Rối loạn hành vi ở trẻ em: Biểu hiện và Cách can thiệp

Rối loạn hành vi ở trẻ em không đơn giản là trẻ trở nên tức giận, hung hăng ở một thời điểm nào đó mà còn là việc trẻ không tự chủ được cảm xúc, hành vi dẫn đến vi phạm chuẩn mực đạo đức. Cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để giúp trẻ vượt qua bệnh lý này.

rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?
Trẻ bị rối loạn hành vi thường hành xử hung hăng, hỗn xược.

Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Rối loạn hành vi là những hành vi xâm phạm quyền lợi của người khác hay chống đối lại luật lệ xã hội, pháp luật kéo dài ít nhất 6 tháng.

Rối loạn hành vi ở trẻ em là hành vi vượt quá ranh giới bình thường so với lứa tuổi và tái diễn cùng thời gian như trên. Trẻ em khi mắc bệnh này thường không nhận thức được hành vi của mình là đang gây hại cho người khác. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ đến khi trưởng thành.

Rối loạn hành vi ở trẻ em có 2 loại dựa trên độ tuổi xuất hiện dấu hiệu: Rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em (trẻ dưới 10 tuổi) và Rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi). Triệu chứng của bệnh có xu hướng tiến triển trong một thời gian dài.

Ở cả 2 trường hợp thì việc áp dụng các hình phạt lên trẻ khi chưa nhận biết được tình trạng bệnh đều không mang lại kết quả. Điều này có thể dẫn đến bệnh tình ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Biểu hiện của rối loạn hành vi ở trẻ em

Chúng ta sẽ bắt gặp biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ em trong suốt quá trình phát triển cho đến khi trẻ bước qua độ tuổi thanh thiếu niên. Những biểu hiện thường gặp có thể là: 

  • Hành xử hung hăng, hỗn xược đối với con người, có tính phá hoại đồ vật và bắt nạt động vật nhỏ.
  • Không tuân thủ trật tự công cộng, quy định trường học.
  • Vi phạm đạo đức: nói dối, ăn cắp vặt, trốn học, không chịu học, bắt nạt bạn học.
  • Mất tập trung và học hành sa sút.
  • Gây khó chịu cho người khác và đổ lỗi cho họ. 
  • Thường có thái độ hận thù hoặc ác ý. 
  • Bốc đồng và tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội.
  • Không lắng nghe người khác, cô lập bản thân và tránh giao tiếp xã hội.
  • Gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người, phá hoại tài sản: ăn trộm, cướp giật, đánh người, phóng hỏa,…

Trong một số trường hợp trẻ bị rối loạn hành vi có thể phạm tội như quấy rối tình dục, quan hệ tình dục không an toàn khi chưa đủ tuổi. 

Nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở trẻ em

Rối loạn hành vi ở trẻ em có thể bắt nguồn từ chính các yếu tố nội sinh kết hợp với trải nghiệm, điều kiện sống không lành mạnh thời thơ ấu. Cụ thể như sau:

1. Yếu tố nội sinh của trẻ

Thùy trán được xem là cơ quan quan trọng trong việc hình thành nhân cách, kiểm soát hành vi xã hội của con người. Thùy trán bị tổn thương do gen sẽ khiến trẻ thay đổi tính cách, hành vi xã hội. Chính vì vậy trẻ em bị rối loạn hành vi, trở nên hung hăng một phần do tác động của yếu tố gen lên thùy trán.

Việc mắc các bệnh lý ở những năm đầu đời hay giải phẫu cũng có thể khiến trẻ bị tổn thương thần kinh, dẫn đến rối loạn hành vi.

2. Yếu tố môi trường xung quanh trẻ em

Một số yếu tố môi trường xung quanh có nguy cơ góp phần khiến trẻ bị rối loạn hành vi bao gồm: 

  • Xung đột tình cảm: Không chỉ xung đột trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô ở môi trường học tập mà xung đột gia đình cũng gây ảnh hưởng tâm lý lớn, dẫn đến rối loạn hành vi ở trẻ em.
  • Gia đình không êm ấm: Có bất hòa trong gia đình hoặc gia đình có người nghiện rượu, chất kích thích, lối sống đồi trụy.
  • Người mẹ mang thai khi còn quá nhỏ.
  • Gia đình có bố hoặc mẹ mắc vấn đề tâm lý trước đó có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em. Đặc biệt, nếu người mẹ lạm dụng các loại thuốc trong quá trình mang thai cũng gây vấn đề cho thai nhi. 
  • Trẻ em bị lạm dụng, bị bạo hành.
  • Trẻ bị tăng động thái quá.
  • Trẻ em sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • Trẻ đã trải qua chấn thương não và chấn thương các cơ quan thần kinh.
Rối loạn hành vi ở trẻ em do yếu tố môi trường
Gia đình bất hòa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn hành vi.

Rối loạn hành vi ở trẻ em có gây hậu quả nghiêm trọng không?

Vì hành vi rối loạn ở trẻ vượt quá ranh giới bình thường so với lứa tuổi nên hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng. Nếu không điều trị từ sớm, những biểu hiện bất thường ở trẻ sẽ trở thành những hành vi khó kiểm soát và gây tổn hại đến thân thể, tài sản cá nhân và người khác. 

Đầu tiên rối loạn hành vi sẽ khiến sức khỏe trẻ em trở nên suy yếu bởi các tác động của tệ nạn mà trẻ tham gia. Những hành động bốc đồng có thể dẫn đến hành vi tự hại bản thân. Tiếp đến trẻ sẽ thực hiện nhiều hành vi chống đối xã hội và pháp luật, gây nguy hiểm tới mọi người xung quanh.

Khi trẻ lặp đi lặp lại các hành vi gây ảnh hưởng đến mọi người, trẻ sẽ khó hòa nhập với xã hội. Về lâu dài, trẻ sẽ tự cô lập bản thân và có thể mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. 

Hậu quả nghiêm trọng của rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn hành vi có thể khiến trẻ tự cô lập và mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Cách can thiệp rối loạn hành vi ở trẻ em hiệu quả 

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường kéo dài kể trên, phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đến các trung tâm, cơ sở thăm khám để chẩn đoán. Rối loạn hành vi ở trẻ em có thể được can thiệp bằng 3 giải pháp chính, bao gồm:

1. Điều trị y khoa

Sau khi trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. Một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ dùng thuốc điều trị để kiểm soát, giảm bớt hành vi rối loạn. 

Tuy nhiên không thể sử dụng thuốc lâu dài đối với trẻ em vì nó có thể gây ảnh hưởng sức khỏe về sau. Vì vậy, bác sĩ vẫn ưu tiên các phương pháp điều trị tâm lý hướng trẻ đến những nhận thức đúng đắn.

điều trị y khoa cho trẻ rối loạn hành vi
Bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ mắc chứng rối loạn hành vi.

2. Điều trị từ gia đình

Gia đình cần kiên trì quan tâm và chăm sóc trẻ nhiều hơn. Điều cần làm là tránh cho con khỏi những ám ảnh, tổn thương từ bạo hành, nói dối,… Phụ huynh có thể tham khảo chuyên gia phương thức gần gũi, giáo dục trẻ mà chúng cảm thấy không bị gò bó hay kiểm soát quá mức. 

Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động để rèn luyện tính kiên nhẫn đồng thời hướng trẻ tránh xa những hoạt động thiếu lành mạnh, tiêu cực.

Đối với trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh gia đình phức tạp, trẻ cần được tạo điều kiện sống ở môi trường lành mạnh khác. Bên cạnh đó vẫn có thể tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các thành viên trong gia đình. 

Gia đình cần dành thời gian lắng nghe con, đồng thời phối hợp với nhà trường để quá trình điều trị được sát sao và hiệu quả hơn. Ngoài ra gia đình có thể nghe theo chuyên gia đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt nếu môi trường học tập bình thường khiến trẻ trở nên hung hăng và bắt nạt bạn bè.

3. Điều trị từ trường học

Sự giao tiếp giữa giáo viên, nhà trường với học sinh là điều cần thiết để hiểu hơn về trẻ. Trường hợp mâu thuẫn nghiêm trọng có thể điều chỉnh lại phương pháp học, thuyên chuyển giáo viên hoặc chuyển lớp học. 

Nhận biết rối loạn hành vi ở trẻ em sẽ giúp gia đình trẻ và những người xung quanh chủ động hơn trong việc can thiệp, điều trị cho trẻ khỏi chứng bệnh này. Trẻ em rất cần có sự đồng hành và hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. 

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Hướng can thiệp

Tình trạng trẻ chậm nói hiện nay đang có sự gia tăng đến mức báo động, nhất là do thói quen cho con "làm bạn"...

điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ
Phương pháp điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ & thông tin cần biết

Điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ là một trong các phương pháp đang được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là các...

thấu hiểu trẻ đặc biệt như thế nào?
Thấu hiểu trẻ đặc biệt: 8 Điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ con

Thấu hiểu trẻ đặc biệt trở nên quan trọng vì trẻ có nhu cầu và đặc điểm riêng biệt, rất cần được đối xử cũng...

tre-tang-dong-gian-du-an-va
Trẻ tăng động, giận dữ, ăn vạ: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ tăng động, giận dữ, ăn vạ là những tình huống mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng không mong muốn xuất hiện ở...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort