Trẻ mấy tháng biết lật? Cách tập cho bé và lưu ý
Trẻ biết lật là giai đoạn đánh dấu sự linh hoạt của bé trong việc tự xoay người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Khi biết lật, đó là dấu hiệu cho thấy con đã có sự phối hợp giữa cơ thể và não bộ, từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong việc khám phá và tương tác với thế giới xung quanh.
Trẻ mấy tháng biết lật? Chuyên gia giải đáp
Biết lật là khả năng quan trọng của trẻ sơ sinh, cho phép bé tự xoay người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp hoặc ngược lại. Đây là một mốc phát triển quan trọng xảy ra thường trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng tuổi.
Mỗi đứa trẻ sơ sinh phát triển theo tốc độ riêng, do đó thời điểm trẻ có thể lật mình phụ thuộc nhiều vào sự phát triển cá nhân của bé.
Từ 2 đến 4 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển những kỹ năng cơ bản để chuẩn bị cho việc lật mình. Khi được đặt vào tư thế nằm sấp, bé có thể ngẩng đầu lên và đẩy vai cao hơn, cho thấy sự nỗ lực đầu tiên trong việc kiểm soát và nhấc lên phần trên của cơ thể.
Trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, bé bắt đầu có khả năng lật từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại. Đây là một bước tiến quan trọng, cho thấy sự linh hoạt trong việc kiểm soát cơ thể của con.
Khi bé bước sáng 6 đến 8 tháng tuổi đã có thể lật từ tư thế nằm ngửa sang nằm nghiêng. Đây là thời điểm con bắt đầu học cách điều chỉnh và lật mình theo các hướng khác nhau, đồng thời có xu hướng dịch chuyển lại gần các đồ vật khi nhìn thấy chúng.
Ban đầu, bé chỉ có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa. Sau một thời gian, khi hệ xương trở nên cứng cáp hơn, trẻ sẽ có thể tự lật từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại một cách linh hoạt.
Lợi ích của việc trẻ biết lật sớm
Các nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics cho thấy rằng việc bé bắt đầu học các kỹ năng như lật mình, bò, đi là bước đầu tiên trong việc phát triển nhận thức của con. Những kỹ năng này không chỉ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh từ nhiều góc nhìn khác nhau mà còn thúc đẩy sự tương tác của bé với môi trường bên ngoài. Vì vậy, trẻ biết lật sớm thường có khả năng phát triển nhận thức nhanh hơn so với các bé khác.
Việc bé lật mình sớm cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Khi bé lật, cơ thể con hoạt động mạnh mẽ hơn, giúp phát triển cơ bắp và sức khỏe tốt hơn. Chúng dường như trở nên quan trọng khi mà sau đó bé có thể tiếp tục học cách đi và đứng. Ngoài ra, việc bé lật sớm cũng giúp con tránh được các vấn đề về bệnh bẹp đầu do nằm nhiều trong thời gian dài.
Cách tập cho trẻ biết lật dễ áp dụng
Các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp nhẹ nhàng và thích hợp để giúp bé phát triển kỹ năng lật mình một cách tự nhiên và an toàn sau đây:
1. Trang bị đồ chơi, đồ dùng hỗ trợ
Đồ chơi và các loại đồ dùng dành cho trẻ sơ sinh không chỉ làm cho quá trình rèn luyện kỹ năng vận động vui hơn mà còn giúp con phát triển một cách toàn diện từ mặt thể chất đến nhận thức. Để hỗ trợ bé trong quá trình tập lăn lộn và lật mình, các bậc cha mẹ có thể sử dụng các đồ vật và đồ chơi sau đây:
- Gối nâng đầu: Sử dụng một chiếc gối mềm để đặt dưới đầu khi bé nằm bởi nó giúp bé nâng đầu lên một cách tự nhiên và khuyến khích tập lật mình.
- Thảm lớn: Lựa chọn một chiếc thảm lớn và mềm để bé có không gian di chuyển rộng rãi và thoải mái. Thảm sẽ là đồ vật thích hợp để con có thể trải nghiệm lật lưng an toàn và tự tin hơn.
- Dùng đồ chơi chuyển động: Đồ chơi có khả năng chuyển động, phát ra âm thanh và có màu sắc bắt mắt sẽ làm tăng thêm sự quan tâm và tò mò của bé. Sử dụng các đồ chơi này sẽ khuyến khích trẻ tập lật mình để có thể tiếp cận và khám phá chúng.
- Thảm tập lật cho bé: Hiện nay có sẵn rất nhiều các loại thảm thiết kế với hình dạng và kết cấu đặc biệt đặc biệt giúp bé dễ dàng và an toàn hơn trong việc tập lật lưng tự nhiên.
2. Cho bé nằm sấp nhiều
Khi được nằm sấp, bé sẽ tự cố gắng ngóc đầu lên, giúp rèn luyện cơ cổ và phần lưng trên, từ đó phát triển sức khỏe và giảm nguy cơ đột tử khi ngủ. Việc có khả năng tự ngóc đầu cũng giúp bé tự thoát khỏi các vật che đường thở, tạo ra an toàn khi ngủ. Đồng thời, những phát triển cơ bắp cũng sẽ hỗ trợ bé trong các giai đoạn tiếp theo như biết ngồi và bò. Nằm sấp còn mang đến cho bé một cái nhìn mới về thế giới xung quanh.
Các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng, nên cho con chơi trong tư thế sấp bụng trong khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và 2 lần/ngày. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng, quan trọng hơn là đảm bảo bé được nằm sấp ít nhất 1 lần mỗi ngày một cách tự nhiên và thoải mái. Việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng biết lật dần dần và nâng cao khả năng tự lực của trong quá trình rèn luyện này.
Mặc dù có nhiều trường hợp các bé ban đầu có những phản kháng với tư thế này vì chưa kiểm soát tốt cơ thể và không thể ngóc đầu lên. Tuy nhiên qua thời gian và thực hành thường xuyên, trẻ sẽ cải thiện và làm việc này tốt hơn.
3. Thường xuyên chơi đùa với con
Thường xuyên chơi đùa với con mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển của bé, đặc biệt là trong việc tập cho con học cách lật mình. Việc này không chỉ giúp bé rèn luyện sự khéo léo, thúc đẩy kỹ năng vận động mà còn khiến cha mẹ tạo dựng được mối quan hệ gần gũi với con, giúp bé cảm nhận được sự an toàn và quan tâm.
Để giúp bé rèn luyện và phát triển khả năng này, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách cụ thể như sau:
- Đặt đồ chơi yêu thích của bé ở ngoài tầm tay khi nằm sấp. Khi bé thấy đồ chơi, bé sẽ cố gắng vươn người để lấy
- Dùng dây kéo đồ chơi trước mặt khi bé nằm sấp. Con sẽ cố gắng vươn người và cố gắng để lấy đồ chơi, từ đó khuyến khích việc lật mình sớm tự nhiên
- Nhẹ nhàng nâng cao đầu bé khi bé nằm sấp để con tập ngẩng đầu và phát triển các cơ ở cổ một cách nhẹ nhàng, an toàn
4. Tập cho bé nằm nghiêng
Khi bé đã có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại, cha mẹ có thể đặt bé nằm sát một bên cạnh để khuyến khích bé nằm nghiêng. Điều này giúp bé tập luyện và cân bằng trọng lực trên cơ thể, từ đó có khả năng điều khiển và phát triển linh hoạt hơn.
Phụ huynh nên sử dụng đồ chơi hoặc vật dụng có thể đặt bên cạnh bé khi bé nằm sấp. Khi bé quan tâm và muốn tiếp cận đồ vật đó, con sẽ cố gắng lật người hoặc vươn tay để chạm đến. Việc này thúc đẩy một cách tự nhiên chuyện bé muốn nằm nghiêng.
5. Bài tập dao động
Mẹ có thể đặt bé nằm trong nôi và dùng tay kéo nôi nghiêng nhẹ về một bên một cách từ từ. Khi nôi nghiêng, cơ thể của bé sẽ tự động nghiêng theo và lúc này con sẽ sử dụng sức ở vùng ngực và lưng để duy trì thăng bằng. Đây là một cách giáo dục tuyệt vời giúp trẻ phát triển cơ thể và cảm giác về không gian một cách tự nhiên.
Bài tập dao động này không chỉ giúp bé rèn luyện sức mạnh ở vùng ngực mà còn phát triển khả năng cân bằng cơ thể, chuẩn bị cho giai đoạn trẻ sẽ biết lật mình. Mẹ cần lưu ý kéo nôi thật chậm rãi và nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn và tránh làm con hoảng sợ.
Xem thêm: Các giai đoạn bé biết ngồi cần đặc biệt lưu ý
Lưu ý khi áp dụng cách tập cho trẻ biết lật cha mẹ cần biết
Để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm khi áp dụng các cách lật mình, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề cụ thể sau đây:
- Để ý tư thế ngủ của bé: Khi bé đã biết lật, không cần lo lắng nếu bé thức dậy ở tư thế nằm sấp. Hơn nữa, trẻ 6 tháng tuổi đã có khả năng xoay đầu để thở và giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ban đầu cha mẹ nên cho bé nằm ngửa khi đặt bé vào cũi để ngủ.
- Luôn để bé trong tầm mắt vào ban ngày: Cha mẹ luôn luôn phải giữ bé trong tầm kiểm soát và không để bé một mình trên bề mặt cao như giường, bàn thay tã vì trẻ có thể lật và té ngã bất kỳ lúc nào. Ngay cả khi bé chưa biết lật hay chỉ mới biết trườn tay chống người thì phụ huynh cũng nên đứng bên cạnh mọi lúc, mọi nơi.
- Đảm bảo an toàn khu vực ngủ: Khu vực ngủ là nơi cần chú ý nhất, vì vậy cha mẹ nên sử dụng một tấm lót cũi vừa vặn, phẳng và êm ngay trên nệm. Hơn nữa, không nên có đệm lót, chăn, gối hoặc đồ chơi có thể gây ngạt thở cho bé.
- Ngừng quấn tã vải cho bé: Giai đoạn này cha mẹ nên ngừng quấn tã cho bé khi bắt đầu biết lật. Bởi vì quấn tã có thể hạn chế sự tự do của trẻ và tạo nguy cơ ngạt thở khi lật.
- Bảo vệ phần bụng khi bé lật: Khi bé lật, phần bụng của con có thể tiếp xúc với sàn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác. Lúc này cha mẹ cần đảm bảo bé không lật lâu để tránh tổn thương đường tiêu hóa.
Những lưu ý khi áp dụng cách tập cho trẻ biết lật giúp bảo vệ sự an toàn và phát triển toàn diện cho bé. Quá trình này không chỉ là cách rèn luyện kỹ năng vật lý mà còn là cơ hội để con trở nên tự tin hơn trong việc khám phá thế giới xung quanh.
Việc trẻ biết lật đã đánh dấu sự tiến bộ về khả năng phát triển sớm của con. Khả năng này giúp bé trở nên thành thạo hơn trong kỹ năng vận động và tạo nền tảng vững chắc cho các kỹ năng di chuyển tiếp theo như bò, đi. Đồng thời, việc khám phá thế giới từ nhiều góc nhìn khác nhau cũng giúp bé phát triển nhận thức và kỹ năng xã hội từ khi còn nhỏ để có thể phát triển toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ mấy tháng biết nói: Các mốc tập nói của trẻ mẹ cần biết
- Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiểu năng trí tuệ cần phát hiện sớm
- Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói: Khi nào cần can thiệp?
- Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen? Điều cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!