Khủng hoảng tuổi lên 1: Biểu hiện và những điều cha mẹ cần biết

Khủng hoảng tuổi lên 1 là giai đoạn trẻ thất vọng vì chưa hoàn thiện định nghĩa thế giới xung quanh mình. Vì vậy việc cha mẹ nhận biết và đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ/
Cha mẹ cần sớm nhận biết khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ.

Khủng hoảng tuổi lên 1 là gì?

Khi trẻ lên 1 tuổi thì đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển về trí tuệ và khả năng vận động của bé. Trẻ bắt đầu học các kỹ năng để đạt những mốc phát triển quan trọng như:

  • Kỹ năng vận động thô: bò, vịn, đứng, tập đi
  • Kỹ năng vận động tinh: phối hợp, kiểm soát chuyển động phức tạp của mắt, ngón tay, ngón chân
  • Ngôn ngữ: tập nói, chỉ tay, lắc đầu để thể hiện nhu cầu
  • Nhận thức: hiểu được nguyên nhân, kết quả
  • Cảm xúc: bắt đầu xuất hiện sự bướng bỉnh, lo sợ, đòi hỏi

Khủng hoảng tuổi lên 1 thực chất là thời điểm khó ở của trẻ khi đang học các kỹ năng mới kể trên. Bé có thể gặp phải những sự vật, sự việc lạ lẫm khiến bản thân hoang mang nhưng không biết cách hỏi cũng như định nghĩa.

Ở giai đoạn này bé mong muốn khám phá môi trường xung quanh nhưng kỹ năng, khả năng nói chuyện, bày tỏ cảm xúc còn hạn chế dẫn đến khủng hoảng.

Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ

Khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ thường có những biểu hiện sau đây:

1. Dễ cáu gắt, khóc lóc thường xuyên

Đây là biểu hiện nổi bật mà người lớn dễ dàng nhận ra. Phản ứng của bé trở nên nhạy cảm nếu như không được chiều theo ý mình. Chẳng hạn khi con đòi một món đồ chơi nhưng không được đáp ứng, con sẽ đòi cho bằng được bằng cách la hét và khóc. Bé nổi cáu hay thậm chí giận dữ với người lớn và ném phá đồ đạc.

2. Trẻ biếng ăn

Việc mải mê khám phá thế giới xung quanh khiến con quên ăn. Khi cho bé ăn, bé có thể lắc đầu từ chối và nhè thức ăn ra ngay cả khi đó là món bé vẫn thích ăn trước đây. Ngoài ra giai đoạn lên 1 bé có những thay đổi thể chất như tập đi, tập bò,… dẫn đến biếng ăn trong 1 – 2 tuần.

biểu hiện khủng hoảng trẻ lên 1
Trẻ biếng ăn là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 1.

3. Bám cha mẹ hoặc người chăm sóc

Trẻ có thể khóc hoặc căng thẳng khi thấy bố mẹ đi ra chỗ khác và có nhiều người lạ vây quanh. Ở độ tuổi này, trẻ thích được cha mẹ chăm sóc hơn những người khác. Lúc này đây bé luôn cần mẹ hoặc người chăm nom ở trong tầm mắt để thỉnh thoảng ôm. Con có thể thể hiện thái độ “ghen tị” rõ ràng bằng việc phản ứng quyết liệt và khóc nếu như cha mẹ ôm một đứa trẻ khác.

4. Tâm trạng thay đổi thất thường

Trẻ có thể thay đổi tâm trạng một cách bất thường khi gặp khủng hoảng lên 1. Bé có thể thích một cái gì đó rồi nhanh chán hoặc chuyển từ đang khóc sang cười một cách nhanh chóng. Trẻ cũng thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác.

biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ em
Trẻ có thể thay đổi tâm trạng một cách bất thường khi gặp khủng hoảng.

5. Khóc đêm

Những biến động trong cơ thể khi bé bước sang 1 tuổi có thể khiến bé sợ hãi và căng thẳng, dẫn đến ngủ không ngon giấc. Với những trẻ chưa có khả năng tự ngủ tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn.

Khi trẻ vui chơi quá nhiều vào ban ngày và hệ thần kinh non nớt chưa kịp xử lý các kích thích mạnh thì ban đêm con sẽ gặp ác mộng, quấy khóc. Và tình trạng khóc đêm diễn ra cũng có thể do thiếu chất dinh dưỡng hoặc gặp các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, sốt, mọc răng khi bé 1 tuổi.

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tuổi lên 1

Việc nắm rõ nguyên nhân khủng hoảng ở trẻ 1 tuổi có thể giúp phụ huynh sớm đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn này. Khủng hoảng tuổi lên 1 có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân sau đây:

1. Thay đổi môi trường sống

Thay đổi môi trường sống như chuyển nhà, nhập học,… cũng có thể gây khủng hoảng lên 1 và tạo cảm giác không an toàn cho trẻ.

2. Thay đổi về cách nhìn nhận

Trẻ đang trải qua sự thay đổi lớn về cách nhìn nhận thế giới. Bé bắt đầu cảm nhận sự giới hạn, rào cản trong tương tác với thế giới xung quanh và nhận thức mình là cá nhân riêng biệt.

3. Sự phát triển tâm lý

Khủng hoảng là một phần tự nhiên của sự phát triển tâm lý ở trẻ. Trẻ lên 1 sẽ có sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận, tương tác với thế giới xung quanh.

Một môi trường sống có đầy đủ tình cảm của người thân sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và phát triển toàn diện hơn. Trong trường hợp các mẹ không vui với sự xuất hiện của con, bé cũng sẽ nhận ra điều đó và có cảm giác bị bỏ rơi.

nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 1
Trẻ lên 1 có sự thay đổi trong cách nhìn nhận thế giới xung quanh.

4. Kiểm soát cảm xúc

Bé ở tuổi tập đi này sẽ học được nhiều trạng thái cảm xúc từ mọi người xung quanh như cáu gắt, vui mừng, lo lắng, chán chường và nhiều cảm xúc khác nữa. Cho nên quản lý sự bùng nổ cảm xúc ở bé sẽ rất khó khăn bởi điều này đòi hỏi sự tự tin và kiên nhẫn của con rất nhiều.

5. Sự tương tác

Trẻ lên 1 tuổi đang trong giai đoạn phát triển các kỹ năng tương tác xã hội. Con học cách giao tiếp với mọi người một cách khó khăn. Những sự tiếp xúc mới mẻ này khiến cho trẻ cảm thấy bối rối và nổi loạn.

Khủng hoảng tuổi lên 1 kéo dài bao lâu?

Khi bé vừa lên 1 bé bắt đầu ý thức được sự thay đổi của thế giới xung quanh và cơ thể mình. Cuộc khủng hoảng có thể kéo dài từ 3 – 6 tuần tùy theo tình trạng và tính cách của từng bé.

khủng hoảng ở trẻ em lên 1 tuổi.
Khủng hoảng tuổi lên 1 kéo dài vài tuần tùy vào tình trạng của từng bé.

Làm gì để trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 1?

Để giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 1, cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

1. Cách nói chuyện với trẻ

Đây là giai đoạn trẻ nhạy cảm với sự thay đổi, vì vậy cha mẹ cần giới thiệu, báo trước cho con những điều sắp xảy ra với bản thân. Lúc này nhu cầu có mẹ và nỗi sợ bị bỏ rơi cũng là vấn đề nhạy cảm với bé. Nếu cha mẹ hoặc người thân thiết vắng mặt hãy báo cho trẻ là họ tạm thời rời khỏi và sẽ quay lại.

Trong quá trình dạy và giúp bé 1 tuổi vượt qua khủng hoảng, cha mẹ nên dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng vì trẻ nhỏ rất dễ bắt chước lời nói của người lớn.

2. Tạo môi trường thân thiện

Mẹ sắp xếp đồ đạc trong nhà phù hợp với sự phát triển và giúp con thỏa sức khám phá xung quanh mà vẫn an toàn. Cho con ra ngoài chơi, đến nơi công cộng như công viên, siêu thị,… để kích thích sự tò mò của trẻ.

khủng hoảng lên 1 tuổi cần lưu ý
Kích thích sự tò mò của trẻ bằng cách đưa con ra ngoài chơi.

Giúp con làm quen với người thân xung quanh để con bớt lạ lẫm hay sợ hãi. Có thể cho con chơi cùng với bạn cùng tầm tuổi để giúp con tương tác, kết nối với mọi người tốt hơn.

Mẹ nên mở nhiều nhạc, sách, mời bạn bè đến chơi, hay tổ chức nhiều trò chơi để bé có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Bé sẽ học cách giao tiếp mỗi khi nhìn mẹ nói chuyện với mọi người xung quanh.

3. Lịch sinh hoạt phù hợp

Cha mẹ cần lên lịch sinh hoạt cụ thể cho con với nhiệm vụ hằng ngày và thời gian cho các hoạt động vui chơi bên ngoài. Trẻ sẽ được người lớn rèn thói quen ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và đều đặn để giữ tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Phụ huynh nên khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi khám quá ngoài thiên nhiên. Đồng thời nên kiểm soát thời lượng chương trình con xem, chỉ nên cho bé xem những gì mang tính giáo dục trong thời gian nhất định.

4. Đến bác sĩ

Khi trẻ bước sang 1 tuổi và có những biểu hiện bất thường, hãy theo dõi thật kỹ một thời gian ngắn các hành vi, cảm xúc của con. Bé có thể được đưa đến gặp bác sĩ nhi khoa để thăm khám và có cách xử lý kịp thời nếu phụ huynh thấy lo lắng về biểu hiện của con. Điều này trở nên rất quan trọng để không làm gián đoạn sự phát triển toàn diện của trẻ.

lưu ý khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ
Phụ huynh có thể tham khảo bác sĩ nhi khoa vấn đề khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ.

Khủng hoảng tuổi lên 1 ở trẻ có nhiều điều chúng ta phải chú ý, quan sát kỹ lưỡng. Cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân và các biểu hiện để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ đúng chuẩn

Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những đặc điểm, nhu cầu và sở thích riêng. Vì thế, để giúp trẻ cải thiện hiệu quả, nâng...

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung
10 Phương pháp dạy trẻ kém tập trung khoa học và hiệu quả nhất

Lơ là, xao nhãng, dễ mất tập trung trong việc học tập và hầu hết các sinh hoạt đời sống hàng ngày là vấn đề...

Trẻ không tiếp xúc với người lạ
Trẻ không nói chuyện, giao tiếp với người lạ: Cha mẹ cần chú ý

Trẻ không nói chuyện, giao tiếp với người lạ là một trong các vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng....

dấu hiệu trẻ sơ sinh tự kỷ
10 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm

Nếu có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tự kỷ thì việc can thiệp và cải thiện sẽ được...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort