Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Các thực phẩm thiết yếu mẹ cần biết

Bên cạnh các biện pháp can thiệp, hỗ trợ chuyên khoa dành cho trẻ chậm nói thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần biết trẻ chậm nói nên bổ sung những thực phẩm gì để thiết lập tốt chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ nhỏ.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ chậm nói

Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng và đóng vai trò chủ chốt đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ, trong đó có ngôn ngữ. Đặc biệt với thực trạng hiện nay, tỷ lệ trẻ nhỏ bị chậm nói, rối loạn ngôn ngữ ngày càng diễn ra phổ biến.

Chậm nói là tình trạng mà trẻ nhỏ có mốc phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Trong thực tế, chậm nói đôi lúc chỉ là một trong các tình trạng bình thường của trẻ nhỏ và nó sẽ tự cải thiện tốt sau khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp, chậm nói có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được can thiệp càng sớm càng tốt.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm nói.

Trẻ chậm nói có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như ảnh hưởng từ môi trường sống, cách dạy dỗ của bố mẹ, thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc cũng có liên quan đến các vấn đề về khả năng nghe, các hoạt động của lưỡi, cơ hàm,…Đặc biệt hơn, chậm nói cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng tự kỷ, bại não, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của các chuyên gia thì chậm nói ở trẻ nhỏ cũng có thể liên quan đến yếu tố dinh dưỡng trong và sau thai kỳ. Việc thiếu hụt dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ khiến cho bào thai chậm phát triển, từ đó làm hạn chế hoạt động của não bộ và gây nên nhiều sự khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, axit folic chính là một trong các hoạt chất có sự ảnh hưởng lớn đối với khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của mỗi trẻ nhỏ. Mặc dù đây không phải là yếu tố chủ chốt nhưng nó cũng góp phần quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, giúp trẻ có thể nâng cao kỹ năng học hỏi, giao tiếp bằng lời nói.

Chính vì thế, bên cạnh việc can thiệp cho trẻ chậm nói bằng các biện pháp điều trị chuyên khoa thì các ông bố bà mẹ cũng cần chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có thể dễ dàng thiết lập thực đơn ăn uống phù hợp với từng tình trạng trẻ khác nhau.

Trẻ chậm nói nên bổ sung thực phẩm thiết yêu gì?

Trong thực tế thì chế độ dinh dưỡng của trẻ chậm nói không quá khắt khe, trẻ vẫn có thể sử dụng thoải mái hầu hết các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu muốn giúp trẻ chậm nói cải thiện tốt khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và học tập hiệu quả thì các ông bố bà mẹ nên chú ý tăng cường các loại thực phẩm thuộc các nhóm sau đây:

1. Thực phẩm giàu Omega-3

Thực phẩm chứa nhiều Omega-3 chính là câu trả lời phù hợp với thắc mắc “Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?”. Omega-3 là một loại chất béo quan trọng và luôn cần thiết đối với sức khỏe của mỗi con người. Trong nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cũng đã chứng minh được lợi ích của omega-3 đối với trẻ chậm nói.

Theo đó, cơ thể của chúng ta không khả năng tự tổng hợp và sản xuất ra Omega-3 nên cần được bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu là từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Vì thế, để giúp trẻ chậm nói cải thiện tốt hơn, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu Omega-3 để bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Các thực phẩm giàu Omega-3 giúp ích rất nhiều cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ hàm lượng Omega-3 cần thiết thì sẽ giúp cho hoạt động của não bộ được cải thiện hiệu quả hơn, từ đó gia tăng chỉ số IQ, phát triển nhận thức tốt cho trẻ. Đồng thời, trẻ cũng sẽ ghi nhớ và tập trung cao hơn, nhờ thế mà quá trình phục hồi và phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng trở nên dễ dàng.

Một số loại thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho trẻ chậm nói như:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá bơn, cá ngừ, cá thu,…
  • Trứng cũng là một loại thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng Omega-3. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cùng nên bổ sung với mức độ vừa phải, ăn tối đa 5 lần trong tuần.
  • Các loại hạt như hạt bí đỏ, hạt mè, hạt hướng dương giàu Omega-3 và sắt, kẽm có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Các loại rau lá xanh như súp lơ, bắp cải, rong biển, rau dền,….
  • Omega-3 cũng có nhiều trong sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa.

2. Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic hay còn được biết đến với tên folic hay vitamin B9 là một trong các loại vitamin luôn cần thiết đối với cơ thể của mỗi con người. Loại chất này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình tạo ra hồng cầu và có sự tác động lớn đối với quá trình tổng hợp tổng hợp DNA và RNA.

Bên cạnh đó, Axit folic còn góp phần lớn trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Việc thiếu hụt loại chất này sẽ gây nên nhiều cản trở và khó khăn cho việc học tập, tiếp thu, trí nhớ và sự phát triển trí não của trẻ.

Đặc biệt là trong quá trình mang thai, nhu cầu được bổ sung Axit folic của phụ nữ sẽ tăng gấp 4 lần so với bình thường. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu không được đảm bảo tốt nguồn dinh dưỡng cần thiết sẽ gây nên các dị tật ở thai nhi, đặc biệt là dị tật ống thần kinh.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Axit folic (vitamin B9) có nhiều trong các loại đậu, trái cây, rau củ,…

Do đó, để phòng tránh và giúp cải thiện tốt tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ, ngay từ khi mang thai hoặc có dự định mang thai, chị em phụ nữ cần xây dựng tốt chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đảm bảo hàm lượng Axit folic được cung cấp vào cơ thể. Cụ thể một số loại thực phẩm giàu Axit folic nên bổ sung như:

  • Súp lơ, bắp cải là các thực phẩm hàng đầu chứa nhiều vitamin B9 cùng các loại dưỡng chất bổ ích khác. Loại thực phẩm này dễ tiêu, không gây phản ứng phụ và có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ăn khác nhau.
  • Các loại nấm không chỉ có chứa nhiều Axit folic mà còn giàu khoáng chất, vitamin, protein, acid amin, canxi, đồng, sắt,….
  • Đậu và các loại cây họ đậu cùng là lựa chọn phù hợp đối với trẻ chậm nói. Cha mẹ có thể cân nhắc để bổ sung đậu trắng, đậu hà lan, đậu lăng, đậu nành vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ để giúp trẻ gia tăng sức khỏe, phát triển tốt hơn.
  • Trái cây giàu Axit folic và có thể sử dụng được cho hầu hết mọi đối tượng khác nhau. Phụ huynh có thể cho trẻ ăn dưa hấu, chuối, bưởi, cam, chanh, cà chua,…có thể ăn hoa quả tươi hoặc làm nước ép, sinh tố đều rất ngon.

3. Thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin A luôn cần thiết và quan trọng đối với hoạt động miễn dịch của con người. Chất dinh dưỡng này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và có chứa nhiều trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Đối với trẻ nhỏ, vitamin A có vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng, phát triển toàn diện. Bên cạnh việc giúp gia tăng hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng thì loại vitamin này còn có khả năng bảo vệ và gia tăng hoạt động của giác mạc, thị giác.

Trẻ chậm nói thường dễ bị thiếu hụt loại chất dinh dưỡng này nên dễ bị viêm nhiễm, cơ thể thường xuyên mệt mỏi hoặc thậm chí xuất hiện các vấn đề bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng nghe, nhìn và nói ở trẻ. Vì thế, trẻ nhỏ cần được bổ sung và cân bằng tốt hàm lượng vitamin A được cung cấp vào cơ thể để giúp trẻ phát triển vượt trội cả về ngôn ngữ, thể chất, tinh thần.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Vitamin A có vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng, phát triển toàn diện.

Để bổ sung vitamin A cho trẻ chậm nói, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các loại thực phẩm sau:

  • Gan bò được xem là thực phẩm giàu vitamin A và bổ dưỡng nên bổ sung cho trẻ nhỏ. Trong khoảng 85g gan bò sẽ có chứa 6.582 microgam (mcg) vitamin A. Ngoài ra, gan bò còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng và protein giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của con người.
  • Dầu gan cá không chỉ tốt cho trẻ chậm nói mà còn có khả năng tốt trong việc chống viêm, bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, ngăn ngừa trầm cảm.
  • Cà rốt có chứa nhiều vitamin A và beta carotene, chất xơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, hỗ trợ hiệu quả cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón.
  • Bông cải xanh có nguồn vitamin A dồi dào rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại thực phẩm quen thuộc này có chứa nhiều vitamin C và vitamin K với những công dụng tuyệt vời.
  • Một số loại trái cây như xoài, dưa lưới, mơ khô, ớt chuông, cà chua cũng có chứa rất nhiều vitamin A.

4. Thực phẩm giàu protein

Protein là một trong các nguồn dinh dưỡng cần thiết nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ chậm nói. Chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả đối với hoạt động của não bộ, giúp cơ thể được vận động đúng tần suất, đảm bảo chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Nếu trẻ nhỏ bị thiếu hụt protein sẽ khiến cho cơ thể và não bộ dần bị đình trệ, các hoạt động bị cản trở, trẻ khó có thể tập trung và ghi nhớ tốt, từ đó không thể phát triển hiệu quả về ngôn ngữ. Vì thế, khi được bổ sung đầy đủ hàm lượng protein phù hợp với thể trạng, cơ thể sẽ được cung cấp nguồn năng lượng tích cực, gia tăng các hoạt động thể chất, tinh thần.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Nên bổ sung protein cho trẻ chậm nói qua các loại thịt, hạt, cá, hải sản, trứng,…

Nhờ đó mà các hoạt động hàng ngày của trẻ trở nên linh hoạt hơn, trẻ cũng gia tăng sự hứng thú và có thêm nhiều nguồn năng lượng để khám phá, tìm tòi những thứ thú vị xoay quanh cuộc sống. Chính vì thế mà trẻ nhỏ sẽ dần có thêm nhu cầu được chia sẻ, tương tác, giao tiếp bằng lời nói nhiều hơn.

Các bậc phụ huynh nên chú ý cung cấp protein cho trẻ chậm nói bằng các loại thực phẩm sau đây:

  • Trứng có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất béo lành mạnh và giàu protein mang lại nhiều lợi ích đối với não bộ và toàn bộ cơ thể.
  • Hàm lượng protein trong ức gà rất cao, cụ thể  là trong một ức gà nướng không da sẽ chứa khoảng 53g protein.
  • Hạnh nhân không chỉ có chứa nhiều protein mà còn có vitamin E, chất xơ, magie, mangan rất cần thiết cho cơ thể.
  • Thịt nạc bò rất phù hợp cho những trẻ chậm nói đang thiếu hụt protein, sắt, vitamin B12.

5. Thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie,…có trong thực phẩm cũng mang đến nhiều tác dụng tốt đối với quá trình cải thiện và phát triển ngôn ngữ ở trẻ chậm nói. Nếu trẻ nhỏ không được cung cấp đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng này thì trẻ sẽ có nhiều nguy cơ hình thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn vận động, trí tuệ và cả ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi,…cũng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ chậm nói.

Tùy vào nhu cầu của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể cân nhắc để lựa chọn và xây dựng thực đơn bổ sung qua các thực phẩm như:

  • Canxi: Trứng gà, các loại hải sản (tôm, cua, mực, ghẹ,…), sữa hoặc các sản phẩm được chế biến từ sữa.
  • Sắt: Đậu nành, hến, nấm, những loại thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu,…),…
  • Kẽm: Trứng, cá, thịt bò, sữa,…

Một số lưu ý khi bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? là vấn đề nan giải của rất nhiều bậc phụ huynh. Bên cạnh việc hiểu và nắm rõ các loại thực phẩm cần cung cấp cho trẻ chậm nói thì các ông bố bà mẹ cũng nên quan tâm và chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Cần lựa chọn các loại thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh lạm dụng hoặc bổ sung quá nhiều một loại dưỡng chất để tránh gây nên tình trạng mất cân bằng.
  • Hạn chế việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm giàu calories để không làm tác động tiêu cực đến trọng lượng cơ thể của trẻ.
  • Cha mẹ nên thay đổi linh hoạt các loại thực phẩm hàng ngày để trẻ cảm thấy thích thú và tránh việc chán ăn.
  • Đồng thời hãy tăng cường bổ sung những loại hoa quả, rau củ để gia tăng hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh việc cho trẻ dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đông lạnh hoặc các món ăn chứa quá nhiều gia vị.
  • Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, trẻ nhỏ cũng nên uống nhiều nước, bổ sung nước qua các loại nước ép trái cây để tăng cường vitamin.
  • Dạy trẻ cách ăn tốt, cụ thể như ăn đúng giờ, không bỏ thừa thức ăn, cắn nhỏ từng miếng khi ăn và nhai kỹ thức ăn để tiêu hóa tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?”. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để nhận được những lời khuyên hữu ích, từ đó có thể dễ dàng lựa chọn và thiết lập thực phẩm ăn uống phù hợp cho trẻ chậm nói.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói: Khi nào cần can thiệp?

Trẻ gần 30 tháng tuổi là giai đoạn phát triển vượt trội về mọi khía cạnh, kể cả ngoại hình, tính cách và ngôn ngữ....

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) và các phương pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của căn bệnh này đó...

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ: Nguyên nhân, chăm sóc & phòng ngừa

Rối nhiễu tâm lý là một trong các tình trạng bị lệch lạc về sức khỏe tâm thần thường xảy ra ở trẻ em, đặc...

phát triển toàn diện của trẻ em
Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em? Cần chuẩn bị những gì?

Sự phát triển toàn diện của trẻ em được thể hiện trên các khía cạnh như đạo đức, trí tuệ, thể chất, tinh thần, và...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort