Khủng hoảng xa cách ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết, Chăm sóc

Khủng hoảng xa cách là vấn đề tâm lý phổ biến gặp ở trẻ nhỏ, ba mẹ có thể nhận thấy thông qua cảm xúc, hành vi của con. Chăm sóc trẻ bị khủng hoảng đúng cách sẽ hỗ trợ bé vượt qua khó khăn và phát triển toàn diện hơn.

Khủng hoảng xa cách ở trẻ là gì?

Khủng hoảng xa cách ở trẻ là phản ứng bình thường của bé khi phải rời xa người thân yêu. Đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã phát triển khả năng gắn kết với người chăm sóc và nhận thức được sự tồn tại độc lập của mình.

Khủng hoảng xa cách ở trẻ
Khủng hoảng xa cách ở trẻ là phản ứng tâm sinh lý bình thường khi rời xa người thân

Một số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng xa cách có thể nhắc tới như:

  • Chuyển đổi môi trường sống: Sự thay đổi đột ngột môi trường sống như chuyển nhà, di cư hoặc chuyển trường có thể tạo ra cảm giác cô lập và xa lạ đối với trẻ.
  • Sự mất mát: Sự ra đi của người thân trong gia đình, bạn bè hoặc các mối quan hệ khác có thể gây cho trẻ cảm giác mất mát và tách biệt.
  • Rối loạn tâm thần: Các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc tự kỷ cũng có thể gây ra khủng hoảng xa cách ở trẻ em.
  • Bắt nạt, phân biệt đối xử: Trẻ em có thể cảm thấy bị xa lánh, tổn thương khi bé bị bắt nạt hoặc phân biệt đối xử dựa trên giới tính, sắc tộc, tôn giáo hoặc khả năng học tập.
  • Các xung đột gia đình: Sự bất hoà, căng thẳng trong gia đình sẽ khiến trẻ tách biệt với người thân.
  • Bất ổn trong các mối quan hệ: Các mối quan hệ không ổn định hoặc không nhận được sự hỗ trợ, chăm sóc đúng mức từ người thân sẽ gây ra cảm giác xa lạ, cô đơn ở trẻ.
  • Cô lập xã hội: Trong một số trường hợp, trẻ gặp khó khăn về giao tiếp, thiếu tự tin hoặc nhóm bạn không phù hợp sẽ làm bé cảm thấy bị cô lập với mọi người xung quanh.
  • Cách ly xã hội: Trong thời kỳ dịch bệnh, các biện pháp cách ly có thể làm trẻ cảm thấy bị cô đơn, mất kết nối với xã hội.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khủng hoảng xa cách

Khủng hoảng xa cách ở trẻ gây ảnh hưởng đáng kể trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của các bé. Một số triệu chứng có thể bao gồm:

  • Lo lắng không ngừng về việc cha mẹ hoặc người thân khác sẽ rời đi do bệnh tật, tai họa.
  • Lo sợ về điều gì đó xấu sẽ xảy ra như bị lạc hoặc bắt cóc, rời xa cha mẹ, người thân yêu.
  • Luôn có nhu cầu được ở bên cạnh người chăm sóc, không muốn rời xa dù chỉ một bước.
  • Khi bị tách khỏi người chăm sóc, trẻ sẽ khóc lóc, năn nỉ, thậm chí có thể gào thét và bám chặt lấy họ.
  • Sợ hãi khi gặp người lạ hoặc đến những địa điểm mới.
  • Lo lắng, bồn chồn.
  • Trẻ tăng động, giận giữ, ăn vạ.
  • Không muốn ở nhà một mình.
  • Khó tập trung vào các hoạt động khác khi không có người chăm sóc bên cạnh.
  • Thường xuyên than vãn đau đầu, đau bụng hoặc các triệu chứng khác khi sắp phải xa ba mẹ, người thân.
  • Bé không thể ngủ nếu như không có người chăm sóc hay cha mẹ bên cạnh mình.
dấu hiệu nhận biết trẻ bị khủng hoảng xa cách
Trẻ có thể khóc lóc, gào thét khi bị tách khỏi người thân

Cách chăm sóc trẻ bị khủng hoảng xa cách

Khủng hoảng xa cách là một biến đổi tâm lý, cảm xúc bình thường bất kỳ đứa bé nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nếu không phát hiện, can thiệp kịp thời khủng hoảng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như: Tự kỉ, stress, rối loạn lo âu, rối loạn ứng xử, rối loạn phân ly ,….

1. Dành nhiều thời gian cho trẻ

Ba mẹ dành nhiều thời gian cho trẻ bị khủng hoảng xa cách là việc cực kỳ quan trọng để giúp con vượt qua tình trạng này. Dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm cho con bằng cách tạo môi trường sống ấm áp, lắng nghe cảm xúc của trẻ.

Hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho con để bé hiểu rằng bản thân vẫn được bố mẹ quan tâm, chú ý, điều này tạo cảm giác an toàn cho trẻ. Nếu trong trường hợp gia đình sắp có thành viên mới, bố mẹ hãy thông báo điều này với con, quan tâm trẻ nhiều hơn để bé không cảm thấy bản thân bị lãng quên.

2. Tập cho bé một số thói quen trước khi ngủ

Vào ban đêm, trẻ bị khủng hoảng xa cách sẽ có hiện tượng tỉnh giấc nhiều lần, quấy khóc trong trạng thái hoảng sợ cho tới khi nhìn thấy ba mẹ. Hậu quả là cả bé và ba mẹ mất giấc ngủ ngon. Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, ba mẹ có thể tập một số thói quen trước khi ngủ để con không còn cảm giác lo lắng vì xa cách.

Cách khắc phục khủng hoảng xa cách ở trẻ
Đọc sách, kể chuyện cho con nghe giúp con giảm cảm giác căng thẳng, lo sợ
  • Nói chuyện với con: Trước khi cho con ngủ, ba mẹ không nên rời phòng ngay lập tức mà hãy nán lại vỗ về, trò chuyện, hát cho bé nghe. Đợi khi bé chìm vào giấc ngủ say mới rời khỏi phòng, trong một tiếng đầu ba mẹ nên quay lại thường xuyên để trông chừng con.
  • Không nên lén rời khỏi phòng: Việc lén rời khỏi phòng sẽ làm trẻ mất niềm tin vào ba mẹ. Trước khi rời khỏi phòng, ba mẹ nên hôn tạm biệt và chúc con ngủ ngon để bé an tâm chìm vào giấc ngủ.
  • Giữ bình tĩnh khi bé khóc: Ba mẹ không nên hoảng loạn khi thấy con khóc, thay vào đó hãy giữ bình tĩnh và dỗ dành trẻ một cách nhẹ nhàng. Khi ba mẹ giữ được bình tĩnh bé sẽ cảm nhận được mọi việc đang đi theo chiều hướng tốt và bớt sợ hãi hơn.
  • Chơi ú oà: Phụ huynh chơi ú oà với con giúp bé hiểu rằng ba mẹ dù đi vắng vẫn sẽ quay lại.

3. Giúp trẻ làm quen với người lạ, địa điểm mới

Một số phương pháp giúp trẻ làm quen với người lạ, môi trường mới có thể nhắc đến như:

  • Chủ động khơi gợi cho trẻ làm quen với người lạ.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ năng khiếu để tạo sự tự tin và thói quen trong giao tiếp.
  • Dạy trẻ cách bắt chuyện với người lạ.
  • Tạo các tình huống giả định để dạy trẻ cách ứng xử, giao tiếp.
  • Động viên trẻ kết bạn với bạn bè, hàng xóm xung quanh.

Ba mẹ hãy thử xa con một thời gian ngắn, để bé bên người lạ ( bảo mẫu, người thân,…) cho trẻ tập làm quen với cảm giác không có phụ huynh bên cạnh, khi con đã quen ba mẹ có thể an tâm rời xa trẻ.

Hơn hết, ba mẹ cần kiên nhẫn trong việc cho trẻ làm quen người lạ, địa điểm mới. Mỗi đứa bé có một tiến trình tiếp nhận vấn đề khác nhau, vì vậy ba mẹ hãy luôn quan tâm, lắng nghe nhu cầu của con, điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt tình trạng khủng hoảng lo lắng.

4. Luôn luôn nói tạm biệt với con

Trước khi rời đi ba mẹ có thể ôm, hôn, đập tay hoặc nói những lời tạm biệt ngắn gọn và ngọt ngào. Ví dụ, ba mẹ có thể vẫy tay và nói “ Bye bye” hoặc “Tạm biệt con nhé!” kèm theo đó là lời hẹn quay trở lại gặp trẻ vào khoảng thời gian nào đó trong ngày.

Hành động chào tạm biệt và hứa hẹn thời gian gặp lại khiến trẻ cảm thấy an tâm, giữ vững được tinh thần lạc quan và duy trì sự tin tưởng với ba mẹ. Lúc chào tạm biệt con phụ huynh phải giữ được trạng thái vui vẻ, tránh biểu hiện buồn bã và không được khóc. Nếu trẻ nhìn thấy ba mẹ như vậy con sẽ bị ảnh hưởng và khóc theo.

khắc phục khủng hoảng xa cách ở trẻ
Phụ huynh cần giữ cảm xúc ổn định để trẻ không bị ảnh hưởng theo

Ba mẹ nên tạm biệt trẻ và rời đi một cách nhanh chóng, tránh trường hợp bé lưu luyến không muốn rời xa người thân. Hạn chế quay trở lại sau khi đã nói lời tạm biệt với con, điều này sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Phụ huynh không nên trốn con rời khỏi “hiện trường”, làm như vậy bé sẽ nghĩ rằng ba mẹ “biến mất” và tâm lý của trẻ càng khủng hoảng hơn.

5. Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia

Cuối cùng, sau khi áp dụng những phương pháp trên nhưng trẻ không cải thiện tình trạng khủng hoảng xa cách thì ba mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Bằng những biện pháp tâm lý các chuyên gia có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về cảm xúc bản thân.

Khắc phục khủng hoảng xa cách ở trẻ thông qua chuyên gia
Khắc phục khủng hoảng xa cách ở trẻ thông qua chuyên gia

Bên cạnh đó, chuyên gia có thể giúp đỡ gia đình trong việc tìm ra các phương pháp can thiệp khủng hoảng xa cách phù hợp với trẻ, phòng tránh những biến chứng tâm lý sau này ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Nhìn chung, khủng hoảng xa cách là vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là phản ứng bình thường và khoẻ mạnh của trẻ, tuy nhiên tình trạng này cũng gây ra nhiều khó khăn cho cả ba mẹ và bé nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Bạn có thể quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ nghiện điện thoại
Trẻ nghiện điện thoại: Tác hại và cách cai nghiện hiệu quả

Tình trạng trẻ nghiện điện thoại diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại cùng sự phát triển vượt trội của công nghệ....

giáo dục chuyên biệt
Giáo dục chuyên biệt là gì? Ưu điểm và hạn chế của mô hình

Giáo dục đặc biệt là chương trình học tập được thiết kế dành riêng cho những trẻ em có khiếm khuyết về thể chất hoặc...

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi: Biểu hiện & can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi thường có biểu hiện rõ ràng hơn bởi lúc này trẻ đã bắt đầu chịu nhiều...

Thực phẩm giúp bé cải thiện trí nhớ
Top 7 Thực phẩm giúp bé cải thiện trí nhớ và sự tập trung tốt nhất

Trong 3 năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển não bộ của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort