Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện, khắc phục

Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ là thời kỳ trẻ gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ và xảy ra suốt quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần trang bị kiến thức để chăm sóc chất lượng giấc ngủ của trẻ hiệu quả.

khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ
Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ là tình trạng phổ biến.

Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ là gì?

Khủng hoảng ngủ 4 tháng là khi trẻ đi dần vào giấc ngủ với chu kỳ ổn định thì đến 4 tháng tuổi trẻ bắt đầu quấy khóc, khó ngủ vào nửa đêm hoặc gần sáng. Đây là điều bình thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng gặp khủng hoảng ngủ lúc 4 tháng.

Đây là giai đoạn đầu tiên của khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Thời điểm này trẻ có thể khó chịu, khó ngủ do sốt mọc răng, côn trùng đốt, đau ốm. Đồng thời nhịp sinh học của bé đang phát triển và hoàn thiện. Cha mẹ cần kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân trên để xác định có phải trẻ đang gặp khủng hoảng ngủ 4 tháng hay không.

Nguyên nhân gây khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ

Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc một số yếu tố nguy cơ sau đây:

1. Chế độ dinh dưỡng

Trẻ 4 tháng tuổi chủ yếu bú mẹ và uống sữa công thức. Trường hợp mẹ không cung cấp đủ hoặc thừa các chất dinh dưỡng cần thiết cho con thì bé sẽ cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Thói quen sinh hoạt

Ngoài thời gian ngủ, trẻ 4 tháng tuổi còn có những thói quen sinh hoạt khác. Đối với các bé ưa thích vui chơi thì việc vận động với tần suất quá nhiều có thể khiến cơ thể con mệt mỏi, khó có giấc ngủ sâu. Ngược lại, các bé không thường xuyên vận động thì thường xảy ra hiện tượng ngủ giật mình, ngủ chập chờn.

3. Lịch ngủ và thói quen ngủ

Thói quen và lịch ngủ chưa hợp lý là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhất tới giấc ngủ của trẻ. Các thói quen như: ăn quá no trước giờ ngủ, thay đổi lịch ngủ theo ý con,… là những yếu tố khiến chất lượng giấc ngủ của con ngày càng đi xuống.

4. Vấn đề sức khỏe

Các vấn đề sức khỏe như sốt, cảm do thời tiết, viêm họng, cơn đau do mũi tiêm phòng gây ra cũng có thể khiến trẻ quấy khóc khi ngủ. Ngoài ra tiêu chảy và nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng gây ra khó chịu và làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.

trẻ 4 tháng bị khủng hoảng ngủ
Các vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi.

Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ có biểu hiện ra sao?

Các biểu hiện khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ của bé. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy trẻ nhỏ đang trải qua khủng hoảng ngủ:

  • Trẻ khó vào giấc ngủ
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Ngủ ngày thức đêm
  • Gia tăng quấy khóc hoặc cáu kỉnh
  • Không chịu ngủ trưa

Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ kéo dài bao lâu?

Phần lớn các bé sẽ hết khủng hoảng ngủ 4 tháng sau vài ngày đến vài tuần. Thời gian này là khác nhau tùy thuộc tình trạng từng bé và thói quen chăm sóc giấc ngủ của gia đình. Đôi khi sau một đợt khủng hoảng ngủ, con có thể chuyển qua thức được nhiều hơn và giảm bớt giấc ngủ ngày.

Tuy nhiên ngủ không đủ giấc đối với trẻ sơ sinh có thể phát triển các bệnh về đường hô hấp, giảm hệ miễn dịch cũng như làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm ở trẻ sau này. Trẻ có giấc ngủ kém chất lượng khi còn nhỏ có nhiều khả năng mắc bệnh tim trong tương lai dưới dạng béo phì, huyết áp cao,…

Hiện tượng trẻ ngủ không sâu giấc và giật mình kéo dài dẫn đến nhiều hệ lụy như chậm lớn, chậm tiếp thu, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ. Nếu trẻ bỏ lỡ các giấc ngủ sâu sẽ làm con không tăng chiều cao, làm giảm chỉ số IQ và càng quấy khóc thường xuyên hơn.

Cách khắc phục khi trẻ bị khủng hoảng ngủ 4 tháng

Giai đoạn khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ thường là thời điểm khó khăn nhất đối với bậc cha mẹ. Không có cách ngăn ngừa chứng khủng hoảng ngủ bởi đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Nhưng hiện nay có một vài cách giúp giảm thiểu khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ cho trẻ cụ thể sau đây:

khắc phục khủng hoảng ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi
Hiện nay có rất nhiều biện pháp giảm thiểu khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ.

1. Nuôi trẻ khoa học

Sữa mẹ chứa các yếu tố kích thích giấc ngủ tốt hơn, vì vậy các chuyên gia khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu không thể nuôi bằng sữa mẹ, hãy chọn loại sữa công thức phù hợp với sự phát triển của trẻ.

2. Điều chỉnh thói quen

Bắt đầu và duy trì thói quen trước khi đi ngủ cho bé theo trình tự: tắm – ăn – kể chuyện, hát ru – vỗ về để giúp trẻ thư giãn. Phụ huynh nên cho trẻ nắm vững giờ đi ngủ, giờ chơi để có được đồng hồ sinh học khoa học.

Cha mẹ nên mạnh dạn cắt bớt cữ ngủ ban ngày của trẻ và cho con ngủ đêm sớm hơn để duy trì thời gian ngủ. Nếu quan sát giấc đêm bị gián đoạn, hãy linh hoạt cho con được ngủ bù vào ban ngày. Phụ huynh có thể thúc đẩy con ngủ giấc ngắn 15 – 20 phút thường xuyên nếu bé không thể ngủ bù trong khoảng thời gian dài.

trẻ 4 tháng tuổi bị khủng hoảng ngủ
Điều chỉnh thói quen giúp trẻ đi vào giấc ngủ ngon một cách hiệu quả.

Ngoài ra có thể khuyến khích và tập cho trẻ học cách tự ngủ bằng cách để con tự trải nghiệm quá trình buồn ngủ và đi vào giấc một cách tự nhiên. Đồng thời cha mẹ nên theo dõi nhu cầu của con để điều chỉnh lịch trình phù hợp.

3. Tương tác với trẻ

Tương tác với trẻ bằng cách nói chuyện, vỗ về là cách tạo ra kết nối giữa con với cha mẹ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và khi cảm nhận được sự yêu thương từ gia đình, con được thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

4. Chuẩn bị không gian tốt cho giấc ngủ

Để trẻ ngủ sâu giấc cần chuẩn bị một không gian ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng, êm ái cho trẻ. Cha mẹ không cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng xanh của thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi ngủ, vì nó sẽ ức chế sự tiết ra melatonin trong cơ thể và làm con khó ngủ.

Người lớn nên lưu ý không nên để nhiều gối hay thú bông bên cạnh vì chúng có thể làm bé bị ngạt thở. Mặt khác, ở các đồ vật này chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của con. Việc sử dụng máy phát tiếng ồn trắng hoặc đèn ngủ ánh sáng yếu là lựa chọn an toàn hỗ trợ trẻ có giấc ngủ sâu hơn.

Bên cạnh đó có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đồng hồ báo thức tự nhiên. Đây là đồ vật được thiết kế bằng cách mô phỏng ánh sáng mặt trời hoặc phát ra âm thanh một cách tự nhiên, giúp bé tỉnh dậy dễ dàng thay vì bị đánh thức đột ngột.

5. Thăm khám bác sĩ

Mặc dù quá trình ngủ của trẻ sẽ trở lại bình thường sau một khoảng thời gian nhất định nhưng đừng ngần ngại đến bác sĩ nếu lo lắng, thắc mắc nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngủ ở trẻ 4 tháng. Nếu việc thực hiện các biện pháp khắc phục giấc ngủ cho trẻ không hiệu quả, hãy cân nhắc đưa con đi thăm khám để nhận lời khuyên tốt cho giấc ngủ của bé.

Bên cạnh đó hãy theo dõi con sát sao để sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ không ngủ được do bị sốt, đau tai, sưng hạch…. và liên hệ bác sĩ nhi khoa để điều trị. Phụ huynh có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc bổ sung melatonin cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách an toàn, không ảnh hưởng thần kinh của trẻ.

trẻ 4 tháng gặp khủng hoảng ngủ
Bác sĩ đồng hành cùng cha mẹ trong việc khắc phục vấn đề giấc ngủ cho trẻ.

Mặc dù khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ là điều hết sức phổ biến và bình thường. Nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sẽ giúp con yêu có được chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chữa tự kỷ bằng tế bào gốc
Phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc thực hiện như thế nào?

Áp dụng phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện sức khỏe của...

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ: Nguyên nhân, chăm sóc & phòng ngừa

Rối nhiễu tâm lý là một trong các tình trạng bị lệch lạc về sức khỏe tâm thần thường xảy ra ở trẻ em, đặc...

giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ: 12 Chiến lược hiệu quả dành cho cha mẹ

Một trong những trở ngại lớn nhất của trẻ tự kỷ là khả năng giao tiếp. Trẻ thích nhốt mình trong thế giới riêng và...

9 Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì và hướng can thiệp

Bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì có biểu hiện khác biệt so với giai đoạn trước. Những thay đổi về tâm sinh lý cộng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort