phát triển tư duy hiệu quả, giúp trẻ nhạy bén, thông minh và sáng tạo hơn.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc áp dụng phù hợp các trò chơi học tập cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ phát triển và cải thiện tốt về tư duy, gia tăng nhận thức và trí thông minh. Ngoài ra, những trò chơi phát triển tư duy còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với trẻ mầm non, cụ thể như sau:
- Giúp trẻ nhỏ rèn luyện và phát triển tốt về kỹ năng đối phó, xử lý với những tình huống, vấn đề bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Nhờ vào những trò chơi mang tính tư duy, sáng tạo giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ và học được cách giải quyết vấn đề linh hoạt, hợp lý.
- Các trò chơi học tập, phát triển tư duy giúp cung cấp cho trẻ những kiến thức, thông tin bổ ích và rèn luyện được kỹ năng tính toán, giao tiếp, tương tác xã hội hiệu quả.
- Trẻ mầm non cũng dần được phát triển và cải thiện tốt tư duy trừu tượng nhờ vào việc tiếp xúc với những khái niệm, luật chơi, định nghĩa của các trò chơi.
Tùy thuộc vào độ tuổi, sở thích và nhu cầu của mỗi trẻ nhỏ mà các giáo viên, phụ huynh nên lựa chọn những trò chơi phù hợp, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và vui chơi thoải mái, tự nhiên. Thông thường thì những trò chơi học tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non không cần đòi hỏi quá nhiều về tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng phán đoán mà cần tập trung vào việc thu hút, hấp dẫn sự chú ý và phát triển khả năng tư duy, khơi gợi sự tò mò, khám phá để trẻ có thể tự nguyện tham gia và thích thú với điều đó.
Gợi ý 10 trò chơi học tập giúp trẻ mầm non phát triển tư duy
Để có thể giúp trẻ phát triển tư duy hiệu quả thì việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi học tập giúp tăng cường khả năng tư duy là một trong các biện pháp luôn được khuyến khích áp dụng tại các trường học mầm non hoặc ngay tại nhà. Tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi đứa trẻ mà giáo viên, phụ huynh có thể linh hoạt trong việc lựa chọn và vui chơi cùng trẻ bằng các trò chơi bổ ích sau đây:
1. Trò chơi xếp hình giúp phát triển tư duy
Xếp hình chính là một trong các trò chơi phù hợp có thể giúp trẻ mầm non phát triển tư duy hiệu quả, đồng thời còn gia tăng khả năng tính toán, logic của trẻ nhỏ. Dựa vào các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, trẻ nhỏ khi thường xuyên được chơi xếp hình sẽ dễ dàng gia tăng khả năng tính toán, sáng tạo và phát triển trí thông minh hiệu quả hơn so với thông thường.
Với những hình khối nhiều màu sắc và nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, các trẻ nhỏ sẽ sử dụng chúng để tạo thành những tác phẩm riêng của mình, từ đó đòi hỏi trẻ phải có sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và tư duy logic thật tốt. Đồng thời, nhờ vào trò chơi này mà trẻ nhỏ cũng dễ dàng phân biệt rõ hơn về các màu sắc, chất liệu, kích thước, hình dáng của những mảnh ghép khác nhau.
Trong lúc vui chơi, giáo viên hoặc phụ huynh nên để trẻ tự do sáng tạo những điều mà trẻ thích, khuyến khích trẻ quan sát để có thể dễ dàng tạo ra được những mô hình sáng tạo độc đáo. Bên cạnh đó, để gia tăng sự hiểu biết cho trẻ, bạn cũng cần đặt ra những câu hỏi tương tác để trẻ có thể nhận biết tốt về các đặc điểm khác nhau của những khối hình.
Đối với những trẻ mầm non khi vừa tiếp xúc với trò chơi này thì hãy nên cho trẻ vui chơi với những dạng xếp hình đơn giản, phân loại từng khối hình khác nhau để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và cảm thấy hứng thú hơn. Các bậc phụ huynh cũng có thể thực hành mẫu cho con những cách chơi đơn giản, sau đó hãy để con tự do sáng tạo theo những sở thích cá nhân và những gì con thấy phù hợp nhất với bản thân.
Khi trẻ thường xuyên chơi xếp hình, các bậc phụ huynh có thể nhận thấy khả năng quan sát và tư duy của trẻ sẽ tăng dần theo thời gian. Trẻ sẽ có sự chú ý tới những hình dáng và đặc điểm của những món đồ vật, con vật quen thuộc xung quanh để có thể dễ dàng tạo ra những mô hình tương tự như thế.
2. Trò chơi vẽ tranh
Trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ 3 đến 5 tuổi thường sẽ rất hào hứng bởi những màu sắc tươi sáng và đam mê với những việc vẽ vời trên từng trang giấy. Đồng thời, việc được tiếp xúc và tự tay cầm những chiếc bút màu sẽ giúp trẻ gia tăng được sự thích thú, phát triển xúc giác và sự sáng tạo của trí não.
Do đó, để phát triển tư duy cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh hãy tạo cơ hội cho trẻ được thoải mái sáng tạo với trò chơi vẽ tranh. Bé có thể chưa biết cách tự vẽ ra những hình thù nhất định nhưng những nét bé nguệch ngoạc của trẻ cũng có thể giúp trẻ phát triển tốt về du duy, gia tăng tính quan sát về thế giới bên ngoài để có thể ghi nhớ và sáng tạo hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, những màu sắc rực rỡ của những chiếc bút màu cũn giúp cho trẻ có thêm nhận thức về màu sắc, biết cách phối hợp màu sắc để tạo ra những tác phẩm độc đáo của riêng mình. Thông thường, những nét vẽ của trẻ mầm non sẽ không được chi tiết và mô tả cụ thể về các con vật, sự vật, đồ vật xung quanh.
Phần lớn những trẻ nhỏ sẽ quan sát về các chi tiết lớn và mô tả lại bằng cách nhìn của chính mình. Các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy trẻ cũng nên tận tình giải thích cho trẻ về những đặc điểm cơ bản của các món đồ, ví dụ như chiếc bàn có 4 chân, bông hoa có 5 cánh, con mèo có đuôi,…
Dựa vào các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc cho trẻ mầm chơi tiếp xúc với trò chơi vẽ tranh sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt về tư duy và các khía cạnh sau:
- Gia tăng kỹ năng quan sát, ghi nhớ.
- Biết cách nhận biết và phân biệt những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của sự việc, sự vật.
- Hỗ trợ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ nhỏ.
- Cải thiện và nâng cao khả năng vận động, thao tác theo trình tự.
- Phát triển sự tập trung, chú ý và hoàn thành nhiệm vụ.
3. Cho trẻ mầm non chơi với thùng cát tông
Thùng cát tông có thể là những vật dụng bỏ đi trong gia đình nhưng nó lại chính là món đồ chơi hiệu quả có thể giúp trẻ mầm non phát triển tư duy tốt hơn. Giáo viên và các bậc phụ huynh có thể sử dụng vật liệu này để chế biến thành những món đồ chơi phù hợp với sở thích của mỗi trẻ nhỏ.
Chỉ cần những thao tác đơn giản và dễ thực hiện, bạn có thể tạo ra những con robot, những hộp quà, hộp trang điểm, chong chóng, xây nhà để trẻ thoải mái vui chơi và học tập. Các bậc phụ huynh có thể yêu cầu trẻ cùng thực hiện các công đoạn chuẩn bị và lắp ráp để trẻ có thể hiểu hơn về những bộ phận, tính năng của từng món đồ, biết cách phân biệt những công dụng của từng mảnh ghép.
Nhờ vào đó mà trẻ có thể gia tăng được tính quan sát, tỉ mỉ hơn trong các công việc và học tập được cách lập kế hoạch, xây dựng ý kiến, phát triển ý tưởng. Đồng thời, trẻ cũng sẽ biết cách bảo vệ những quan điểm cá nhân của mình, biết cách cùng nhau xây dựng nên các phương pháp phù hợp để hoàn thành mục tiêu tốt hơn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ thỏa sức sáng tạo bằng cách tự trang trí cho những món đồ mà mình tạo ra. Khi xây xong những công trình yêu thích bằng những chiếc thùng cát tông, trẻ nhỏ có thể tô màu, vẽ tranh để tạo nên nét riêng biệt của những tác phẩm do mình sáng tạo ra. Điều này sẽ giúp cho trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong công việc và biết cách trân trọng những thành phẩm được làm ra từ chính công sức của mình.
4. Trò chơi kể chuyện dưới nhạc nền
Kể chuyện là một trong các hoạt động luôn được khuyến khích áp dụng cho các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non. Có thể lúc này trẻ vẫn chưa biết rõ các mặt chữ, chưa thể tự đọc được những mẩu chuyện mà mình yêu thích nhưng thông qua việc quan sát tranh ảnh và nghe lời kể của người khác, trẻ cũng sẽ dễ dàng hình dung được những nội dung hấp dẫn trong câu chuyện đó.
Các bậc phụ huynh và giáo viên dạy trẻ nên lựa chọn những mẩu chuyện có nội dung đơn giản với những sự vật, con vật, tình tiết gần gũi với đời sống và lứa tuổi của trẻ nhỏ. Khi kể chuyện, bạn cũng nên sử dụng giọng điệu dễ nghe, phát âm rõ ràng và có những thay đổi trong cung bậc cảm xúc để trẻ có thể chú ý lắng nghe và hiểu rõ hơn về các tình tiết được xảy ra trong câu chuyện.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cũng có thể tự sáng tạo ra thêm các nhân vật và tình tiết mà trẻ mong muốn để có thể mở rộng thêm sự hiểu biết và giúp trẻ phát triển tư duy, sức sáng tạo tốt hơn. Đặc biệt hơn, sự phát triển tư duy của mỗi trẻ nhỏ sẽ càng được hiệu quả nếu câu chuyện được truyền tải dưới nhạc nền, cùng những giai điệu êm dịu, sâu lắng.
Trong rất nhiều các kết quả nghiên cứu nhận thấy rằng, âm nhạc chính là công cụ hiệu quả có thể giúp kích thích ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, sự tập trung, ghi nhớ và trí thông minh của trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì âm nhạc có khả năng kích thích sự thông minh của trẻ lên đến gần 50% so với mức thông thường.
Chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôn ngữ cùng với âm nhạc mà trẻ nhỏ có thể dễ dàng tiếp thu những thông tin được truyền đạt và phát triển tốt khả năng tư duy, sáng tạo ngay từ nhỏ. Những giai điệu có trong âm nhạc sẽ giúp kích thích hoạt động của trí não và hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, khả năng biểu đạt cảm xúc của trẻ.
5. Trò chơi đếm số
Trò chơi đếm số không chỉ có tác dụng trong việc phát triển tư duy cho trẻ mà còn hỗ trợ trẻ học tập tốt hơn. Đối với những trẻ ở độ tuổi mầm non thì việc làm quen với những con số là một trong các bài học cơ bản và cần thiết luôn được giáo dục tại trường học.
Tuy nhiên, bên cạnh việc học tập dựa theo giáo án, sách vở thì trẻ nhỏ cũng có thể được phát triển tốt hơn thông qua các trò chơi bổ ích. Trò chơi đếm số có thể linh hoạt được thực hiện ở nhiều hoàn cảnh và đa dạng về cách chơi. Các ông bố bà mẹ có thể dễ dàng cùng chơi với con thông qua việc đếm số lượng ngón tay, ngón chân, các bộ phận trên cơ thể hoặc những đồ vật có ở xung quanh.
Các bậc phụ huynh có thể đặt ra những câu hỏi để kích thích nhu cầu đếm số của trẻ nhỏ. Hoặc khi nhìn thấy trẻ đang tập trung và có hứng thú với bất kỳ đồ vật nào đó, hãy bắt đầu dạy cho con cách phân biệt các đặc điểm và nhận dạng về số lượng của nó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra những trò chơi đòi hỏi sự tính toán nhanh để kích thích khả năng học tập, tư duy, nhạy bén của trẻ nhỏ. Ví dụ hãy cùng trẻ chơi trò chơi điểm số, cả hai cùng nhau lần lượt đếm từ 1 đến 30, mỗi lần đếm sẽ được đếm từ 1 đến 3 con số, cuối cùng ai đếm trúng số 30 là người thua cuộc.
6. Phát triển tư duy cho trẻ mầm non bằng trò chơi rubik
Rubik là một trong các trò chơi đòi rất nhiều về khả năng tính toán, quan sát, tư duy, liên tưởng, ghi nhớ để có thể linh hoạt trong việc sắp xếp các màu sắc đúng theo các mặt của khối rubik. Cụ thể đây là một khối lập phương với nhiều màu sắc khác nhau, nhiệm vụ của trẻ đó chính là di chuyển các khối nhỏ để có thể sắp xếp và đưa các mặt rubik về đúng với từng màu sắc phù hợp.
Các trẻ nhỏ cần phải quan sát và nắm rõ quy luật của trò chơi này, đồng thời cần phải thực hiện các thao tác xoay, vặn để có thể thay đổi các mặt của khối rubik. Trò chơi này hiện đang được mở rộng với những khối hình khác nhau, mức độ khó của nó cũng tùy thuộc vào hình dạng của từng khối.
Đối với những trẻ mầm non, các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ chơi khối rubik đơn giản, dễ thực hiện. Quá trình chơi không thể đòi hỏi trẻ phải hoàn thành tốt việc lắp ráp đúng các mặt của rubik mà trò chơi này chỉ hỗ trợ nâng cao khả năng quan sát, phân tích, nhạy bén của trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, trí tuệ hiệu quả hơn.
7. Trò chơi diễn kịch
Diễn kịch có lẽ là một trong các trò chơi mà trẻ mầm non cảm thấy thích thú và hào hứng nhất khi tham gia. Trẻ thích đóng vai thành những nhân vật hoạt hình yêu thích, thích hóa thân thành những chàng hoàng tử tuấn tú hoặc những cô công chúa xinh đẹp, lộng lẫy.
Tại các trường mầm non cũng thường xuyên có những tiết học diễn kịch, cho trẻ hóa thân thành những nhân vật trong câu chuyện cổ tích, những bộ phim hoạt hình nổi tiếng hoặc đơn giản là những nhân vật quen thuộc xoay quanh đời sống mà các giáo viên tự sáng tạo ra cốt truyền. Bằng cách này, trẻ nhỏ sẽ gia tăng được sự dạn dĩ, phát triển hiệu quả hơn về ngôn ngữ, giao tiếp và kích thích tốt sự sáng tạo, tư duy trong lúc đóng vai, xử lý tình huống.
Ngoài ra, thông qua trò chơi này, trẻ nhỏ cũng sẽ biết thêm về nhiều vai trò khác nhau trong đời sống và có thể học được cách quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Đối với những vai thoại thuật lại những tình tiết có sẵn thì trẻ cũng cần phải ghi nhớ, quan sát nội dung, lời thoại, hành vi của nhân vật để có thể hóa thân một cách chân thực nhất.
Hơn thế, thông qua những mẩu chuyện, nhân vật mà trẻ diễn, trẻ sẽ hiểu và phân biệt rõ hơn về những điều tốt xấu xung quanh cuộc sống. Từ đó trẻ cũng có thể định hướng tốt cho tương lai, giúp trẻ hiểu hơn về chính mình.
8. Tư duy phát triển nhờ trò chơi mê cung
Mê cung được xem là một trong các trò chơi học tập phù hợp có thể giúp trẻ mầm non phát triển tư duy hiệu quả và an toàn. Đồng thời, trò chơi này có thể linh hoạt chơi theo nhiều hình thức khác nhau tùy vào điều kiện và sở thích, nhu cầu của mỗi trẻ nhỏ.
Để có thể vượt qua được trò chơi tư duy này, trẻ nhỏ phải quan sát, tìm kiếm, phân tích để có thể tìm được hướng đi phù hợp, nhanh chóng thoát ra khỏi mê cung. Theo đó, quy luật chung của trò chơi này đó chính là chỉ có duy nhất một cửa vào và một cửa ra vì thế bắt buộc người chơi phải di chuyển trong các đường vòng phức tạp để có thể tìm kiếm được lối ra đã được sắp xếp trước.
Các bậc phụ huynh có thể vẽ ra những mô hình mê cung trên giấy để trẻ có thể sử dụng bút chì hoặc những đồ vật nhỏ gọn di chuyển theo từng đường đi. Trẻ cần phải quan sát kỹ lưỡng, ghi nhớ đường đi và đưa ra phán đoán, lập luận phù hợp mới có thể xác định được chính xác hướng nên đi, từ đó nhanh chóng tìm được cửa ra.
9. Trò chơi phân loại
Để muốn gia tăng khả năng tập trung, tư duy, nhận thức của trẻ mầm non, các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy có thể cho trẻ chơi các trò chơi phân loại về màu sắc, đặc điểm, hình dáng,…Chỉ cần tìm kiếm các món đồ có những đặc điểm giống nhau và trộn chúng thành một đống hỗn độn, sau đó đưa ra yêu cầu phân loại để trẻ có thể thực hiện theo khả năng của mình.
Cụ thể, các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị các đôi vớ có màu sắc khác nhau, những loại trái cây, những chiếc bút màu để trẻ có thể phân loại một cách chính xác. Bằng cách này trẻ vừa được hỗ trợ gia tăng khả năng quan sát, nhận biết các đặc điểm, gọi tên đúng các tên gọi mà còn giúp gia tăng về khả năng tư duy, nhận thức, sự quyết đoán.
10. Trò chơi giải câu đố, ô chữ
Các trò chơi tư duy như giải câu đố, chơi ô chữ, chơi cờ đều có thể giúp kích thích hoạt động của não bộ, gia tăng trí thông minh của trẻ nhỏ. Để có thể giải được các câu đố, trẻ nhỏ phải vận dụng về nhiều khả năng của mình để có thể tư duy và đưa ra đáp ứng phù hợp nhất.
Để kích thích sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ, ba mẹ cũng nên tăng dần độ khó của trò chơi để tạo được sự hứng thú của trẻ, giúp trẻ rèn luyện thêm tính kiên trì để vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào khả năng của mỗi đứa trẻ mà phụ huynh nên lựa chọn những trò chơi tư duy phù hợp, tuyệt đối không thể bắt ép trẻ phải tham gia một trò chơi mà trẻ hoàn toàn không yêu thích.
Trên đây là một số gợi ý về các trò chơi học tập giúp trẻ mầm non phát triển tư duy hiệu quả. Bên cạnh việc được giáo dục tại trường, các bậc phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian ở cạnh con, tạo cho con những cơ hội để được vui chơi, thư gian phù hợp, giúp con phát triển toàn diện về mọi mặt.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!