Khủng hoảng tuổi lên 5 ở trẻ: Biểu hiện & Cách xử lý

Khủng hoảng tuổi lên 5 là mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ, hiện tượng này kéo theo một số biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng xấu tới bé. Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục chứng khủng hoảng tuổi lên 5 phụ huynh cần chú ý.

Khủng hoảng tuổi lên 5 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 5 là  sự biến đổi tâm lý, hành vi của trẻ khi trẻ trai qua giai đoạn từ 4-6 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ xuất hiện một số thay đổi về tư duy, xã hội hoá và có quan điểm riêng của mình, sự thay đổi trong cảm xúc trở nên rõ rệt, bé có thể trở nên dễ cáu gắt, nổi loạn hoặc khóc nhiều hơn.

Khủng hoảng tuổi lên 5 ở trẻ là gì
Khủng hoảng tuổi lên 5 ảnh hưởng rất lớn đến mặt tâm lý và cảm xúc của trẻ

Đặc điểm tâm lý trẻ ở giai đoạn này có sự phát triển và độc lập của trẻ mầm non, muốn làm mọi thứ nhưng không phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ người khác. Trẻ cũng có thể bày tỏ sự phản kháng, không muốn tuân theo hướng dẫn, quy tắc đặt ra.

Khủng hoảng tuổi lên 5 là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên nó có thể mang lại nhiều thách thức cho bé trong quá trình thích nghi với sự thay đổi này.

Biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 5

Mỗi trẻ sẽ có một dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng tuổi lên 5 khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của con. Một số biểu hiện thường gặp như:

  • Căng thẳng và quấy rối: Trẻ trở nên nhạy cảm, dễ căng thẳng và thường xuyên thể hiện sự quấy rối, chống đối. Trẻ nóng giận mất  kiểm soát cảm xúc và hay xảy ra các cuộc tranh cãi trong gia đình hoặc bạn bè.
  • Cảm xúc thay đổi: Trẻ có thể trải qua các biến đổi trong cảm xúc, từ vui vẻ sang buồn bã. Trong giai đoạn này các bé rất dễ kích động, nổi nóng với mọi thứ xung quanh.
  • Phát triển về vốn từ, ngôn ngữ: Trẻ ở mốc 5 tuổi sẽ phát triển mạnh về ngôn ngữ, vốn từ. Bé bắt đầu có thể sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp hơn và chịu khó tìm tòi những ngữ pháp mới.
  • Trẻ có ý tự lập: Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 5, trẻ có mong muốn tự làm mọi thứ một mình. Bé thể hiện sự tự lập thông qua việc lựa chọn trang phục, đồ đạc hoặc việc chọn lựa các công việc.
  • Nói quá nhiều hoặc quá ít: Có một số trẻ ở giai đoạn khủng hoảng thường có biểu hiện nói nhiều, nhưng bé không tập trung vào một chủ đề nhất định mà lan man, vu vơ nhiều câu chuyện khác nhau. Ngược lại có trẻ lại nói rất ít, khép mình lại và không muốn giao tiếp với bất kỳ ai.
  • Bướng bỉnh, không nghe lời:  Tư duy của trẻ trong thời gian này đã tự lập hơn trước, tự chủ được suy nghĩ nên con có xu hướng tự cho mình là đúng. Khi người lớn nói con dễ tỏ thái độ cáu kỉnh, la hét, ngang ngạnh, không nghe lời thậm chí còn cãi lại lời ba mẹ.

Nguyên nhân khiến trẻ khủng hoảng tuổi lên 5

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tuổi lên 5 được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Việc biết được nguyên nhân cụ thể gây ra khủng hoảng cho con sẽ giúp ba mẹ tìm ra biện pháp khắc phục tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tuổi lên 5
Khủng hoảng tuổi lên 5 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Trẻ có sự thay đổi về tâm sinh lý: Trẻ ở giai đoạn này đang trong quá trình phát triển nhanh chóng về tâm sinh lý. Sự thay đổi quá đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi gây ra căng thẳng, có suy nghĩ tiêu cực và gặp khó khăn trong việc hiểu và xử lý cảm xúc của bản thân.
  • Môi trường sống: Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, cảm xúc, nội tâm của trẻ. Vì vậy ba mẹ cần quan tâm tới việc xây dựng môi trường lành mạnh để trẻ phát triển theo chiều hướng tốt.
  • Thay đổi hormone: Trong thời gian này các hormone như cortisol, dopamine, serotonin oxytocin, norepinephrine thay đổi đột ngột khiến cho trẻ không kịp thích nghi từ đó mắc phải khủng hoảng tuổi lên 5.
  • Trẻ bị áp lực hoặc căng thẳng quá mức: Việc đi học và tương tác với bạn bè, nhóm xã hội, áp lực học tập hoặc từ các kỳ thi, quy tắc xã hội, cũng như sự so sánh với những trẻ xung quanh cũng có thể góp phần tạo nên khủng hoảng.
  • Thiếu sự quan tâm của ba mẹ: Ba mẹ bận rộn công việc và không dành thời gian cho con khiến trẻ cảm thấy bản thân không được yêu thương và quan tâm. Hành động này đã vô tình đẩy bé vào những cảm xúc tiêu cực từ đó dẫn đến khủng hoảng.

 Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 5

Khủng hoảng tuổi lên 5 tuy chỉ là vấn đề tâm sinh lý bình thường của trẻ mầm non tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như: Trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tâm lý, rối loạn lo âu, rối loạn thách thức chống đối, thái nhân cách hoặc mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân,…

Lắng nghe, trò chuyện với con nhiều hơn

Trẻ trong khoảng 4-6 tuổi có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc, việc lắng nghe, trao đổi với con sẽ giúp ba mẹ nắm bắt được các vấn đề về cảm xúc và tâm lý mà con gặp phải.

Trò chuyện, lắng nghe sẽ làm cho trẻ cảm thấy được quan tâm, lo lắng, cảm nhận được tình thương từ ba mẹ. Ngoài ra, ba mẹ chủ động trò chuyện với con cũng tạo ra một môi trường khiến trẻ cảm thấy an toàn, tự do không sợ bị soi mói hay phê phán.

Bên cạnh đó việc lắng nghe và trò chuyện với con cũng giúp cải thiện mối quan hệ giữa ba mẹ và bé. Đồng thời tạo nên sự giao tiếp, mở cửa kết nối với con, tạo sự tin tưởng của bé đối với ba mẹ.

Khuyến khích con thể hiện bản thân

Để giúp trẻ sớm vượt qua khủng hoảng tuổi lên 5, ba mẹ nên đồng hành và khuyến khích con thể hiện bản thân. Đây là một cách giúp trẻ tự tin hơn vào chính mình, phát triển trí sáng tạo cũng như khả năng tự quản lý cảm xúc để làm giảm áp lực hiệu quả.

Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 5
Ba mẹ nên khuyến khích con thể hiện bản thân để trẻ tự tin và sáng tạo hơn

Khuyến khích con thể hiện bản thân là một cách để trẻ tham gia vào tương tác xã hội. Bé sẽ học được cách xây dựng mối quan hệ và tương tác với bạn bè, mọi người xung quanh, từ đó trẻ sẽ cởi mở, vui vẻ hơn và loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực.

Tạo môi trường cho con phát triển bản thân

Đối với trẻ đang có dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 5, việc ba mẹ tạo môi trường sống lành  mạnh và tích cực cho con là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đóng vai trò là nơi cho trẻ vui chơi, học tập và tương tác xã hội, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con.

Một môi trường lành mạnh sẽ tạo ra cảm giác an toàn và ổn định về mặt tâm lý cho trẻ. Các bé sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi ở môi trường nhất định và không có sự thay đổi. Ngoài ra, môi trường còn giúp trẻ có thời gian thư giãn và giải trí từ đó thúc đẩy bé giải tỏa căng thẳng, điều này là một phần quan trọng trong việc giúp con vượt qua khủng hoảng.

Cho con tham gia các hoạt động ngoại khoá

Khủng hoảng có thể phát sinh từ vấn đề sức khoẻ của con không tốt hoặc ba mẹ thụ động trong vấn đề cho bé được vui chơi bên ngoài. Tham gia các hoạt động ngoại khóa tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện thể thao,tăng cường khả năng vận động và xây dựng được kỹ năng giao tiếp.

Các hoạt động ngoại khóa thường mang tính giải trí, thư giãn, giải tỏa căng thẳng và lo lắng. Việc ba mẹ đăng ký cho con tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ giúp con có cơ hội được trải nghiệm và giao lưu với bạn bè cùng trang lứa.

 Đọc sách, hát cho con nghe

Đọc sách, hát cho con nghe là một trong những biện pháp tương đối hữu hiệu trong việc giúp con giải tỏa khủng hoảng tuổi lên 5. Mỗi câu chuyện hay bài hát đều chứa đựng những giá trị tinh thần, bài học, ý nghĩa giúp con cảm thấy được an ủi sau một ngày dài mệt mỏi.

Việc tiếp thu thông tin từ sách và âm nhạc có thể giúp trẻ khám phá và tự giải quyết các câu hỏi, mối quan tâm của mình. Đây là thói quen tốt, khuyến khích sự tò mò và học hỏi của con, cung cấp cho họ kiến thức quý báu để phát triển toàn diện.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia

Trong trường hợp bé có những dấu hiệu sau đây thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia sớm nhất có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc.

  • Trẻ có những hành vi kỳ lạ tự ngược đãi bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay chân, cào vào mặt,…
  • Rối loạn hành vi
  • Khả năng tập trung của trẻ kém.
  • Trẻ có triệu chứng rối loạn thách thức chống đối (la hét, cáu kỉnh,…)
  • Trẻ không muốn giao tiếp với những người xung quanh.

Các chuyên gia tâm lý sẽ chẩn đoán, xác định các nguyên nhân gây ra khủng hoảng từ đó đưa ra biện pháp điều trị hoặc giải quyết.

Khắc phục tình trạng khủng hoảng tuổi lên 5
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để giúp con vượt qua khủng hoảng

Như vậy, khủng hoảng tuổi lên 5 chỉ là một giai đoạn trưởng thành bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên khủng hoảng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ.Do đó ba mẹ cần chú ý khi con gặp khủng hoảng cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời để rút ngắn và tránh những hậu quả không đáng có.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non
Phương pháp giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non 4 – 6 tuổi

Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non 4-6 tuổi là điều vô cùng cần thiết và nên được thực hiện ngay từ...

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não: 7 Phương pháp hiệu quả

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não được xem là biện pháp hỗ trợ quan trọng góp phần giúp trẻ cải thiện tốt các...

Trẻ nói chuyện một mình
Trẻ hay nói chuyện một mình có bất thường không? Cần làm gì?

Thói quen hay nói chuyện một mình của nhiều trẻ khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng và băn khoăn....

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu & Cách giúp mẹ bầu vượt qua

Thống kê cho thấy có đến khoảng 14-23% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và đáng buồn hơn con số này vẫn đang...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort