Những câu không nên nói với trẻ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý

Chỉ cần một câu nói lỡ lời của bố mẹ cũng có thể gây nên nhiều sự tổn thương và tác động nặng nề đối với tâm lý của trẻ nhỏ. Chính vì thế, khi đã trở thành bậc làm cha mẹ, chúng ta cần phải cẩn trọng hơn trong từng lời nói, hành động để có thẻ nuôi dạy và giúp con phát triển toàn diện nhất. 

Những câu không nên nói với trẻ
Bố mẹ những lúc nóng giận thường hay sử dụng những câu nói làm tổn thương trẻ nhỏ.

Những câu cha mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ

Để có thể nuôi dạy một đứa trẻ không phải là một điều đơn giản mà nó chính là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều sự nỗ lực, kiên nhẫn. Khi đã trở thành các ông bố, bà mẹ thì chúng ta cần có nhiều trách nhiệm hơn trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục cho mỗi đứa trẻ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, từ khi mới sinh ra đời cho đến năm 6 tuổi, trẻ nhỏ sẽ thường xuyên gắn bó với bố mẹ, giữa họ sẽ có sự liên kết vô cùng chặt chẽ, khăng khít. Do đó, những hành vi, lời nói của bố mẹ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với con cái.

Đôi khi chỉ là những lời nói vô tình phát ra trong những lúc nóng giận cũng đủ giết chết đi tâm hồn của một đứa trẻ. Trẻ em vô cùng hồn nhiên và trong sáng nên rất dễ bị tổn thương bởi những câu nói khiển trách, so sánh, buộc tội của cha mẹ.

Nếu cứ mãi liên tục sử dụng những lời nói này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái dần trở nên xa cách. Thậm chí, nhiều trẻ nhỏ còn bị tổn thương về mặt tinh thần, dần trở nên thiếu tự tin, thu mình và không còn tin tưởng vào chính bản thân.

Chính vì thế, khi nuôi dạy và chăm sóc cho một đứa trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý để tránh những câu không nên nói với trẻ.

1. “Con là đứa vô dụng”

Bạn không thể đòi hỏi trẻ nhỏ phải có những suy nghĩ, hành động và sự khéo léo giống như một người trưởng thành. Đôi khi còn trẻ vẫn còn vụng về, làm những chuyện khiến cho bố mẹ không hài lòng hoặc có thể liên tục làm đổ bể, phá hỏng những công việc được giao.

Tuy nhiên, những lúc thế này, các ông bố bà mẹ cần phải giữ bình tĩnh, tuyệt đối không nên quát nạt hoặc phán xét con bằng câu nói “Con là đứa vô dụng”. Cũng bởi, bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn được bố mẹ công nhận. Khi nghe được câu nói này, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy vô cùng tổn thương và mặc cảm.

Những câu không nên nói với trẻ
“Con là đứa vô dụng” là câu nói bố mẹ tuyệt đối không được nói với trẻ nhỏ.

Có thể đó chỉ là câu nói vô tình được nói ra khi bạn cảm thấy tức giận trước những lỗi sai của con trẻ. Tuy nhiên, trẻ em chưa thể chắt lọc chính xác các thông tin và trẻ luôn cho rằng những lời nói của bố mẹ là thật. Vì thế, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi hoặc thậm chí cho rằng mình thực sự là kẻ vô dụng, bất tài.

Trong thực tế, đã có rất nhiều trẻ nhỏ khi liên tục nghe được câu nói này từ bố mẹ đã dần trở nên thiếu tự tin vào bản thân mình. Trẻ còn có xu hướng buông xuôi tất cả, không muốn cố gắng và phấn đấu nhiều hơn vì cho rằng dù bản thân có nỗ lực đến đâu cũng không được bố mẹ công nhận.

2. “Không được khóc”

Khi thấy trẻ khóc lóc, mè nheo, các bậc phụ huynh thường có xu hướng nói với con rằng “Không được khóc”, “Nín ngay”. Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại tác dụng mà ngược lại còn khiến cho trẻ khóc to và dữ dội hơn lúc ban đầu.

Các bậc phụ huynh cũng nên hiểu rằng, khóc là một trong các cách để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình khi bị tổn thương, buồn phiền. Đặc biệt, trẻ nhỏ không có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt như người trưởng thành, khi vui trẻ sẽ cười và khi buồn trẻ sẽ khóc.

Do đó, khi bố mẹ nói rằng “Không được khóc”, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ không đồng cảm và không ai đứng về phía mình nên sẽ càng bị tổn thương và khóc lớn hơn nữa. Do đó, thay vì đưa ra yêu cầu cho con, bố mẹ hãy nhẹ nhàng và thể hiện những cử chỉ chia sẻ, quan tâm để trẻ dần bình tĩnh và nói ra được mong muốn của mình.

Lúc này, bố mẹ có thể nhẹ nhàng đặt ra câu hỏi cho con hoặc có thể làm con phân tâm bởi những hoạt động, đồ vật mà con yêu thích. Đôi lúc, bố mẹ cũng nên để cho con tự do thể hiện cảm xúc của bản thân. Sau khi những sự dồn nén được giải tỏa, trẻ nhỏ cũng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng chia sẻ hơn.

3. “Con không bằng một góc con nhà người ta”

“Con không bằng một góc con nhà người ta” đây là câu nói thường xuyên nghe thấy của nhiều bậc phụ huynh. Hiểu rằng tâm lý mỗi bậc làm cha mẹ luôn mong muốn con cái mình thông minh, tài giỏi và đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, so sánh con cái với những đứa trẻ khác không phải là phương pháp giáo dục tốt mà đôi khi nó còn gây nên nhiều tác hại khôn lường.

Việc liên tục so sánh một đứa trẻ với những anh chị hay bạn bè cùng trang lứa chính là hành động gây tổn thương nghiêm trọng và khóc chữa lành. Bất kỳ ai trong chúng ta muốn trở thành một cá thể riêng biệt và không thích việc được đem đi so sánh với những người xung quanh.

Những câu không nên nói với trẻ
Trẻ nhỏ liên tục bị so sánh sẽ dần gia tăng các gánh nặng tâm lý.

Điều này có thể tạo nên sự ganh ghét, đố kỵ, hơn thua đối với anh chị em ruột trong cùng một gia đình, khiến cho mối quan hệ của trẻ dần trở nên tiêu cực. Đồng thời, một đứa trẻ khi liên tục bị so sánh sẽ gia tăng các gánh nặng tâm lý, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, lo lắng.

Hơn thế, khi không nhận được sự công nhận của bố mẹ, trẻ dần trẻ không muốn cố gắng, giảm lòng tự trọng và giá trị của bản thân. Nhiều trẻ còn thể hiện thái độ bất cần, không còn muốn nỗ lực để làm hài lòng bất kỳ ai. Hơn thế, trẻ cũng sẽ dần giữ khoảng cách với bố mẹ, không muốn chia sẻ hay thể hiện tài năng của mình.

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, mỗi đứa trẻ sẽ có những sở trường và sở đoản nhất định. Bạn không thể lấy những ưu điểm của người khác để đem so sánh với nhược điểm của con trẻ. Thay vì thế, hãy cố gắng động viên và tạo nhiều điều kiện để trẻ nhỏ có thể dần khắc phục và cải thiện tốt các mặt chưa tốt của bản thân để trở nên hoàn thiện hơn.

4. “Nếu con không ngoan, bố mẹ sẽ không thương con nữa”

Nhiều bậc phụ huynh vì muốn con nghe lời, ngoan ngoãn nên sẽ thường xuyên nói với con rằng “Nếu con không ngoan, bố mẹ sẽ không thương con nữa”. Trong thực tế, câu nói này cũng mang lại nhiều hiệu quả bởi trẻ nhỏ rất sợ bị bố mẹ ghét bỏ, sợ họ không còn yêu thương, quan tâm đến mình.

Khi bạn nói “Bố mẹ sẽ không thương con nữa” đồng nghĩa với việc bạn đang muốn kiểm soát cảm xúc, hành vi và thao túng trẻ nhỏ. Điều này có thể mang đến hiệu quả trong một thời khắc nào đó nhưng nó lại tác động sâu sắc đến tâm sinh lý của con trẻ.

Cũng bởi trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức để hiểu rõ về bản chất của từng câu nói. Khi nghe được lời nói này từ bố mẹ, trẻ sẽ liên tục nghĩ rằng bản thân phải thực sự ngoan thì mới có được tình yêu thương của bố mẹ.

Trẻ sẽ cố gắng để “lấy lòng” mọi người xung quanh và cho rằng đó là cách duy nhất để được người khác quan tâm, yêu mến. Suy nghĩ này nếu kéo dài và không được điều chỉnh tốt sẽ khiến cho trẻ hình thành tư duy lệch lạc, khi không thể làm hài lòng bố mẹ, trẻ sẽ tự cho rằng bản thân vô cùng tội lỗi và xuất hiện tâm lý lo sợ, hoang mang.

5. “Con phải nghe lời người lớn”

Vâng lời và lắng nghe người lớn là một điều đúng đắn mà trẻ nhỏ cần phải thực hiện. Tuy nhiên, việc dạy trẻ luôn phải tuân thủ theo những điều người lớn dạy bảo cũng chưa hẳn là phương pháp giáo dục thành công và hiệu quả.

Hãy dừng ngay nếu bạn đang sử dụng câu nói “Con phải nghe lời người lớn” để giáo dục trẻ nhỏ. Việc thực hiện vô điều kiện những yêu cầu của người lớn luôn tiềm tàng những hiểm nguy và cạm bẫy mà các bậc phụ huynh khó có thể lường trước được.

Những câu không nên nói với trẻ
Thay vì dạy con phải biết nghe lời người lớn, phụ huynh hãy nói rằng “Con phải nghe lời bố mẹ”.

Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã được dạy dỗ về việc phải tôn trọng và làm theo những điều người lớn yêu cầu thì trẻ sẽ dần hình thành sự mặc định về việc “tất cả những gì người lớn nói đều đúng”. Tình trạng này sẽ khiến cho trẻ nhỏ khó có thể phân định được đúng sai, không thể biết người đó có thực sự đáng để tôn trọng hay không.

Bên cạnh đó, nếu niềm tin về câu nói này quá lớn thì trẻ có thể gặp phải nhiều nguy hiểm trong đời sống. Do phải “nghe lời người lớn” nên trẻ cũng sẽ loại bỏ đi lời dạy “không được nói chuyện với người lạ”. Điều này khiến cho trẻ có nguy cơ gặp phải những đối tượng xấu và dễ bị lợi dụng, đe dọa, uy hiếp hoặc sai bảo làm những chuyện không đúng đắn.

Vì thế, các chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ nhỏ khuyên rằng, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ “Phải biết nghe lời bố mẹ” để trẻ có thể xác định được đúng đối tượng nên  vâng lời. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lắng nghe và tôn trọng những ý kiến, mong muốn của con nhỏ để tập cho trẻ lối sống lành mạnh, tạo điều kiện phát triển tư duy hiệu quả.

6. “Con không nhanh lên thì mẹ sẽ bỏ con lại đấy”

Để có thể hối thúc và mong muốn con trở nên nhanh lẹ hơn nên các bậc phụ huynh thường sử dụng câu nói “Con không nhanh lên thì mẹ sẽ bỏ con lại đấy”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, đây chính là một trong những câu không nên nói với trẻ nhỏ để tránh gây cho trẻ tâm lý lo sợ và tổn thương.

Được biết, trẻ em luôn muốn gần gũi và sợ hãi việc bị bỏ rơi. Vì thế nếu liên tục nghe câu nói này trẻ sẽ cảm thấy vô cùng căng thẳng, bối rối và đôi khi trở nên lúng túng, không thể kiểm soát được hành vi, cảm xúc của bản thân.

Khi bị thúc giục bằng những câu nói dọa dẫm, trẻ nhỏ không chỉ cảm thấy hoảng sợ mà còn gia tăng các cảm xúc tiêu cực. Trong thực tế, có nhiều đứa trẻ khi nghe bố mẹ dọa bỏ đi sẽ trở nên kích động, hình thành tâm lý phản kháng, chống đối, khóc lóc, la hét dữ dội.

Vì thế, thay vì liên tục hối thúc con bằng những lời nói dọa nạt, các bậc phụ huynh hãy nhẹ nhàng nói với con rằng “Con có 10 phút để chuẩn bị quần áo, giày dép để ra ngoài cùng bố mẹ nhé”. Hãy tìm cách để trẻ có thể lắng nghe và thực hiện theo những yêu cầu của bạn hơn là khiến trẻ trở nên sợ hãi và lo lắng.

7. “Mẹ đang bận, đi ra ngoài ngay”

Với nhịp sống hối hả ngày nay, các bậc phụ huynh thường xuyên sẽ rơi vào cảnh bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc và quan tâm trẻ nhỏ. Thậm chí còn có nhiều ông bố bà mẹ phải đem việc về nhà làm đến khuya và rất hiếm khi có thời gian để cùng chơi đùa, tâm sự, chia sẻ với con cái.

Những bận bịu, không có thời gian thế này khiến cho các bậc phụ huynh trở nên cáu gắt hơn với con cái. Bố mẹ thường xuyên sử dụng những câu nói như “Mẹ đang bận”, “Con đi ra ngoài ngay”, “Đừng làm phiền bố” đối với con cái của mình.

Những câu không nên nói với trẻ
Hãy nhẹ nhàng giải thích hoặc tìm hoạt động vui chơi mới nếu trẻ liên tục quấy phá khi bạn làm việc.

Điều này vô tình tạo nên những khoảng cách nhất định giữa bố mẹ và con cái. Khi có nhu cầu được yêu thương, hay có những niềm vui muốn chia sẻ nhưng lại bị khước từ sẽ khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy tổn thương, buồn bã hoặc có nhiều trẻ nghĩ rằng bố mẹ đã không còn yêu thương mình nữa.

Khi nhu cầu được kết nối với bố mẹ liên tục bị từ chối sẽ làm cho trẻ nhỏ dần ít chia sẻ và không muốn bày tỏ cảm xúc. Trẻ sẽ dần trở nên cô đơn trong chính ngôi nhà của mình hoặc thậm chí có những đứa trẻ hình thành các biểu hiện của trầm cảm.

8. “Mẹ ước gì mình chưa từng sinh ra con”

“Mẹ ước gì mình chưa từng sinh ra con” là câu nói mang tính sát thương vô cùng cao đối với trẻ nhỏ. Những lúc nóng giận khi con phạm phải lỗi sai, các ông bố bà mẹ đôi khi bật ra câu nói mà ngay bản thân họ cũng cảm thấy bối rối và không biết nên xử lý thế nào.

Quá trình nuôi dạy con cái cần có sự kiên nhẫn và cố gắng trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt, trẻ em vẫn chưa thể có đủ nhận thức và hiểu hết những nỗi vất vả mà bố mẹ đang phải đối diễn. Khi nghe được những lời này từ bậc sinh thành, trẻ sẽ có cảm giác như mình là một đứa thừa thãi, bị mọi người chán ghét.

Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy vô cùng có lỗi vì sự hiện diện của bản thân trên cuộc đời này. Nhiều trẻ dần tự thu mình, không muốn giao tiếp hoặc thậm chí là hành hạ bản thân vì “tội lỗi” mà mình đã gây ra cho bố mẹ, gia đình.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên hiểu rằng, trẻ nhỏ không có quyền lựa chọn được sinh ra hay không mà chính bạn là người tạo ra trẻ. Đừng nên vì một phút nóng giận của bản thân mà biến trẻ nhỏ thành kẻ có tội và khiến chúng phải dằn vặt trước sự xuất hiện của mình.

9. “Con sẽ phải hối hận nếu bản thân không chăm chỉ”

“Con sẽ phải hối hận nếu bản thân không chăm chỉ” đây được xem là câu nói khơi dậy sự sợ hãi, lo lắng tột đột của trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cách dạy dỗ này không mang lại hiệu quả tốt cho trẻ, thậm chí còn khiến cho trẻ nhỏ dần mất đi động lực, trở nên sợ hãi, bất an về tương lai.

Nếu bố mẹ liên tục hù dọa con sẽ khiến cho con cảm thấy vô cùng căng thẳng, nhiều trường hợp còn muốn né tránh các lời khuyên và dạy dỗ từ bố mẹ. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng khó có thể hiểu rõ về ý nghĩa của câu nói này, trẻ không thể nhìn nhận vấn đề ở một tương lai xa và cảm thấy mơ hồ về điều đó.

Những câu không nên nói với trẻ
“Con sẽ phải hối hận nếu bản thân không chăm chỉ” là câu nói tạo áp lực lớn đối với nhiều trẻ nhỏ.

Khi không thể biết chính xác về mục đích mà bản thân cần phải “chăm chỉ” thì câu nói này được xem là vô nghĩa đối với trẻ nhỏ. Hơn thế, có nhiều đứa trẻ cảm thấy bị đả kích và dồn ép quá mức khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối, phản kháng, dễ gây ra những hành vi tiêu cực.

Do đó, thay vì cố gắng đe dọa con, các bậc phụ huynh hãy dành cho con những lời động viên và khuyến khích con nỗ lực nhiều hơn. Trong cuộc sống có rất nhiều các nhiệm vụ khó khăn cần phải hoàn thành và đôi khi chúng ta phải có sự nỗ lực, luyện tập trong thời gian dài mới có thể đạt được thành công. Vì thế, hãy luôn động hành và đặt niềm tin ở con để con có thêm động lực phấn đấu nhiều hơn.

10. “Đừng lo, có mẹ đây rồi”

“Đừng lo, có mẹ đây rồi” tưởng chừng như là một câu nói bình thường, an ủi và giúp trẻ bớt lo lắng hơn nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì nó lại gây phản tác dụng cực nghiêm trọng. Việc liên tục có sự xuất hiện của bố mẹ trong những lúc khó khăn sẽ khiến trẻ nhỏ dễ hình thành tâm lý ỉ lại, dựa dẫm.

Con sẽ có xu hướng nghĩ rằng bố mẹ luôn bên cạnh và giúp trẻ xử lý tất cả những vấn đề đang xảy ra. Chính vì thế, trẻ cũng sẽ dần trở nên liều lĩnh hơn, không có tính trách nhiệm với những việc mà mình gây ra, thậm chí hành động một cách không suy nghĩ.

Một số trẻ do gia đình quá nuông chiều và bảo bộc nên dễ hình thành tâm lý xem thường những người khác, cho rằng mình là to lớn, vĩ đại. Trẻ có thể thực hiện các hành vi ăn hiếp, bạo lực với bạn bè mà không hề suy nghĩ đến những hậu quả mà mình gây ra, thậm chí còn cho rằng bản thân có bố mẹ che chở nên “không sợ trời, không sợ đất”.

Hiểu rằng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn có thể bảo vệ, chăm sóc con cái thật tốt. Tuy nhiên, trẻ nhỏ khó có thể tránh khỏi những lúc phạm phải sai lầm. Cách giáo dục tốt nhất là hãy nên cho trẻ tự do khám phá, tìm hiểu về thế giới và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Trên đây là thông tin về những câu không nên nói với trẻ để tránh làm trẻ bị tổn thương và hình thành các tư duy tiêu cực. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể tham khảo và điều chỉnh tốt tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ nói ngọng
Trẻ nói ngọng: Nguyên nhân & Cách can thiệp, điều trị sớm

Nói ngọng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Một số trường hợp,...

Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ
Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản và hiệu quả tại nhà

Khi phát hiện ra con có tật nói ngọng thì phụ huynh có thể cho con thực hiện các bài tập để khắc phục tình...

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ: Nguyên nhân, chăm sóc & phòng ngừa

Rối nhiễu tâm lý là một trong các tình trạng bị lệch lạc về sức khỏe tâm thần thường xảy ra ở trẻ em, đặc...

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân và cách can thiệp

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý ở trẻ, những vấn đề về thính giác...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort