Giáo dục chuyên biệt là gì? Ưu điểm và hạn chế của mô hình

Giáo dục đặc biệt là chương trình học tập được thiết kế dành riêng cho những trẻ em có khiếm khuyết về thể chất hoặc trí não, chẳng hạn như trẻ khuyết tật, chậm nói, khiếm thính, khiếm thị, tự kỷ,… Vấn đề này hiện nay đang được chú trọng nhưng vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cơ quan ban ngành.

Tìm hiểu về giáo dục chuyên biệt

Giáo dục chuyên biệt (Special Education) là một trong lĩnh vực đặc biệt nhưng không kém phần quan trọng đối với hệ thống giáo dục chung. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là chương trình giáo dục được xây dựng cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt không thể đáp ứng với hệ thống giáo dục bình thường.

giáo dục đặc biệt là gì
Giáo dục chuyên biệt là chương trình học được thiết kế dành riêng cho những trẻ có “nhu cầu” đặc biệt

Thực tế các chương trình giáo dục cho trẻ đặc biệt này đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ  XI tại một số đất nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha .. Theo đó những nhóm trẻ bị câm điếc hay mù thay vì đến lớp học sẽ được tập trung tại nhà thờ để được các sơ hay tu sĩ chăm sóc, giảng dạy. Dần dần hoạt động này được chú trọng hơn, việc xây dựng các môi trường giáo dục riêng bắt đầu được quan tâm.

Đối tượng hướng tới

Các đối tượng có nhu cầu đặc biệt ở đây chính là trẻ chậm hay có thiếu hụt về mặt tinh thần/ thể chất/ cảm xúc và dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển như những đứa trẻ khác. Những đối tượng cụ thể được khuyến khích tham gia chương trình giáo dục chuyên biệt như

  • Trẻ khuyết tật về thần kinh: trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ bại não, trẻ thiểu năng trí tuệ
  • Trẻ khuyết tật về thể chất: trẻ bị khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ tàn tật..

Có thể thấy đặc điểm chung của nhóm trẻ này chính là thiếu hụt một số kỹ năng, khả năng nào đó nên dễ gặp khó khăn trong các môi trường giáo dục bình thường. Chẳng hạn trẻ tự kỷ sẽ học tập rất chậm so với những đứa trẻ khác, không đủ năng lực thể đáp ứng mức nhận thức thấu hiểu khi đến môi trường giáo dục truyền thống.

Không thiếu các trường hợp trẻ khuyết tật, trẻ thiểu năng trí tuệ bị bắt nạt, cô lập nghiêm trọng khi đến trường học cho trẻ bình thường. Mặt khác việc trẻ không thể hòa nhập được, không thể kết bạn, không hiểu thầy cô muốn nói gì cũng ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý, tinh thần nên các chuyên gia cũng khuyến khích các đối tượng này nên tham gia giáo dục chuyên biệt.

Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt

Mục tiêu đầu tiên của giáo dục chuyên biệt được coi như một “mô hình y tế” để “huấn luyện” trẻ về trạng thái bình thường. Tất nhiên, điều này hiện nay hầu như là không thể với các tình trạng như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ. Do đó đây không được coi là biện pháp điều trị mà chỉ giúp can thiệp để giảm tải các khiếm khuyết bị thiếu hụt.

giáo dục chuyên biệt
Giáo dục chuyên biệt hoạt động với mục tiêu tăng cường nhận thức, khả năng hòa nhập cho trẻ với cộng đồng

Một mục tiêu khác mà giáo dục chuyên biệt hướng tới cũng chính là vì tinh thần nhân đạo. Bởi như đã nói, trẻ đặc biệt thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập với cộng đồng. Nhiều trẻ không được đi học sẽ chỉ ở nhà nhưng cha mẹ cũng không biết cách hỗ trợ khiến cho tinh thần, nhận thức của con gặp rất nhiều hạn chế, dù lớn nhưng cũng không biết cách chăm sóc bản thân.

Cuối cùng, một mục tiêu mà giáo dục đặc biệt cũng hướng tới chính là giám sát, quản lý với các đối tượng này. Nguyên nhân xuất phát từ thời điểm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, một số ý kiến tại Phương Tây cho rằng trẻ đặc biệt không có khả năng lao động, không đủ tiêu chuẩn trở thành “người lao động” đồng thời cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức, đạo đức của những đứa trẻ bình thường. Do đó cần tạo ra các môi trường để có thể giám sát các đối tượng này tránh các hệ lụy khác.

Thực tế hiện tại giáo dục chuyên biệt đều hướng tới mục tiêu chung chính là xây dựng một môi trường học tập, phát triển các nhận thức,  kỹ năng cần thiết để vừa giúp trẻ giảm tải mức độ khiếm khuyết đồng thời tăng cường khả năng hòa nhập với cộng đồng để trở thành người có ích cho xã hội, hoặc ít nhất có thể tự chăm sóc cho bản thân ở hiện tại và tương lai.

Nhiệm vụ, chức năng

Dựa vào mục tiêu phát triển chung, có thể xác định nhiệm vụ, chức năng mà giáo dục chuyên biệt hiện nay đang hướng tới chính là

  • Can thiệp các khiếm khuyết mà trẻ đang thiếu hụt về ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc, hành vi hay vận động
  • Bổ sung và phát triển nhận thức cho trẻ đặc biệt để con có thể hiểu và đáp ứng với các thông tin, kỹ năng  cơ bản cần thiết phù hợp với từng năng lực, tình trạng của con
  • Phát triển về ngôn ngữ, giao tiếp để trẻ chủ động thể hiện được các nhu cầu cá nhân và tương tác với những người xung quanh. Chẳng hạn trẻ bị chậm nói phải biết gọi cha mẹ, nói rõ thành lời, chủ động thể hiện được nhu cầu cá nhân hơn
  • Tạo môi trường để trẻ tiếp nhận nền tảng kiến thức, học tập phù hợp với năng lực cá nhân
  • Tạo môi trường để trẻ có thể vui chơi, kết bạn, sinh hoạt an toàn, văn minh
  • Giáo dục chuyên biệt giúp phát hiện sớm các năng lực tiềm ẩn và giúp bé phát huy thế mạnh, bù đắp cho các vấn đề thiếu hụt, từ đó định hướng con đường phát triển tương lai để trở thành người có ích cho xã hội
  • Xây dựng môi trường học tập văn minh, lịch sự, công bằng, từ đó vun đắp về mặt đạo đức, hành vi, tính cách cho trẻ

Ưu/ nhược điểm của giáo dục chuyên biệt

Giáo dục chuyên biệt là một lĩnh vực mới mà không mới. Mới là bởi vì lĩnh vực này luôn cần phải thay đổi, phải phát triển, phải được nghiên cứu từng ngày để mang lại những kết quả mới tích cực cho trẻ. Tuy nhiên bởi nó đã xuất hiện từ lâu đời với rất nhiều vấn đề tồn đọng chưa thể giải quyết nên cũng được coi là một lĩnh vực cũ,

Thống kê gần đây đã cho kết quả về tỷ lệ trẻ đặc biệt như tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ thiếu năng trí tuệ hay gặp các khiếm khuyết về thể lý khác vẫn có xu hướng gia tăng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo dục chuyên biệt ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ phụ huynh nói riêng và các đơn vị giáo dục nói chung.

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh giáo dục chuyên biệt, bao gồm cả những ưu điểm và các khía cạnh còn tồn đọng khiến nhiều người còn ái ngại khi tham gia vào lĩnh vực này. Cụ thể

Ưu điểm

Cần hiểu rằng, tình trạng và năng lực của mỗi trẻ đặc biệt là hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như cùng là trẻ chậm phát triển trí tuệ nhưng có trẻ có chỉ số IQ là 65 nhưng trẻ khác lại chỉ có IQ 50 thì mức độ ghi nhớ và hiểu của con sẽ khác; hay dù là cùng nhóm trẻ tự kỷ nhưng có trẻ gặp khó khăn trong học tập nhưng lại có nhóm trẻ tự kỷ thiên tài có thể ghi nhớ 1 cuốn sách chỉ sau một lần thấy.

ưu điểm của giáo dục đặc biệt
Trẻ đặc biệt được tham gia giáo dục chuyên biệt có nhiều cơ hội phát triển và thay đổi cuộc sống chính mình

Giáo dục truyền thống không thể chỉ tập trung phát triển hay can thiệp cho 1 đứa trẻ nhưng giáo dục chuyên biệt sẽ làm được điều này. Trẻ đặc biệt thường sẽ được bác sĩ, chuyên gia, các giáo viên yêu cầu làm các bài test kiểm tra năng lực để tiện xếp lớp cũng như xây dựng lộ trình can thiệp thích hợp nhất, đáp ứng đúng với khả năng của con.

Mặt khác, những trẻ đặc biệt cũng có thể được thiết kế mô hình giáo dục 1:1 nghĩa là 1 cô, 1 trò để đảm bảo việc tăng cường nhận thức hay các kỹ năng khác đạt kết quả tốt nhất. Những đối tượng như trẻ bị khiếm thính, trẻ tự kỷ, trẻ tăng động rất khó tập trung và theo kịp các bạn bè khác nếu học trong môi trường chung vì thế giáo dục cho nhóm đối tượng này sẽ được chú trọng thực hành cá nhân.

Một ưu điểm chính khác lý giải vì sao phụ huynh nên cho trẻ tham gia giáo dục chuyên biệt thay vì chỉ giáo dục tại nhà chính là để con tiếp thu nhập thức có hiệu quả nhất. Phụ huynh dù yêu thương con đến đâu nhưng không đủ chuyên môn sẽ rất khó để kiểm soát các cảm xúc hay hành vi bất thường của con, khó đưa con vào khuôn khổ hoàn toàn, khả năng tiếp thu thông tin cũng sẽ chậm hơn.

Trong khi đó giáo dục đặc biệt sẽ có đội ngũ giáo viên riêng đã được đào tạo về năng lực, biết cách làm thế nào để thu hút sự chú ý và tập trung của trẻ, làm thế nào để điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của con. Bởi thế trẻ sau khi được tham gia giáo dục chuyên biệt thường có sự thay đổi rất tích cực cả về cảm xúc, hành vi, nhận thức hay cách giao tiếp.

Đồng thời chính các thầy cô giáo tại đây sẽ làm người có thể tìm thấy và phát huy năng lực cá nhân của riêng mình. Chẳng hạn như một số trẻ bị điếc nhưng con có giác quan thứ 6 cực nhạy bén hay trẻ tự kỷ có thể vẽ cực đẹp, có khả năng ghi nhớ mọi thứ chỉ trong nháy mắt. Phát triển các năng lực này chính là tiền đề để bù đắp các khía cạnh thiếu hụt khác, tăng khả năng trẻ có thể độc lập ở tương lai thay vì phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Mặt khác thì các đơn vị thực hiện giáo dục đặc biệt hiện nay cũng rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, không gian để trẻ có thể học tập và vui chơi phù hợp. Nhiều phụ huynh vì lo lắng con ra ngoài sẽ nguy hiểm, sợ không kiểm soát được con nên đây cũng là cơ hội để trẻ có thể thỏa thích vui chơi, vận động như những đứa trẻ bình thường.

Giáo dục chuyên biệt còn tạo điều kiện để những trẻ có khiếm khuyết có thể kết bạn, tăng cường giao tiếp – điều mà các môi trường giáo dục truyền thống đôi khi không thể làm được. Trẻ dù thuộc bất cứ đối tượng nào cũng cần được bầu bạn, được chia sẻ để thỏa mãn các nhu cầu về mặt tâm lý.

Nhược điểm

Tất nhiên, so với giáo dục truyền thống, giáo dục chuyên biệt còn rất nhiều nhược điểm và các vấn đề bất cập khác chưa được giải quyết. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân khiến nhiều trẻ đặc biệt, trẻ khuyết tật hiện nay vẫn chưa được tham gia giáo dục mà chỉ sinh hoạt, can thiệp tại nhà. Và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của con.

giáo dục chuyên biệt có bất cập gì?
Vẫn còn rất nhiều hạn chế trong môi trường giáo dục chuyên biệt

Nhược điểm lớn đầu tiên chính là chi phí để tham gia giáo dục chuyên biệt khá cao, tuy nhiên lại không đảm bảo chắc chắn rằng lúc nào cũng có hiệu quả. Đây là một thực tế không thể phủ nhận bởi có rất nhiều trẻ dù được cha mẹ gửi gắm, đăng ký tại các trung tâm giáo dục đặc biệt lớn nhưng một thời gian sau con vẫn không biết nói, không có các phản ứng tích cực như mong đợi, nhưng lại cũng không thể trách được bởi ai cũng hiểu rõ giáo dục trẻ đặc biệt khó khăn thế nào.

Mặt khác cho dù mục tiêu của giáo dục chuyên biệt là giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, tuy nhiên vô hình trung lại có thể giới hạn trẻ chỉ nằm trong giới hạn của những người có cùng tình trạng. Nhiều trẻ chỉ tiếp xúc với những trẻ tự kỷ, trẻ thiểu năng, cùng sinh hoạt, vui chơi hay làm việc cũng trong môi trường này thì cũng không thể nào trở nên tự tin khi hòa nhập với cộng đồng bình thường.

Ở nhiều trẻ quá trình tham gia giáo dục đặc biệt chỉ là một giai đoạn ngắn để bổ sung các đặc điểm bị thiếu hụt, chẳng hạn trẻ chậm nói đơn thuần sau khi đã ổn định được về ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp vẫn có thể theo học tại các môi trường bình thường. Những rõ ràng lúc này trẻ cũng lại phải học cách hòa nhập với giáo dục truyền thống từ đầu chứ không thể thích ứng ngay.

Tỷ lệ các tình trạng trẻ đặc biệt gia tăng đồng nghĩa với việc các trung tâm, trường lớp về giáo dục chuyên biệt cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên trong số đó không có ít các đơn vị là tự phát , không có sự hỗ trợ chuyên môn từ chuyên gia, bác sĩ. Các chương trình can thiệp nếu được xây dựng từ những người không có chuyên môn và được thực hiện cảm tính sẽ không thể có hiệu quả đồng thời còn tốn kém nhiều thời gian và chi phí.

Cho dù chi phí cho trẻ tham gia giáo dục đặc biệt cao, các đối tượng này cũng được công nhận là trẻ khuyết tật nhưng lại vẫn chưa có các chính sách hỗ trợ về y tế hay giáo dục cho con. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn hầu như không được tiếp nhận giáo dục phù hợp.

Một bất cập khác cũng có thể thấy rõ trong lĩnh vực này chính là hiện tại nguồn nhân lực đáp ứng cho các nhu cầu giáo dục và chăm sóc trẻ đặc biệt đang thiếu hụt nghiêm trọng. Cho dù mức lương trung bình của các giáo viên chuyên biệt cao hơn với các lĩnh vực giáo dục khác nhưng thực tế hoàn toàn không là gì so với những gì mà thầy cô đã cống hiến.

Thời gian để hoàn thành các chương trình giáo dục cho trẻ đặc biệt cũng không thể xác định được. Có trường hợp trẻ chỉ cần tham gia một thời gian ngắn nhưng cũng có trường hợp trẻ phải theo học lâu dài, thậm chí là suốt đời để mang đến những thay đổi tích cực. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như tình trạng trẻ, biện pháp giáo dục..

Để có thể trở thành một giáo viên trong lĩnh vực này không chỉ đòi hỏi về chuyên môn mà còn là về đạo đức, tâm huyết, sự kiên nhẫn mà còn là tình yêu với nghề, với trẻ. Có vô vàn những khó khăn những khó khăn, thử thách, áp lực đặt ra với những người làm công việc giáo dục cho cho trẻ đặc biệt khiến cho rất nhiều giáo viên còn e ngại chưa dám “dấn thân” vào chuyên môn này.

Với những vấn đề bất cập này đòi hỏi phải có sự quan tâm, giải quyết từ các đơn vị giáo dục có thẩm quyền. Mặc dù thực tế, trong những năm gần đây, lĩnh vực này đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn nhưng vẫn còn vô vàn các khó khăn còn tồn đọng chưa biết đến bao giờ mới có thể giải quyết hoàn toàn.

Một số vấn đề phụ huynh cần lưu ý về giáo dục chuyên biệt

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giáo dục chuyên biệt với đại đa số các tình trạng trẻ đặc biệt, trẻ khuyết tật. Con khi được tham gia giáo dục đúng cách sẽ có nhận thức tốt hơn, hành vi ứng xử tốt hơn, biết cách ứng xử, có thể tự chăm sóc cho bản thân, hạn chế được các hành vi tiêu cực khác. Và quan trọng hơn đây chính là tiền đề quan trọng để con có thể phát triển một cách độc lập hơn ở tương lai.

giáo dục chuyên biệt là gì
Phụ huynh cần tìm được các đơn vị giáo dục chuyên biệt uy tín, có tâm để giúp trẻ có môi trường phát triển tốt nhất

Tuy nhiên như đã phân tích, vẫn có rất nhiều các vấn đề bất cập trong lĩnh vực này đòi hỏi phụ huynh cần vận dụng đúng cách. Cụ thể một số lưu ý mà phụ huynh nên xem xét nếu cần cho trẻ tham gia giáo dục đặc biệt như

  • Thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng, mức độ của trẻ để có hướng giáo dục phù hợp. Không phải đơn vị nào cũng đủ chuyên môn để thăm khám chính xác về mức độ nhận thức hay tình trạng của con nên cần đến bệnh viện để làm đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra chi tiết hơn
  • Tìm hiểu kỹ về các đơn vị giáo dục chuyên biệt trước khi gửi gắm trẻ, đảm bảo đã được cấp phép hoạt động từ các đơn vị có thẩm quyền chứ không phải các đơn vị tự phát
  • Các trung tâm uy tín sẽ luôn đưa ra lộ trình can thiệp rõ ràng, có ghi chép chi tiết về quá trình học tập, những thay đổi của trẻ, những kỹ năng mới để phụ huynh có thể theo dõi về sự phát triển của con mỗi ngày
  • Một số đơn vị giáo dục chuyên biệt có các chương trình học bán trú hay nội trú, tuy nhiên theo các chuyên gia, phụ huynh không nên hoàn toàn phụ thuộc vào đây. Trẻ dù thuộc bất cứ tình trạng nào cũng rất cần có sự quan tâm, chăm sóc, đồng hành từ cha mẹ nên nếu thiếu vắng tình cảm của gia đình sẽ không thể nào mang đến những thay đổi tích cực toàn diện
  • Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp điều trị, chăm sóc trẻ theo chỉ định của bác sĩ và các chuyên gia
  • Phụ huynh cần trực tiếp tham gia vào quá trình hỗ trợ, giáo dục trẻ đặc biệt thông qua các liệu pháp tại nhà, các buổi sinh hoạt, vui chơi phù hợp với lứa tuổi. Hãy luôn cố gắng duy trì thái độ tích cực, sự kiên nhẫn để thấy rõ sự thay đổi tích cực mỗi ngày từ con

Giáo dục chuyên biệt thực sự là một lĩnh vực quan trọng để những trẻ đặc biệt có cuộc sống, định hướng tốt hơn không chỉ ở hiện tại và tương lai. Hy vọng rằng trong thời gian sắp tới, những khó khăn mà giáo dục chuyên biệt đang phải đối mặt sẽ được khắc phục để tất cả mọi đứa trẻ dù thuộc tình trạng nào cũng được tiếp cận với nền giáo dục công bằng, hiện đại, văn minh nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ ngủ hay giật mình là gì
Trẻ ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ ngủ hay giật mình là nỗi lo chung của nhiều bậc cha mẹ khi đang ngon giấc thì một cử động nhỏ cũng khiến...

tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học
Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Hiểu để giúp con sớm hoà nhập

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học gặp phải nhiều vấn đề như lo lắng khi phải xa cha mẹ và cảm giác...

cho trẻ tập viết sớm
Có nên cho trẻ tập viết sớm? Tuổi nào phù hợp?

Cho trẻ tập viết sớm là chủ đề được nhiều chuyên gia giáo dục và phụ huynh thảo luận sôi nổi. Với sự phát triển...

Phân biệt ADHD và ADD ở trẻ
Phân biệt chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và giảm chú ý (ADD) ở trẻ

Tăng động giảm chú ý và giảm chú ý ở trẻ là những vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình đang phải đối mặt....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort