Môi trường sống của trẻ ảnh hưởng đến phát triển nhân cách, tâm lý
Môi trường sống là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giúp con có hành trình phát triển trọn vẹn nhất.
Môi trường sống của trẻ ảnh hưởng thế nào đến nhân cách và tâm lý?
Sự hình thành và phát triển nhân cách, tâm lý của trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố xung quanh. Tính cách của trẻ nhỏ có thể bị di truyền từ cha mẹ hoặc những người thân thiết trong gia đình. Chẳng hạn như khi cha mẹ có tính tình hung hăng, nóng nảy thì con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi điều này.
Bên cạnh đó, quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cũng sẽ góp phần tạo nên những đặc điểm nhân cách, tâm lý khác biệt ở mỗi đứa trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc, trưởng thành trong một gia đình có nhiều sự yêu thương, cha mẹ, ông bà có kiến thức sâu rộng, cách đối xử tử tế với mọi người xung quanh thì con trẻ cũng sẽ dần hình thành nên tính cách tốt đẹp này.
Ngoài ra, môi trường sống cũng được xem là một trong các yếu tố quan trọng có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, tâm lý của mỗi trẻ nhỏ. Yếu tố xã hội này sẽ bao gồm tất cả những không gian sinh sống, học tập và hoạt động hàng ngày của mỗi người.
Ông bà ta cũng từng có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cho đến ngày nay, các nghiên cứu khoa học cũng đã tìm hiểu và chứng minh tính đúng đắn từ kinh nghiệm quý báu này. Mặc dù vẫn chưa có một con số cụ thể nào nói về mức độ ảnh hưởng từ môi trường sống của trẻ nhưng không thể phủ nhận được sự tác động to lớn của yếu tố này đối với tính cách, tâm lý của môi con người, nhất là môi trường gia đình và môi trường học tập.
Cụ thể về một số môi trường sống có thể ảnh hưởng đối với sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ như:
1. Môi trường gia đình
Đây được xem là môi trường có tác động lớn và sâu sắc nhất đối với sự phát triển và hình thành nhân cách, tâm lý của mỗi đứa trẻ. Từ khi mới chào đời, trẻ đã phải tiếp xúc và gắn bó lâu dài đối với không gian trong một gia đình. Vì thế, trẻ cũng sẽ dễ bị tác động lớn đối với cách sinh hoạt, nề nếp và sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Ví dụ như những gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, có tri thức và nền tảng giáo dục tốt, có đầy đủ sự yêu thương thì sẽ là cơ hội lớn để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và hình thành nên nhân cách, tâm lý tích cực. Khi các thành viên trong gia đình tương tác và trò chuyện với nhau một cách lịch sự, nhã nhặn, khiêm nhường thì cũng sẽ kích thích và bồi dưỡng cho trẻ nhỏ những ngôn ngữ và cách đối xử tương tự.
Ngoài ra, khi gia đình có thu nhập vững chắc, con trẻ cũng sẽ có nhiều điều kiện để được học hỏi, tiếp xúc với những cơ hội thúc đẩy sự phát triển về nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống. Trẻ sẽ dễ dàng đạt được những điều mà mình mong muốn, cố gắng rèn luyện bản thân để phát triển theo chiều hướng tốt, lành mạnh.
Ngược lại, nếu môi trường gia đình của trẻ nhỏ nghèo khó, thường xuyên xảy ra bạo lực, mâu thuẫn sẽ khiến cho nhân cách và tâm lý của trẻ bị xáo trộn, trở nên lệch lạc. Trẻ cũng có nhiều khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe tâm lý bất ổn, điển hình như trẻ tự kỷ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc,….
Như vậy có thể thấy rằng, môi trường gia đình chính là một trong các yếu tố có sự tác động trực tiếp và to lớn đối với quá trình trưởng thành, hình thành, phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ. Cũng bởi ngay từ khi vừa sinh ra đời, trẻ đã được tiếp xúc và giáo dục bởi cha mẹ, người thân và chịu ảnh hưởng lớn từ họ.
2. Môi trường học tập
Sau khi lớn lên, trẻ sẽ được đến trường và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, học hỏi thêm các kiến thức bổ ích từ trường học. Tại đây, trẻ nhỏ sẽ được phát triển toàn diện hơn về nhiều lĩnh vực trong đời sống và cũng là quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách, tâm lý vững chắc.
Bước vào giai đoạn này, trẻ sẽ được nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng tư duy, kỹ năng tương tác xã hội, kỹ năng xử lý tình huống,….Trường học chính là môi trường tốt nhất để trẻ nhỏ hình thành và tuân thủ tốt các thói quen, quy định của tập thể. Đây chính là quá trình để rèn luyện và phát triển tư duy, nhân cách, tâm lý vượt trội của từng đứa trẻ.
Các chuyên gia cho biết rằng, bên cạnh yếu tố gia đình thì khi trẻ được sinh hoạt trong môi trường học đường, trẻ sẽ được tương tác mở rộng với thầy cô, bạn bè. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tính cách, hình thành nên thái độ, nhân cách của mỗi người.
Trong một nghiên cứu được thực hiện dựa trên các em ở độ tuổi học cấp 1 cho thấy rằng, những em được đến trường và hoàn thành khóa học cấp 1 sẽ có sự phát triển ngôn ngữ, tư duy, nhân cách và tâm lý vượt trội hơn so với những em không đi học. Theo đó, các chuyên gia nhận thấy rằng, ở môi trường này, thầy cô và bạn bè có sự tác động rất lớn đối với mỗi trẻ nhỏ.
Những thái độ, kỳ vọng và sự tương tác qua lại lẫn nhau sẽ có sự ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ được bạn bè quan tâm, khen ngợi, được thầy cô ân cần chỉ dạy, động viên, trẻ sẽ hình thành được sự tự tin, tính năng động, ham học hỏi và tâm lý thoải mái, tính cách để học tập hiệu quả.
3. Môi trường sống xã hội
Bên cạnh các yếu tố tác động trực tiếp từ gia đình, bạn bè, thầy cô thì môi trường sống xung quanh cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, tâm lý của trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì môi trường của khu phố, hàng xóm cũng góp phần lớn tạo nên những sự thay đổi về tính cách của trẻ.
Theo đó, nếu trẻ nhỏ được sinh sống và lớn lên trong một khu phố văn minh, có sự tiến bộ vượt bậc thì trẻ sẽ dễ dàng phát triển một các khỏe mạnh về cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Trẻ có thể hình thành một các tròn vẹn về nhân cách, biết cách cư cử, tương tác và có tâm lý phát triển ổn định.
Ngược lại, khi trẻ phải liên tục tiếp xúc và sinh hoạt trong những môi trường kém văn minh, thường xuyên có sự mâu thuẫn, hàng xóm láng giềng hay cự cãi, xô xát, tranh chấp, bạo lực thì trẻ cũng sẽ bị hạn chế về sự phát triển toàn diện nhân cách, tâm lý. Thậm chí, một số trẻ còn có xu hướng phải đối diện với nhiều tình huống rủi ro, rắc rối gây ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và lối hành xử của trẻ khi trưởng thành.
Bên cạnh đó, nếu hàng xóm của bạn có môi trường sống “kém chất lượng” cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đối với môi trường sống của gia đình bạn. Nhiều khả năng tác động đến không khí gia đình, gây nên nhiều ảnh hưởng đối với tinh thần, tính cách, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Làm sao để tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh?
Môi trường sống của trẻ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển về nhân cách, tính cách của mỗi trẻ nhỏ. Chính vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần phải quan tâm và chú ý đến việc tạo dựng, lựa chọn các môi trường sống phù hợp, tích cực cho trẻ.
Để có thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, các bậc phụ huynh nên chú ý để tạo dựng môi trường sống lành mạnh bằng các cách sau:
1. Dành cho trẻ nhiều sự quan tâm
Như đã chia sẻ ở trên, môi trường sống ở gia đình là yếu tố quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đối với trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần phải quan tâm và đầu tư nhiều về khía cạnh này. Cần sắp xếp và dành nhiều thời gian ở bên cạnh trẻ, dành cho trẻ những sự quan tâm, yêu thương, gắn kết.
Trẻ nhỏ khi có được mối quan hệ bền chặt, khăng khít cùng với gia đình sẽ dễ dàng phát triển một cách ổn định, khỏe mạnh về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, cha mẹ đừng ngần ngại dành cho con những sự thương yêu, những lời động viên, chia sẻ để con cảm nhận được rõ tình cảm và sự vui vẻ khi sống cùng các thành viên trong một gia đình.
2. Giữ cho trẻ không gian riêng
Trẻ nhỏ rất cần sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương từ những người thân bên cạnh. Tuy nhiên, dù trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần có những không gian riêng tư nhất định. Vì thế, cha mẹ không nên can thiệp quá mức vào những nhu cầu, sở thích của con trẻ.
Tốt nhất hãy để cho trẻ có cơ hội để được khám phá, tìm tòi về những điều thú vị xảy ra xung quanh cuộc sống. Bằng cách này, trẻ cũng sẽ học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết và hình thành nên những tính cách, tâm lý vững chắc.
Cha mẹ chỉ nên quan sát và hỗ trợ trẻ từ phía sau. Khi nhận thấy trẻ có những hướng đi chưa phù hợp thì hãy nhẹ nhàng khuyên bảo, phân tích và hướng dẫn trẻ. Tuyệt đối không nên cấm cản, bắt ép, ràng buộc trẻ quá mức sẽ khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt, dễ hình thành các suy nghĩ lệch lạc.
3. Lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho trẻ
Môi trường ở trường học có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì thế, khi trẻ đến tuổi đi học, cha mẹ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn ngôi trường phù hợp với trẻ. Khi trẻ đến trường, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều bạn bè, thầy cô hơn, thời gian trẻ sinh hoạt ở trường lớp cũng chiếm phần lớn nên nó có thể tác động rất nhiều đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của trẻ.
Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý nhiều hơn để lựa chọn trường học cho con. Đồng thời cũng cần phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên, nhà trường để nắm được tình hình học tập, hòa nhập của trẻ nhỏ, từ đó sẽ có hướng hỗ trợ và tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt hơn.
4. Dành cho trẻ những lời khen
Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng rất thích nhận được những lời khen ngợi và động viên. Thay vì liên tục la mắng, trách phạt hay sử dụng đòn roi để giáo dục con cái, các bậc phụ huynh hãy nên nhẹ nhàng hơn để khuyên bảo và dạy dỗ trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Trẻ sẽ có thêm những sự nỗ lực và cố gắng nhiều hơn khi nhận được những lời động viên, khen ngợi và tán thưởng từ cha mẹ hoặc người thân của mình. Vì thế, khi trẻ hoàn thành tốt một nhiều vụ nào đó, phụ huynh hãy nên khuyến khích con bằng những lời khuyến khích, tuyên dương.
Hoặc nếu trẻ đạt được một thành tích tốt, hãy dành cho trẻ một phần quà nhỏ dựa theo sở thích của trẻ. Điều này không chỉ giúp trẻ phấn đấu nhiều hơn mà còn tạo cho trẻ một cảm giác gần gũi, thân thuộc với chính cha mẹ, người thân của mình, giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và an tâm khám phá, thử thách thêm nhiều điều thú vị xoay quanh cuộc sống.
Thông tin của bài viết này đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường sống đối với sự phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi để trẻ có thể sinh hoạt và trưởng thành trong môi trường lành mạnh, tích cực, giúp trẻ phát triển một cách ổn định và toàn diện nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- 11 Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả tốt nhất
- 6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
- Vai trò của tâm lý học trong giáo dục và phát triển con người
- 6 phương pháp phát triển não phải cho trẻ em để thông minh từ sớm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!