4 Bài tập thở chữa nói lắp: Cha mẹ có thể dạy bé ngay tại nhà

Áp dụng một số bài tập thở tại nhà cũng là phương pháp hỗ trợ chữa nói lắp hiệu quả cho bé. Các chuyên gia cho biết rằng, việc thực hiện các bài tập thở phù hợp sẽ giúp trẻ nhỏ cải thiện khả năng kéo dài hơi thở, từ đó giúp cho việc lấy hơi, phát âm được thuận lợi, trôi chảy hơn. 

Bài tập thở chữa nói lắp
Bài tập thở chữa nói lắp mang đến nhiều lợi ích cho cho trẻ nhỏ.

Lợi ích của việc thực hiện bài tập thở cho bé nói lắp

Nói lắp là một trong các dạng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nên nhiều cản trở và hạn chế trong việc giao tiếp, tương tác, học tập và cả sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ.

Những trẻ nói lắp thường khó có thể sử dụng lời nói một cách trôi chảy, trẻ hay có xu hướng lặp đi lặp lại âm, từ, đoạn, câu một cách liên tục và kéo dài. Điều này khiến cho trẻ dần mất tự tin trong giao tiếp và có xu hướng thu mình, rụt rè, trầm cảm.

Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nói lắp của trẻ, đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn tập nói, ba mẹ nên chủ động cho trẻ thăm khám, đánh giá mức độ nghiêm trọng để có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất. Với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện nay, chứng nói lắp của trẻ khi được phát hiện sớm sẽ có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện thành công, hỗ trợ trẻ khắc phục tốt tình trạng nói lắp.

Song song với đó, các chuyên gia cũng khuyến khích ba mẹ nên áp dụng một số bài tập thở giúp chữa nói lắp tại nhà. Việc duy trì được nhịp thở đều đặn sẽ giúp trẻ nhỏ giảm bớt lo lắng khi nói chuyện với mọi người xung quanh, tránh tình trạng nói lắp khi căng thẳng, đặc biệt là nói trước đám đông.

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy sự ảnh hưởng của hơi thở đối với khả năng phát âm và diễn đạt lời nói. Những đứa trẻ bị nói lắp thường khó kiểm soát hơi thở, thở nông, thở ngắt quãng khiến cho việc giao tiếp gặp nhiều trở ngại. Chính vì thế, việc rèn luyện tốt các bài tập thở sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình cải thiện khả năng phát âm, giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc diễn đạt và nói chuyện một cách lưu loát, trôi chảy hơn.

Cụ thể một số lợi ích khi trẻ nói lắp được thực hiện bài tập thở như:

  • Kiểm soát cảm xúc: Bài tập thở giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng khi giao tiếp, tăng cường sự tự tin, thoải mái để có thể sử dụng lời nói tốt hơn.
  • Cải thiện giọng nói: Các chuyên gia cho biết rằng, khi hơi thở được điều chỉnh phù hợp sẽ giúp cho giọng nói được rõ ràng, rành mạch và tránh các sai sót về phát âm.
  • Giúp trẻ nói trôi chảy hơn: Khả năng nói của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể khi trẻ biết cách sử dụng hơi thở, giữ được độ dài của hơi thở.
  • Tăng sự tập trung: Hít thở sâu giúp gia tăng sự chú ý, từ đó hạn chế được tình trạng xao nhãng, bị gián đoạn khi giao tiếp.

Bài tập thở chữa nói lắp mang đến nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ, nếu có thể được thực hiện một cách bài bản và thường xuyên sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc khắc phục rối loạn ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu, tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách áp dụng và lựa chọn bài tập phù hợp cho trẻ.

Hướng dẫn 4 bài tập thở chữa nói lắp hiệu quả cho bé

Như đã chia sẻ, việc áp dụng các bài tập thở có hiệu quả rất tốt trong việc chữa nói lắp, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu để áp dụng tốt phương pháp can thiệp tại nhà này cho trẻ để giúp trẻ mau chóng cải thiện tốt các cản trở về giao tiếp, từ đó phát triển toàn diện hơn.

Bài tập thở chữa nói lắp
Hít thở sâu giúp trẻ tăng sự tự tin, điều chỉnh giọng nói, phát âm.

Dưới đây là một số gợi ý về bài tập thở chữa nói lắp hiệu quả mà ba mẹ có thể tự áp dụng tại nhà cho trẻ.

1. Bài tập thở bằng bụng giúp chữa nói lắp

Thở bằng bụng là một trong các bài tập thường xuyên được khuyến khích áp dụng để giúp cải thiện tình trạng nói lắp cho trẻ nhỏ. Để có thể thực hiện một cách hiệu quả, ba mẹ nên cho trẻ thực hiện trong một không gian yên tĩnh như phòng ngủ, phòng khách, sân vườn,…

Cách thực hiện bài tập:

  • Bước 1: Ba mẹ cùng ngồi đối diện với trẻ, khoảng cách phù hợp.
  • Bước 2: Trẻ cần ngồi khoanh chân, lưng thẳng, thoải mái.
  • Bước 3: Bắt đầu hướng dẫn cho trẻ cách hít vào thật sâu bằng mũi sao cho bụng căng lên.
  • Bước 4: Giữ hơi thở trong khoảng vài giây và nhẹ nhàng thở ra bằng mũi và bụng.
  • Bước 5: Lặp lại bài tập từ 3 đến 5 lần, duy trì tập liên tục mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

2. Bài tập thở sâu

Với bài tập này, trẻ nhỏ sẽ dần kiểm soát được giọng nói, cách phát âm của mình để hạn chế đi tình trạng nói lắp.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lựa chọn không gian yên tĩnh và cho trẻ ngồi ở tư thế thoải mái nhất.
  • Bước 2: Bắt đầu hít một hơi thật sâu bằng mũi.
  • Bước 3: Giữ hơi thở trong khoảng 5 đến 10 giây và thở ra bằng miệng.

3. Bài tập chữ U

Đây là một trong những kỹ thuật thường xuyên được áp dụng cho các ca sĩ luyện tập giọng hát và cũng mang đến lợi ích tốt đối với việc kiểm soát giọng nói.

  • Bước 1: Lựa chọn không gian yên tĩnh và cho trẻ ngồi ở tư thế thoải mái nhất.
  • Bước 2: Hít sâu vào bằng mũi và giữ hơi khoảng 5 đến 10 phút.
  • Bước 3: Từ từ thở ra bằng miệng và để cho miệng có dạng hình chữ “U”.

4. Bài tập thở kết hợp với yoga

Nếu gia đình có điều kiện và nhiều thời gian hơn, ba mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc với bộ môn yoga. Đây là một trong các môn học kết hợp giữa kỹ thuật thở và các động tác dẻo dai để giúp thư giãn, kiểm soát giọng nói hiệu quả.

Đối với trẻ nhỏ khi mới bắt đầu, ba mẹ cần ưu tiên cho trẻ tập các bài tập đơn giản, dễ thực hiện, sau đó tăng dần mức độ và thời gian tập phù hợp hơn. Các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian để tập luyện cùng trẻ giúp trẻ gia tăng động lực để khắc phục sớm tình trạng nói lắp trong giai đoạn sớm nhất.

Lưu ý cần nhớ khi dạy bài tập thở chữa nói lắp cho bé tại nhà

Nói lắp là một trong các tình trạng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ và có rất nhiều các nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện và can thiệp ở những năm tháng đầu đời thì tình trạng nói lắp của trẻ cũng sẽ dễ dàng được cải thiện tốt.

Bài tập thở chữa nói lắp
Ba mẹ cần dành thời gian để cùng rèn luyện và cải thiện cùng con.

Mặc dù việc thực hiện các bài tập chữa nói lắp có thể mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên để có thể áp dụng tại nhà, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một số điều sau đây:

1. Luyện nói ngay khi sau tập thở

Khi thực hiện bài tập thở, các bậc phụ huynh nên ghi nhớ rằng mục đích chính của phương pháp này chính là giúp trẻ khắc phục tình trạng nói lắp. Chính vì thế, để gia tăng hiệu quả của cách tập này thì ngay sau khi hít thở ba mẹ nên cho trẻ luyện nói để trẻ áp dụng nhanh chóng nhất.

Cụ thế, sau khi kết thúc một bài tập thở, ba mẹ hãy cùng con trò chuyện, hãy nói về những chủ đề mà trẻ yêu thích, sử dụng những từ ngữ đơn giản để trẻ có thể rèn luyện cách nói hiệu quả. Sau khi trò chuyện, các bậc phụ huynh có thể tiếp tục cho trẻ thực hiện thêm một bài tập khác và lặp lại quá trình giao tiếp.

2. Lựa chọn bài tập phù hợp

Tình trạng nói lắp của trẻ sẽ khác nhau tùy vào nhiều yếu tố. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý trong việc lựa chọn các bài tập phù hợp để mang đến hiệu quả tích cực nhất cho trẻ.

Bạn nên hiểu rằng, không phải tất cả những bài tập thở chữa nói lắp đều có thể áp dụng chung cho trẻ nhỏ. Ba mẹ cần quan sát và đánh giá về sức khỏe, khả năng, tình trạng lắp của trẻ để lựa chọn bài tập phù hợp, hiệu quả.

3. Thực hiện thường xuyên và kiên trì

Đối với bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần có thời gian để phát huy tốt công dụng của nó. Do đó, khi lựa chọn bài tập thở để chữa nói lắp cho trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần kiên trì thực hiện đều đặn, thường xuyên để giúp trẻ cải thiện tốt hơn.

Mỗi ngày ba mẹ nên dành ra khoảng 30 phút để cùng trẻ tập luyện và nói chuyện cùng nhau. Đây cũng là cách để giúp gia tăng được sự gắn kết, thấu hiểu và yêu thương giữa ba mẹ và con cái, giúp cho trẻ có thêm nhiều động lực để rèn luyện.

Hy vọng thông tin của bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc dễ dàng lựa chọn và áp dụng tốt các bài tập chữa nói lắp cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng nói lắp của trẻ không được cải thiện tốt thì ba mẹ cũng cần cho trẻ tiến hành thăm khám và nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa để trẻ có thêm nhiều cơ hội can thiệp phù hợp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ nói ngọng
Trẻ nói ngọng: Nguyên nhân & Cách can thiệp, điều trị sớm

Nói ngọng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Một số trường hợp,...

Con không tập trung học trước quên sau
Con không tập trung học trước quên sau nguyên nhân do đâu?

Con không tập trung học trước quên sau là một trong các vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và...

tật về phát triển vận động ở trẻ
Các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ cần lưu ý

Sự phát triển vận động của trẻ nhỏ là vấn đề vô cùng quan trọng và cần được quan tâm. Các tật về phát triển...

Trẻ chậm phát triển tâm thần
Trẻ chậm phát triển tâm thần: Phân loại mức độ và điều trị

Trẻ chậm phát triển tâm thần thường được đặc trưng bởi sự khiếm khuyết về mặt trí não, trẻ thường kém thông minh và có...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort