Nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học và cách cải thiện

Mất tập trung trong giờ học là vấn đề mà nhiều phụ huynh và giáo viên lưu tâm khi theo dõi quá trình học tập của trẻ. Điều này thường xảy ra khi bé không có sự hứng thú với bài học và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra mất tập trung là cách để đưa ra biện pháp hỗ trợ trẻ học tập tốt hơn.

Mất tập trung trong giờ học có phải là bệnh lý?

Mất tập trung trong giờ học không hẳn là dấu hiệu của bệnh lý. Khi trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung vào một vấn đề thường rất thấp và đây là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không cải thiện, phụ huynh nên chú ý hơn.

mất tập trung trong giờ học
Mất tập trung trong học tập là tình trạng phổ biến thường thấy ở trẻ em

Dù mất tập trung thường không được xem là bệnh lý nhưng trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Đây là một tình trạng bệnh lý có liên quan đến rối loạn tổ chức não bẩm sinh. Nếu trẻ thường xuyên xao nhãng, dễ bị phân tâm bởi những yếu tố nhỏ, khó chú ý thì phụ huynh cần quan sát kỹ và đưa trẻ đi thăm khám để loại trừ khả năng này.

Biểu hiện mất tập trung trong giờ học

Mất tập trung trong giờ học là vấn đề nhiều trẻ em gặp phải mà biểu hiện của tình trạng này thường rất rõ ràng, khiến phụ huynh và giáo viên cần chú ý để hỗ trợ trẻ kịp thời.

  • Khó duy trì khả năng chú ý trong học tập
  • Thường xuyên lơ đãng, không lắng nghe giáo viên giảng bài hay đang trực tiếp trò chuyện
  • Khó thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
  • Dễ bị phân tâm bởi các sự việc xung quanh lớp học
  • Thường xuyên quên những bài tập được giao, mất đồ dùng học tập
  • Không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, hay di chuyển liên tục
  • Khó tập trung vào một hoạt động cụ thể và thường bị sao nhãng

Nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân mất tập trung trong học tập, người lớn cần xem xét các yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt của trẻ, chất lượng môi trường học tập và những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của bé. Những yếu tố này đều góp phần làm giảm khả năng chú ý, khiến trẻ dễ dàng bị phân tâm trong quá trình học tập.

1. Thiếu ngủ

Trẻ không ngủ đủ giấc thì không có thời gian để phục hồi năng lượng, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải trong suốt cả ngày. Điều này dẫn đến việc bé khó giữ được sự tỉnh táo và chú ý vào bài học, dễ bị sao nhãng bởi những yếu tố xung quanh. Tình trạng thiếu ngủ thường xảy ra khi có thói quen ngủ muộn và lịch sinh hoạt không ổn định.

nguyên nhân mất tập trung trong giờ học
Trẻ thiếu ngủ sẽ không có tinh thần và năng lượng để tập trung cho việc học

Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn, như suy giảm trí nhớ, khó khăn trong việc học và giảm khả năng giải quyết vấn đề. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cải thiện sự tập trung mà còn giúp trẻ duy trì tinh thần sảng khoái và khả năng học hỏi tốt hơn.

2. Các vấn đề tâm lý

Những vấn đề tâm lý như rối loạn cảm xúc, tăng động giảm chú ý khiến trẻ khó tập trung trong giờ học. Việc đối diện với áp lực từ gia đình, bạn bè cùng tâm lý bất ổn sẽ làm gián đoạn khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức. Các triệu chứng như lo âu, buồn bã khiến trẻ khó duy trì sự chú ý và thường xuyên mơ màng trong lớp học.

Dù không phải lúc nào cũng là nguyên nhân chính, nhưng khi tình trạng sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài mà không được giải quyết, nó có thể trở thành rào cản lớn trong việc học tập của các em.

3. Thiếu động lực học tập

Động lực học tập khiến trẻ cảm thấy hứng thú với việc học và có mục tiêu cụ thể để tập trung tốt hơn. Nếu thiếu đi nó, bé sẽ dễ cảm thấy chán nản, lơ là và không còn hứng thú với bài học. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi các con cảm thấy bài học quá khó, không thấy giá trị của việc học. Thiếu động lực học tập sẽ kéo theo hệ quả là trẻ không chú ý vào bài giảng, dễ bị phân tâm và không hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

trẻ mất tập trung trong giờ học
Không có động lực học tập là nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học ở trẻ em

4. Môi trường học tập

Một không gian học tập yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp học sinh dễ dàng tập trung vào bài học. Ngược lại, nếu môi trường học tập lộn xộn, có quá nhiều yếu tố gây xao nhãng như tiếng ồn, đồ chơi, thiết bị điện tử sẽ làm trẻ rất khó tập trung.

Môi trường học tập không chỉ là yếu tố bên ngoài mà còn liên quan đến cách bố trí không gian học tập tại nhà, trên lớp. Nếu không có sự sắp xếp hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học, bé sẽ ngày càng dễ mất tập trung và khó tiếp thu bài học.

5. Thiếu chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và sự tập trung cho trẻ. Những chất dinh dưỡng quan trọng như omega-3, vitamin B, sắt và kẽm giúp tăng cường chức năng não bộ và khả năng tập trung. Khi trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng này, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, trí não hoạt động kém hiệu quả và khó giữ sự tập trung.

6. Lạm dụng công nghệ

Việc trẻ lạm dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng có chứa trò chơi điện tử đang trở nên phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học. Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị này, não bộ sẽ dần quen với việc tiếp nhận thông tin nhanh, dễ bị phân tâm và không thể tập trung vào các hoạt động học tập đòi hỏi sự chú ý lâu dài.

mất tập trung trong giờ học ở trẻ
Công nghệ phát triển khiến trẻ chú tâm vào điện thoại thay vì học tập

Hơn nữa, lạm dụng công nghệ trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hậu quả như giảm khả năng tập trung, gây căng thẳng và thậm chí ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe tinh thần của trẻ.

Tác hại của việc mất tập trung trong giờ học

Khi không thể chú ý vào bài giảng, trẻ dễ bỏ sót các thông tin quan trọng nên việc hiểu bài không rõ ràng và hiệu suất học tập giảm sút. Dần dần, tình trạng này có thể khiến các bé cảm thấy chán nản, mất hứng thú với việc học và khó theo kịp chương trình giảng dạy trên lớp.

Không chỉ ảnh hưởng đến học tập, mất tập trung còn gây tác động tiêu cực đến kỹ năng xã hội và tâm lý của trẻ. Khi liên tục bị phân tâm và không hoàn thành tốt nhiệm vụ, con dễ trở nên tự ti, cảm thấy bị áp lực bởi kỳ vọng của thầy cô và sự cạnh tranh với bạn bè. Điều này không chỉ làm giảm bớt sự tự tin của trẻ mà còn gây ra lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Cách cải thiện tình trạng mất tập trung trong giờ học

Trẻ em cần có môi trường học tập thuận lợi, sự quan tâm đúng mực từ gia đình và giáo viên, cùng với những biện pháp điều chỉnh lối sống lành mạnh. Việc tạo động lực học tập và hạn chế những yếu tố gây xao nhãng đều có khả năng giúp bé tập trung tốt hơn khi học.

cách cải thiện mất tập trung trong giờ học
Sự hỗ trợ của cha mẹ và giáo viên giúp trẻ tập trung tốt hơn trong học tập
  • Bổ sung thêm sắt: Sắt là khoáng chất giúp cơ thể sản xuất hồng cầu và cung cấp oxy cho não, từ đó cải thiện khả năng tập trung. Bổ sung sắt qua các thực phẩm như thịt đỏ, rau xanh, hải sản, các loại hạt sẽ giúp trẻ duy trì khả năng tập trung và cải thiện hiệu suất học tập.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi đêm giúp đảm bảo não bộ trẻ em được nghỉ ngơi và nạp năng lượng cho ngày học tập mới.
  • Tập thể dục: Vận động thể chất không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn kích thích tuần hoàn máu và tăng cường sự phát triển của não bộ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, cầu lông có thể giúp bé giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần và tăng khả năng tập trung khi ngồi vào bàn học.
  • Tránh xa thiết bị điện tử: Thay vì dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, đọc sách để rèn luyện khả năng tập trung và tránh lệ thuộc vào công nghệ.
  • Duy trì thời khóa biểu hàng ngày: Thời khóa biểu hợp lý giúp trẻ rèn luyện kỷ luật và tạo thói quen học tập hiệu quả. Lịch trình cụ thể còn giúp trẻ biết cách quản lý thời gian, không bị xao nhãng bởi các hoạt động không liên quan để tập trung cải thiện khả năng tổ chức học tập.
  • Áp dụng trò chơi cải thiện tập trung: Những trò chơi như xếp hình, cờ vua, bóng bàn cùng các bài tập rèn luyện trí nhớ đều giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung. Đây là phương pháp giải trí hiệu quả để bé vừa học vừa chơi, từ đó tăng khả năng tư duy và phát triển kỹ năng chú ý.
  • Đơn giản hóa bài tập khó: Khi gặp phải bài tập quá khó, trẻ dễ cảm thấy chán nản và mất tập trung. Thay vào đó, cha mẹ và giáo viên nên giúp con bằng cách chia nhỏ bài tập đơn giản hơn để dễ tiếp cận và tự tin hoàn thành mà không bị áp lực.
  • Dùng thực phẩm cải thiện trí nhớ: Một số thực phẩm như cá hồi, quả óc chó, các loại rau xanh giàu omega – 3 và vitamin nếu được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.

Lưu ý khi chữa mất tập trung trong giờ học ở trẻ em

Phụ huynh và giáo viên có thể áp dụng các phương pháp giáo dục trực tiếp để trẻ rèn luyện sự tập trung và tính kỷ luật. Những phương pháp này không chỉ giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung mà còn tạo ra thói quen học tập lành mạnh về lâu dài.

chữa mất tập trung trong giờ học
Trẻ cần có sự đồng hành của giáo viên và gia đình để cải thiện khả năng tập trung trong học tập
  • Thông cảm với trẻ: Cha mẹ nên tạo một môi trường học tập thoải mái và không gò ép trẻ học liên tục. Để con không cảm thấy áp lực, nên cho bé thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi học và động viên khi mệt mỏi.
  • Học cùng trẻ: Cha mẹ, giáo viên có thể ngồi học cùng để trẻ có thể dễ dàng hỏi khi gặp khó khăn, từ đó cải thiện khả năng tập trung và hiểu bài tốt hơn.
  • Tạo không gian học tập yên tĩnh: Khu vực học tập không bị phân tâm bởi tiếng ồn bên ngoài hay sự va chạm của đồ vật trong lớp học. Dần dần, trẻ có thể học trong môi trường có tiếng ồn nhỏ.
  • Thiết lập thời gian biểu: Người lớn nên thiết lập một lộ trình học tập khoa học, không ép trẻ học quá sức để bé xây dựng thói quen học tập tốt.
  • Tìm phương pháp học tập hiệu quả: Việc áp dụng các phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp trẻ học hiệu quả hơn. Phụ huynh cùng giáo viên có thể tìm kiếm qua Internet hoặc sáng tạo phù hợp để bé nâng cao khả năng tập trung.
  • Kết hợp các phương pháp: Sử dụng trò chơi tư duy, nghe nhạc nhẹ vừa giúp trẻ thư giãn vừa cải thiện khả năng tập trung vào bài học.
  • Lựa chọn trung tâm hỗ trợ uy tín: Nếu cần hỗ trợ thêm, cha mẹ có thể tìm đến các đơn vị chuyên môn như Trung tâm VinaHealth, Trường chuyên biệt Ánh sao, Trung tâm Tâm lý giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam,…. Các trung tâm này sẽ mang đến phương pháp giáo dục hiệu quả để các bé cải thiện tình trạng mất tập trung.

Mất tập trung trong giờ học là một vấn đề đáng lo ngại nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp cải thiện hợp lý. Điều quan trọng là phụ huynh và giáo viên cần sát sao, luôn đồng hành cùng trẻ để giúp các em vượt qua tình trạng đầy thách thức này.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cho trẻ tập viết sớm
Có nên cho trẻ tập viết sớm? Tuổi nào phù hợp?

Cho trẻ tập viết sớm là chủ đề được nhiều chuyên gia giáo dục và phụ huynh thảo luận sôi nổi. Với sự phát triển...

trẻ ngủ hay giật mình là gì
Trẻ ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ ngủ hay giật mình là nỗi lo chung của nhiều bậc cha mẹ khi đang ngon giấc thì một cử động nhỏ cũng khiến...

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Vai trò của tâm lý học trong giáo dục và phát triển con người

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đang ngày càng được đề cao, đặc biệt là trong thời điểm mà học sinh, sinh...

giáo dục kỹ năng chào hỏi cho trẻ 3 - 4 tuổi
Phương pháp giáo dục kỹ năng “chào hỏi” cho trẻ 3 – 4 tuổi

Kỹ năng chào hỏi không chỉ là biểu hiện của sự lễ phép mà còn là nền tảng cho sự phát triển nhân cách và...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort