10 đồ chơi cho trẻ tự kỷ giúp can thiệp, kích thích giác quan

Các món đồ chơi cho trẻ tự kỷ được thiết kế đặc biệt sẽ giúp kích thích giác quan, tăng cường khả năng tư duy và tương tác xã hội của các bé. Chính vì thế, việc lựa chọn đồ chơi phù hợp là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng để hỗ trợ quá trình can thiệp cho trẻ.

Lợi ích của đồ chơi cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường khó tương tác xã hội, giao tiếp và xử lý các kích thích từ môi trường. Những thiếu sót về kỹ năng này khiến bé gặp trở ngại để nhận biết và phản hồi các tín hiệu giác quan một cách tự nhiên. Vì thế, việc sử dụng đồ chơi cho trẻ tự kỷ không chỉ giúp con giải trí mà còn là công cụ kích thích não bộ nhằm đảm bảo bé học cách tương tác với thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn.

đồ chơi cho trẻ tự kỷ
Đồ chơi cho trẻ tự kỷ có thể giúp kích thích sự phát triển của các giác quan

Đồ chơi cho trẻ tự kỷ có thể giúp kích thích giác quan, tăng cường sự nhạy bén và nhận thức. Chẳng hạn, những món đồ chơi phát ra âm thanh, có màu sắc rực rỡ, hình dáng đặc biệt sẽ giúp bé dần thích nghi với các kích thích từ bên ngoài. Qua việc chạm, nghe, nhìn và cảm nhận, trẻ có thể học cách phản ứng tốt hơn với các tác động môi trường, từ đó cải thiện khả năng tập trung và sự phối hợp giữa các giác quan.

10 đồ chơi cho trẻ tự kỷ kích thích giác quan hiệu quả

Ý tưởng cho trẻ tự kỷ chơi đồ chơi bắt nguồn từ nhu cầu kích thích giác quan và cải thiện khả năng giao tiếp đặc biệt của các bé. Mỗi món đồ chơi là công cụ hữu ích giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của mình. Đồng thời được thiết kế phù hợp để các bé phát triển các kỹ năng cần thiết, cảm nhận và tương tác với mọi người hiệu quả hơn. Dưới đây là một số món đồ chơi tiêu biểu giúp kích thích giác quan cho trẻ tự kỷ:

1. Bóng gai phát sáng

Bóng gai phát sáng có hình dạng tròn với bề mặt phủ đầy các gai mềm, kích thước vừa phải để trẻ dễ cầm nắm. Đặc điểm này giúp trẻ tự kỷ có thể cảm nhận được chất liệu khác biệt qua xúc giác. Bóng còn có thể phát sáng, tạo thêm yếu tố kích thích thị giác, thu hút sự chú ý của bé. Và khi lăn bóng hoặc bóp nhẹ, các gai trên bề mặt sẽ tạo ra cảm giác thú vị, giúp kích thích xúc giác một cách tự nhiên.

trẻ tự kỷ chơi đồ chơi
Bóng gai phát sáng mang lại lợi ích cải thiện phản xạ cho trẻ tự kỷ

Món đồ chơi này thường được trẻ tự kỷ chơi bằng cách ném, lăn, cầm trên tay. Qua đó các bé phát triển cả giác quan xúc giác và thị giác. Việc bóng phát sáng trong khi di chuyển sẽ khuyến khích các bé chú ý đến, từ đó cải thiện khả năng tập trung và phản xạ nhanh chóng đối với những tác động bên ngoài.

2. Bộ ghép hình

Bộ ghép hình là một trong những món đồ chơi phổ biến cho trẻ em, bao gồm cả trẻ tự kỷ. Chất liệu thường thấy của các bộ ghép hình là gỗ và nhựa an toàn với nhiều chủ đề như động vật, phương tiện giao thông, khung cảnh thiên nhiên. Việc ghép các mảnh lại với nhau mang tính giáo dục cao để trẻ tự kỷ phát triển tư duy logic và sự phối hợp giữa tay cùng mắt.

Trẻ tự kỷ có thể phát triển giác quan thị giác và xúc giác khi cầm, lật các miếng ghép, cảm nhận chất liệu và hình ảnh. Món đồ chơi này cũng giúp cải thiện sự tập trung và nhạy bén của con khi phải tìm cách ghép đúng vị trí từng mảnh ghép.

3. Bộ đồ gỗ xếp chồng

Trẻ tự kỷ có thể chơi xếp chồng các khối gỗ lên nhau theo nhiều cách, từ đó rèn luyện sự khéo léo và tính kiên nhẫn. Các khối gỗ mà bé thường dùng có nhiều màu sắc bắt mắt, thu hút sự chú ý của con, đồng thời kích thích thị giác.

đồ chơi tự kỷ
Trẻ tự kỷ phát triển cơ quan xúc giác thông qua bộ đồ chơi xếp gỗ chồng

Khi trẻ xếp chồng lên cao rồi tháo rời, quá trình này giúp kích thích giác quan xúc giác thông qua việc chạm vào các khối gỗ và cảm nhận những thay đổi của chúng. Điều này cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng điều khiển tay và mắt một cách linh hoạt hơn.

4. Đàn gõ

Đàn gõ là một loại đồ chơi âm nhạc đa dạng với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Trẻ em có thể chơi đàn gõ bằng cách dùng dùi, tay để tạo ra các âm thanh vui nhộn. Điều này giúp trẻ tự kỷ phát triển thính giác, nhận biết âm thanh và học cách điều chỉnh lực tay khi gõ để tạo ra các tiếng động to nhỏ khác nhau.

Món đồ chơi này còn kích thích sự tập trung và kỹ năng phản hồi nhanh nhạy khi trẻ nghe và đáp ứng lại các âm thanh mà chính mình tạo ra. Đàn gõ là công cụ giúp các bé nhận biết nhịp điệu, cải thiện sự nhạy bén trong thính giác và khả năng phối hợp động tác.

5. Xe đồ chơi dây cót

Xe đồ chơi dây cót có nhiều loại khác nhau như xe hơi, xe lửa đến các phương tiện giao thông nhỏ hơn. Các bé mắc phải tự kỷ có thể dễ dàng lên dây cót và thả xe chạy, từ đó quan sát chuyển động của xe. Món đồ chơi này giúp con phát triển thị giác và kỹ năng điều khiển tay khi kéo dây cót.

Lợi ích lớn của xe dây cót là giúp trẻ học cách dự đoán và kiểm soát hành vi qua việc lên dây và quan sát xe di chuyển. Các bé sẽ hiểu được mối quan hệ giữa hành động và kết quả, từ đó cải thiện khả năng phản xạ và tập trung.

đồ chơi của trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có thể chơi ô tô có dây cót để cải thiện khả năng tập trung

6. Thú nhồi bông

Một trong những món đồ chơi mềm mại, an toàn và rất phù hợp với trẻ tự kỷ là thú nhồi bông. Trẻ thường thích ôm, vuốt ve, tưởng tượng và nói chuyện với thú nhồi bông. Chất liệu mềm mại của món đồ chơi này giúp kích thích xúc giác, mang lại nhiều sự dễ chịu và thư giãn cho các bé.

Món đồ chơi này cũng giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội qua việc giao tiếp giả định và hình thành mối liên kết tình cảm với thú nhồi bông. Đây là cách để con dần dần học cách tương tác và hiểu được cảm xúc, một yếu tố quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp.

7. Que thổi bóng xà phòng

Que thổi bóng xà phòng được thiết kế đơn giản với một ống nhựa nhỏ chứa dung dịch xà phòng và một que thổi có vòng tròn. Trẻ tự kỷ có thể thổi nhẹ để tạo ra những bong bóng bay lơ lửng trong không khí. Đây là một trò chơi thú vị giúp kích thích giác quan thị giác và hô hấp, vì bé sẽ phải điều chỉnh nhịp thở của mình để tạo ra bong bóng.

món đồ chơi trẻ tự kỷ
Trẻ điều chỉnh được nhịp thở thông qua que thổi bóng xà phòng

Trẻ có thể vui thích khi nhìn thấy bong bóng lớn nhỏ, bay lên cao và vỡ tan trong không khí. Chính việc nhìn theo bong bóng giúp kích thích thị giác và cải thiện khả năng tập trung cho các bé rất nhiều. Ngoài ra, hoạt động này cũng giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh khả năng kiểm soát cơ thể, đặc biệt là trong việc điều khiển hơi thở.

8. Hộp nhạc

Một món đồ chơi thú vị, thường được thiết kế với hình dáng bắt mắt mà khi mở nắp âm thanh nhạc sẽ phát ra chính là hộp nhạc. Đối với trẻ tự kỷ, món đồ này không chỉ đơn thuần là sự giải trí mà còn giúp kích thích thính giác. Khi trẻ lắng nghe giai điệu, não bộ dần học cách phân biệt các âm thanh và nhịp điệu khác nhau.

Trẻ có thể tự tay xoay nút để phát nhạc, lắng nghe để cải thiện khả năng tập trung và phản ứng với âm thanh. Hộp nhạc còn giúp các bé bị tự kỷ thư giãn và phát triển khả năng thính giác, góp phần vào việc nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và sự nhạy bén với âm thanh.

9. Búp bê, siêu nhân

Búp bê và siêu nhân là những món đồ chơi quen thuộc với trẻ em nói chung, bao gồm cả trẻ tự kỷ. Với mẫu mã đa dạng, các món đồ chơi này được thiết kế với nhiều hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Các bé có thể chơi bằng cách tưởng tượng ra các câu chuyện hoặc tình huống mà siêu nhân, búp bê được trở thành con người có cảm xúc, có suy nghĩ.

đồ chơi kích thích giác quan
Búp bê hay siêu nhân đều là đồ chơi quen thuộc giúp trẻ tự kỷ phát triển nhiều giác quan

Việc cầm nắm, sắp xếp và chơi với búp bê, siêu nhân giúp trẻ tự kỷ phát triển giác quan xúc giác và thị giác. Các bé có thể học cách xây dựng tình huống và tương tác xã hội một cách sáng tạo thông qua việc mô phỏng các hành động, cuộc trò chuyện của nhân vật.

10. Đất nặn

Món đồ chơi lý tưởng để phát triển sự sáng tạo và kích thích giác quan của trẻ tự kỷ thường thấy chính là đất nặn. Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ nặn thành các hình thù đơn giản như hoa, động vật, vật dụng trong nhà. Khi chơi đất nặn, trẻ sẽ được kích thích xúc giác thông qua việc cảm nhận độ mềm, mịn của đất.

Các bé thường thấy thích thú khi tự mình tạo ra những hình dạng độc đáo, qua đó giúp phát triển khả năng sáng tạo và sự khéo léo của đôi tay. Đất nặn còn giúp kích thích trí tưởng tượng và rèn luyện sự kiên nhẫn khi con phải tỉ mỉ nặn và sửa các chi tiết nhỏ trong mỗi tác phẩm của mình.

Lưu ý chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ an toàn

Khi chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ, sự an toàn và phù hợp với nhu cầu phát triển giác quan của trẻ là những yếu tố vô cùng quan trọng. Phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các sản phẩm đồ sao cho vừa đảm bảo tính giáo dục vừa đảm bảo an toàn.

lưu ý đồ chơi cho trẻ tự kỷ
Việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ tự kỷ cần dựa trên nhiều tiêu chí an toàn và lợi ích lâu dài
  • Chất liệu an toàn: Đồ chơi nên được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, cao su, nhựa không chứa BPA, không chứa chất độc hại và đảm bảo không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Màu sắc đồ chơi: Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với màu sắc nên đồ chơi tươi sáng, sinh động như xanh, đỏ, vàng sẽ thu hút sự chú ý và kích thích thị giác của bé.
  • Thiết kế mẫu mã: Đồ chơi nên có thiết kế đơn giản, tránh có chi tiết phức tạp để trẻ dễ cầm nắm. Hình dáng cũng cần được thiết kế không có các góc cạnh sắc nhọn.
  • Kích thước phù hợp: Đồ chơi không nên quá lớn gây khó khăn trong việc cầm, nắm. Đồng thời không nên quá nhỏ gây nguy cơ hóc nghẹn.
  • Âm thanh: Đồ chơi phát ra âm thanh không nên quá to và chói tai, nên dùng nhạc nhẹ nhàng, vui tai để kích thích thính giác.
  • Độ bền cao: Trẻ tự kỷ thường chơi mạnh tay, có những hành động bất ngờ nên đồ chơi cần chắc chắn, chịu được va đập để đảm bảo an toàn và sử dụng lâu dài.

Đồ chơi cho trẻ tự kỷ không chỉ giúp các bé vui chơi mà còn là công cụ có ích để kích thích giác quan và phát triển các kỹ năng cần thiết. Với sự chọn lựa phù hợp, phụ huynh cùng cộng đồng có thể giúp các bé tiến đến với thế giới bên ngoài một cách dễ dàng và tích cực hơn.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://nationalautismresources.com/toys-for-autistic-children-and-teens/
  • https://nowpsych.com/toys-for-autistic-children/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Tổng hợp thực đơn tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng không kém các phương pháp can thiệp chính. Dinh dưỡng hợp lý...

Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không?
Trẻ tự kỷ có biết bắt chước không? Giải đáp thắc mắc

Bắt chước là một trong các cách hiệu quả và cơ bản nhất mà mỗi đứa trẻ có thể học hỏi thêm nhiều điều thú...

dấu hiệu trẻ sơ sinh tự kỷ
10 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm

Nếu có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tự kỷ thì việc can thiệp và cải thiện sẽ được...

Occupational Therapy (OT)
Occupational Therapy (OT): Hoạt động trị liệu can thiệp trẻ tự kỷ

Không giống với vật lý trị liệu, Occupational Therapy (OT) là hoạt động trị liệu tập mang tính toàn diện hơn, nó tập trung vào...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort